I-ốt đóng vai trò quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon, điều chỉnh quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Thế nhưng, bạn có chắc mình đã được cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để biết liều lượng, cách dùng i ốt hợp lý, hiệu quả
Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng Iodine (I ốt) an toàn hiệu quả
Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu i-ốt bằng cách ăn uống đa dạng, bao gồm các thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, sữa chua, rong biển,…hoặc đơn giản, phổ biến nhất là sử dụng muối i-ốt đều đặn trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên thêm nhiều muối vào thức ăn vì ăn mặn quá cũng không tốt cho sức khỏe. Để bổ sung i-ốt hiệu quả nhất, bạn nên biết lượng khuyến nghị i-ốt trung bình của mình là bao nhiêu, từ đó điều chỉnh các nguồn thực phẩm giàu i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày một cách hợp lý.
Contents
Liều dùng Iodine (I-ốt) theo từng độ tuổi
Lượng i-ốt bạn cần mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi. Lượng khuyến nghị trung bình hàng ngày được liệt kê dưới đây tính bằng microgam (mcg).
Giai đoạn trong đời |
Lượng i-ốt đề xuất |
Sơ sinh đến 6 tháng |
110 mcg |
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng |
130 mcg |
Trẻ em 1-8 tuổi |
90 mcg |
Trẻ em 9–13 tuổi |
120 mcg |
Thanh thiếu niên 14–18 tuổi |
150 mcg |
Người lớn |
150 mcg |
Phụ nữ mang thai |
220 mcg |
Phụ nữ cho con bú |
290 mcg |
Thiếu iốt gây tác hại nghiêm trọng nhất đối với não bộ đang phát triển. Do đó, nhu cầu i-ốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú cao hơn rất nhiều so với các đối tượng khác.
Cách sử dụng Iodine (I-ốt)
Tìm hiểu thêm: Sầu riêng kỵ gì? 9 thực phẩm cần lưu ý và cách ăn sầu riêng đúng cách
I-ốt là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết tác dụng của i-ốt và biết cách sử dụng, bổ sung iốt hiệu quả.
Sử dụng muối i-ốt nêm nếm như muối thường khi nấu ăn, không nên rang muối i-ốt, không nên để muối gần bếp lửa hoặc nơi có nắng nóng vì i-ốt dễ bay hơi.
Cơ thể chúng ta không tự sản sinh ra i-ốt mà phải lấy từ thức ăn, đồng thời để tránh các bệnh lý do thiếu i-ốt gây ra thì i-ốt cần được sử dụng hàng ngày và suốt đời bởi nếu ngưng sử dụng i-ốt thì cơ thể có thể sẽ bị thiếu i-ốt trở lại.
Điều quan trọng là phải bổ sung đủ i-ốt trong chế độ ăn uống theo khuyến cáo, bổ sung bằng một số thực phẩm chứa nhiều iốt như: tảo, rau cần, cá biển, rau chân vịt, cá tuyết, tôm, muối i-ốt…có thể dùng chế biến thức ăn cho các bữa ăn trong ngày của gia đình. Thông thường, mọi người đã nhận đủ lượng iot thông qua chế độ ăn. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần bổ sung i-ốt để giúp giảm nguy cơ thiếu i-ốt hoặc để điều trị một số tình trạng y tế, chẳng hạn như tuyến giáp kém hoạt động hoặc bướu cổ,… Cần trao đổi với bác sĩ về nhu cầu i-ốt cụ thể của bạn.
Người bị bệnh bướu cổ do thiếu iốt vẫn ăn muối iốt như bình thường, chỉ kiêng muối i-ốt khi có chỉ định của bác sĩ.
Những lưu ý khi sử dụng Iodine (I-ốt)
>>>>>Xem thêm: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan: Sự khác biệt là gì?
I-ốt không được coi là một chất gây dị ứng, vì nó thực sự cần thiết cho chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, một số loại thuốc, dung dịch có chứa i-ốt có thể khiến một số người bị phản ứng dị ứng, điều này có thể do các chất khác đã được trộn với i-ốt gây ra. Những phản ứng này có thể hoặc không phải là dị ứng thực sự với i-ốt, nhưng đôi khi người ta gọi đây là “dị ứng i-ốt”.
Các chất bổ sung i-ốt có khả năng tương tác với một số loại thuốc. Những người dùng những loại thuốc này thường xuyên nên thảo luận về lượng i-ốt hàng ngày của họ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.
– Thuốc kháng giáp, chẳng hạn như methimazole, được sử dụng để điều trị cường giáp. Dùng liều cao i-ốt với thuốc kháng giáp có thể có tác dụng phụ và có thể gây suy giáp.
– Thuốc ức chế men chuyển (ACE), chẳng hạn như benazepril, lisinopril, và fosinopril, được sử dụng chủ yếu để điều trị huyết áp cao. Dùng kali iodua cùng với thuốc ức chế men chuyển có thể làm tăng nguy cơ tăng kali huyết (tăng nồng độ kali trong máu).
– Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, dùng kali iodua cùng với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, chẳng hạn như spironolactone và amiloride, có thể làm tăng nguy cơ tăng kali máu.
Ngoài ra, bổ sung hơn 1.100 microgam i-ốt mỗi ngày đối với người lớn có thể nguy hiểm. Nó có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp và các vấn đề khác. Vì vậy, bạn cũng cần quan tâm đến giới hạn bổ sung i-ốt hàng ngày của mình.
Viện Y tế Quốc gia đã đặt ra các giới hạn trên đối với i-ốt hàng ngày. Theo nhóm tuổi như sau:
– Sơ sinh đến 12 tháng: chưa thành lập
– Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: 200 mcg
– Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 300 mcg
– Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 600 mcg
– Thanh thiếu niên 14 đến 18 tuổi: 900 mcg
– Người lớn từ 19 tuổi trở lên: 1.100 mcg
Bổ sung i-ốt nhiều hơn lượng khuyến cáo hàng ngày có thể gây ra các biểu hiện sau: bụng khó chịu, đau bụng, đau đầu, sổ mũi, tiêu chảy, miệng có vị kim loại.
Bạn nên nói với bác sĩ và dược sĩ về thuốc, chất bổ sung mà bạn đang dùng, để họ có thể xem xét có bất kỳ tương tác nào có thể xảy ra với danh sách thuốc hiện tại hay không và điều chỉnh lượng i-ốt phù hợp cho sức khỏe của bạn.
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn biết về liều dùng i-ốt theo độ tuổi, cách sử dụng i-ốt hiệu quả cũng như những lưu ý khi sử dụng i-ốt để giúp nâng cao sức khỏe của bạn và gia đình.
Nguồn: Healthline, Everydayhealth, NIH
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Những loại thực phẩm giàu Iodine (I ốt)
>>>>> Thiếu Iodine (I-ốt) có gây ra bệnh bướu cổ không?