Liều dùng, cách dùng của vitamin K2

Rate this post

Vitamin K2 có vai trò quan trọng đối với cơ thể từ xương khớp đến tim mạch. Tuy nhiên việc bổ sung liều lượng bao nhiêu, cách dùng thế nào không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây giúp mọi người biết cách dùng vitamin K2 hiệu quả.

Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng của vitamin K2

Vitamin K2 còn được gọi là menaquinone thuộc nhóm vitamin K, là vitamin tan trong dầu nên dễ hấp thu khi vào trong cơ thể chúng ta. Vitamin K2 có tác dụng ngăn ngừa các biến cố tim mạch, giảm tình trạng loãng xương ở người lớn và giúp cho xương của trẻ em phát triển tốt nhất. Vậy để giúp cho cơ thể hấp thu vitamin K2 ra sao, bài viết sau đây sẽ giúp cho mọi người biết được cách dùng và liều lượng cũng như nhận biết tác dụng phụ của vitamin K2.

Liều dùng vitamin K2

Liều dùng, cách dùng của vitamin K2

Vitamin K2 gồm 2 dạng chính là MK-4 và MK-7, trong đó MK-7 có sinh khả dụng và khả năng hấp thu cao hơn và có thời gian bán thải kéo dài 72 giờ.

Liều lượng vitamin K2 sẽ không giống nhau với từng đối tượng người dùng. Các chỉ số dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc trên nhãn của thực phẩm bổ sung.

Do vitamin K2 còn chưa phổ biến nên hiện nay chưa có liều khuyến cáo hằng ngày (RDI) [1]. Chỉ có số liệu của các nhà nghiên cứu thực hiện trên các tình nguyện viên hoặc bệnh nhân mắc bệnh cần phải bổ sung vitamin K2. Nếu liều lượng của bạn khác với số liệu nêu ra, bạn không được tự ý thay đổi phải có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Có 2 cách bổ sung vitamin K2 là dạng viên uống hoặc dạng xịt.

Đối với dạng bào chế là viên uống:

Người lớn:

– Đã có 19 thử nghiệm ngẫu nhiên cho thấy sự cải thiện mật độ xương ở phụ nữ mãn kinh bị loãng xương được bổ sung MK-4 ở mức 45–90 mg/ngày hoặc MK- 7 ở 180 mcg/ngày [2].

– Tiến sĩ Miriam Ferrer khuyến cáo liều lượng vitamin K2 hằng ngày ở người trưởng thành: 100 đến 300 mcg/ngày [3].

Trẻ em: không khuyến cáo sử dụng vitamin K2 dạng viên uống

Đối với dạng bào chế là chai xịt:

Trên thị trường hiện tại có dạng xịt Vitamin K2 MK-7 (Keovon Spray) phù hợp với trẻ em và người lớn. Mỗi nhát xịt chuẩn 0,2ml có chứa: 18,75mcgitamin K2. Khi xịt vào khoang miệng, vitamin sẽ hấp thu qua mao mạch dưới lưỡi trực tiếp vào vòng tuần hoàn mà không chịu ảnh hưởng của đường tiêu hóa.

Người lớn phòng ngừa và điều trị loãng xương: Ngày xịt 4 lần vào sáng trưa tối và trước khi đi ngủ, mỗi lần 1 nhát xịt

Trẻ em bổ sung chiều cao :

– Trẻ em từ 3 – 6 tuổi: Ngày xịt 1 lần, mỗi lần 1 nhát xịt.

– Trẻ em từ 7 – 9 tuổi: Ngày xịt 2 lần, mỗi lần 1 nhát xịt.

– Trẻ từ 10 – 18 tuổi: Ngày xịt 3 lần, mỗi lần 1 nhát xịt.

– Trẻ dưới 3 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Cách dùng vitamin K2

Liều dùng, cách dùng của vitamin K2

Vitamin K2 là một loại vitamin tan trong dầu, do đó để vitamin K2 hoạt động tốt nhất nên uống sau bữa ăn, đặc biệt là các bữa ăn giàu chất béo. Vì vậy, chỉ cần sử dụng vitamin K2 sau bữa ăn, uống vitamin K2 sáng hoặc tối đều được, tùy theo thói quen sinh hoạt và sắp xếp thời gian của mỗi người.

Trong các trường hợp điều trị bệnh chúng ta cần tiếp cận tới thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Bạn nên tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để sử dụng vitamin K2 một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

Lưu ý khi sử dụng vitamin K2

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Saga Lab của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Liều dùng, cách dùng của vitamin K2

Hiện tại chưa ghi nhận tác dụng phụ nào khi dùng vitamin K2 bằng đường uống hoặc xịt. Vitamin K2 tương đối an toàn với mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên nếu cơ thể bạn có phản ứng dị ứng nào thì bạn nên lập tức báo cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi và điều trị.

Vitamin K2 và một số tương tác thuốc như sau :

– Warfarin và các thuốc chống đông máu tương tự: Vitamin K2 có thể có tương tác nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy hiểm với thuốc chống đông máu. Cụ thể như warfarin, phenprocoumon, acenocoumarol và tioclomarol,… dẫn đến sự suy giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K2. Bạn không nên dùng các loại thuốc này với nhau trừ khi có sự can thiệp của bác sĩ và được theo dõi chặt chẽ

– Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn sản xuất vitamin K2 trong ruột, có khả năng làm giảm chức năng của vitamin K2. Thường không cần bổ sung vitamin K2 , trừ khi lượng vitamin K2 bị thiếu hụt khi sử dụng kháng sinh kéo dài.

– Orlistat: Orlistat là một loại thuốc giảm cân, thuốc làm giảm sự hấp thu của cơ thể đối với chất béo trong chế độ ăn uống và cũng có thể làm giảm sự hấp thu của các vitamin tan trong chất béo (vitamin K2). Sau ăn nên uống liền vitamin K2 và cách 2-3 giờ để sử dụng Orlistat.

Bổ sung vitamin K2 có cần thiết không?

Việc thiếu hụt vitamin K2 dẫn đến các tình trạng như loãng xương, các biến cố tim mạch khi thiếu vitamin K2 để chuyển hóa canxi. Vì vậy việc bổ sung vitamin K2 thật sự cần thiết cho cơ thể. Các chuyên gia cho rằng, bổ sung vitamin K2 thông qua chế độ ăn uống là cách tốt nhất để cơ thể có đầy đủ vitamin K2. Các thực phẩm có chứa vitamin K2 [4]:

– Đậu nành lên men: Đây là món ăn truyền thống và rất nổi tiếng ở Nhật Bản

– Dưa cải lên men

– Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là các loại phô mai cứng

– Gan và các loại mỡ nội tạng khác

– Thịt bò

– Thịt lợn

– Lòng đỏ trứng

– Thịt các loại cá béo chẳng hạn như cá hồi, cá thu.

Hy vọng bài viết trên đã cho mọi người biết thêm thông tin cần thiết về việc sử dụng vitamin K2 cho bản thân. Mong mọi người sử dụng vitamin K2 hợp lý và nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để tăng hiệu quả sử dụng.

Nguồn: NCBI

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Tại sao cần bổ sung vitamin K2 cho trẻ

>>>>> Các loại vitamin D3 K2 tốt trên thị trường

Liều dùng, cách dùng của vitamin K2

>>>>>Xem thêm: Top 15 viên uống bổ não cho người già được chuyên gia khuyên dùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *