Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả

Rate this post

Sắt là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể con người. Liều lượng sắt phù hợp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhiều hệ cơ quan. Vậy như thế nào là sử dụng sắt đúng cách, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả

Trong mỗi người lượng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng thể chất, phát triển thần kinh, hoạt động của tế bào và tổng hợp một số hormone. Ngoài bổ sung từ các loại thức ăn giàu sắt, ta có thể nạp thêm sắt bằng đường uống qua các thực phẩm bổ sung có chứa sắt. Nên hiểu rõ cách dùng và liều dùng sao cho lượng sắt phù hợp với từng đối tượng, từng độ tuổi khác nhau là điều rất cần thiết.

Liều dùng sắt

Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả

Thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất và thường là do mất máu, kém hấp thu là một nguyên nhân ít phổ biến hơn. Triệu chứng thường không đặc hiệu. Cần tìm nguyên nhân và điều trị nguyên nhân gây ra mất máu trước điều trị bằng bổ sung sắt.

Việc đánh giá tình trạng sắt phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các chỉ số huyết học. Tuy nhiên, các chỉ số này không đủ nhạy hoặc không đủ đặc hiệu để mô tả đầy đủ toàn bộ tình trạng thiếu sắt, và điều này có thể làm phức tạp thêm việc chẩn đoán thiếu sắt. Một cách chẩn đoán bổ sung là xem xét lượng sắt hấp thụ từ chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng so với lượng sắt được khuyến nghị.

Mỗi độ tuổi cần một lượng sắt không giống nhau. Lượng sắt cần cho mỗi ngày sau đây theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) [1]:

Tuổi Nam giới Nữ giới Phụ nữ mang thai Phụ nữ cho con bú
Sơ sinh đến 6 tháng 0.27mg* 0.27mg*
7-12 tháng 11mg 11mg
1-3 tuổi 7mg 7mg
4-8 tuổi 10mg 10mg
9-13 tuổi 8mg 8mg
14-18 tuổi 11mg 15mg 27mg 10mg
19-50 tuổi 8mg 18mg 27mg 9mg
Hơn 51 tuổi 8mg 8mg

*Trẻ sinh đủ tháng và khỏe mạnh có sẵn nguồn cung cấp chất sắt trong 4 đến 6 tháng tuổi. Không có đủ thông tin để thiết lập RDA của sắt đối với trẻ từ 0-6 tháng. Lượng sắt cung cấp được khuyến cáo cho nhóm tuổi này dựa vào AI phản ánh nhu cầu sắt trung bình của trẻ khỏe mạnh bú sữa mẹ.

Bảng trên liệt kê các RDA sắt hiện tại cho những người có chế độ ăn uống đầy đủ. RDA cho người ăn chay cao hơn 1,8 lần so với người ăn thịt.

Đặc biệt bổ sung sắt cho cơ thể trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết, tốt nhất là cả hai hình thức bù sắt từ thực phẩm chứa nhiều chất sắt và thuốc bổ máu.

Các yếu tố ảnh hưởng sự hấp thu sắt:

– Hấp thu sắt có liên quan đến lượng sắt chứa trong cơ thể và từ nguồn thực phẩm. Người trưởng thành khỏe mạnh hấp thu khoảng 10% – 15% chất sắt từ thức ăn, nhưng khả năng hấp thu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:

– Lượng sắt dự trữ của cơ thể: Hấp thu sắt tăng khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể xuống thấp. Khi lượng sắt dự trữ cao, sự hấp thu giảm để chống ngộ độc do thừa sắt.

– Hấp thu sắt cũng bị ảnh hưởng bởi loại sắt có trong thức ăn: Sắt heme có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu, khoảng 15% – 35%, và ít bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Ngược lại, sắt non-heme có trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (gạo, bắp, đậu đen, đậu nành và lúa mì) có mức hấp thu là 2% – 20% và bị ảnh hưởng đáng kể bởi các loại thức ăn.

Để tăng hấp thu sắt từ thực vật, bạn có thể ăn chúng cùng các loại thịt, gia cầm và hải sản.

Cách uống sắt

Tìm hiểu thêm: Trà hoa cúc có tác dụng gì? Tìm hiểu ngay 15 tác dụng của trà hoa cúc

Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả

Bạn nên uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Theo bác sĩ chuyên khoa, bạn nên uống sắt lúc sáng sớm sẽ có tác dụng tốt, vì lúc này cơ thể vừa trải qua một giấc ngủ dài và khoảng thời gian này là lúc hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể đang ở mức thấp nhất. Vì vậy, mỗi ngày uống sắt vào buổi sáng là điều được các chuyên gia khuyến khích [2].

Vitamin C giúp tăng hấp thu sắt

Vitamin C đã được chứng minh là giúp tăng cường hấp thu sắt. Trong một nghiên cứu, uống 100 mg vitamin C trong bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ sắt lên 67% [3][4].

Do đó, uống nước trái cây họ cam quýt hoặc ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C khác như các loại rau lá xanh đậm, ớt chuông, dứa và dâu tây… trong khi bạn đang ăn thực phẩm giàu chất sắt có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Trong chế độ ăn chay và thuần chay, việc hấp thụ sắt có thể được tối ưu hóa bằng cách thêm các loại rau chứa vitamin C trong bữa ăn.

Lưu ý khi bổ sung sắt

Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: 1 quả bưởi bao nhiêu calo? Ăn bưởi có giảm cân không và lưu ý khi ăn

Không nên uống canxi và sắt cùng nhau, vì nếu lượng canxi ở mức trên 300mg có thể cản trợ sự hấp thu sắt, nếu bạn đang dùng sắt và bắt buộc phải uống thêm canxi hãy cân đối hàm lượng và thời gian uống cho hợp lý, để các khoáng chất này không ảnh hưởng tới nhau.

Sắt có thể tương tác làm giảm sự hấp thu của một số thuốc nếu dùng chung như kháng sinh Tetracycline, thuốc kháng sinh nhóm quinolone, Bisphosphonates, Levodopa, Levothyroxine, Methyldopa… Nếu có ý định bổ sung sắt khi dùng các thuốc này bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

– Lượng sắt hấp thu giảm khi gia tăng liều dùng, nên chia lượng sắt bổ sung hàng ngày thành 2 hay 3 liều bằng nhau.

– Liều điều trị của các chế phẩm sắt trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt, có thể gây tác dụng phụ ở dạ dày ruột như buồn nôn, nôn ói, táo bón, tiêu chảy, phân đen, đau bụng. Khởi đầu bằng nửa liều khuyến cáo và tăng dần đến liều điều trị sẽ giảm thiểu các tác dụng phụ này. Chia thành các liều và uống thuốc vào bữa ăn có thể giảm bớt các triệu chứng này.

– Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên).

– Các chất chất bổ sung sắt dạng lỏng có thể làm đen răng nên có thể khắc phục bằng cách hút qua ống hút.

– Cố gắng tránh bổ sung sắt với thức ăn, đồ uống có chứa các sản phẩm từ sữa, cà phê hoặc trà.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về liều dùng, cách dùng sắt. Hãy sử dụng sắt đúng cách để đạt được hiệu quả cao và tránh các tác dụng không mong muốn.Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để xác định liều lượng và cách sử dụng phù hợp hơn với bạn.

Nguồn: webmd, healthline.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu sắt

>>>>> Viên uống bổ sung Sắt tốt nhất thị trường hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *