Vitamin K là loại vitamin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để giúp đông máu. Có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp vitamin K cho cơ thể, vì vậy việc thiếu hụt là rất hiếm. Tuy nhiên, bài viết sẽ cung cấp thêm về thông tin liều dùng và cách dùng vitamin K trong một số trường hợp cần thiết.
Bạn đang đọc: Liều dùng, cách dùng vitamin K
Tuy là một loại vitamin thiết yếu cho hoạt động của cơ thể nhưng vitamin K thường được bổ sung đủ thông qua thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Vitamin K thường không được bổ sung ở dạng chất bổ sung mà được bác sĩ chỉ định cho một số tình trạng sức khỏe cần loại vitamin này.
Dưới đây là liều dùng và cách dùng vitmin K:
Liều dùng vitamin K
Liều dùng vitamin K ở người lớn qua đường uống
– Đối với tình trạng loãng xương: Liều dùng trong trường hợp này là dạng MK-4 của vitamin K2 45 mg mỗi ngày; vitamin K1 liều 1-10 mg mỗi ngày.
– Đối với rối loạn chảy máu di truyền: Liều 10 mg vitamin K được dùng 2-3 lần mỗi tuần.
– Để đảo ngược tác dụng làm loãng máu của warfarin: Đối với trường hợp này, người bệnh thường được kê một liều 1-5 mg vitamin K duy nhất. Liều lượng chính xác cần được xác định bằng xét nghiệm INR. Liều 100-200 mcg vitamin K hàng ngày được sử dụng cho những người dùng warfarin trong thời gian dài.
Liều dùng vitamin K ở người lớn qua đường tiêm
– Đối với rối loạn chảy máu di truyền: Liều 10 mg vitamin K được tiêm vào tĩnh mạch. Tần suất tiêm những mũi tiêm này sẽ được xác định bằng xét nghiệm INR.
– Để đảo ngược tác dụng làm loãng máu của warfarin: Trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định sử dụng một liều 0,5-3 mg vitamin K1 duy nhất. Liều lượng chính xác cần được xác định bằng xét nghiệm INR.
Liều dùng vitamin K ở trẻ em qua đường uống
– Đối với các vấn đề xuất huyết ở trẻ sơ sinh có lượng vitamin K thấp: Liều dùng sẽ là 1-2 mg vitamin K1, tiêm 3 liều trong 8 tuần. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm 1 liều duy nhất chứa 1 mg vitamin K1, 5 mg vitamin K2, hoặc 1-2 mg vitamin K3.
Liều dùng vitamin K ở trẻ em qua đường tiêm
– Đối với các vấn đề xuất huyết ở trẻ sơ sinh có lượng vitamin K thấp: Đối với trường hợp này, liều dùng là 1 mg vitamin K1 được tiêm vào cơ.
Hàm lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày (AI):
– Trẻ sơ sinh 0-6 tháng: 2 mcg
– Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: 2,5 mcg;
– Trẻ em 1-3 tuổi: 30 mcg;
– Trẻ em 4-8 tuổi: 55 mcg;
– Trẻ em 9-13 tuổi: 60 mcg;
– Thanh thiếu niên 14-18 tuổi: 75 mcg;
– Nam giới trên 19 tuổi: 120 mcg;
– Phụ nữ trên 19 tuổi (bao gồm cả những người đang mang thai và cho con bú): 90 mcg.
Cách dùng vitamin K
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Meyer – BPC của nước nào? Các dòng sản phẩm nổi bật
Sự thiếu hụt vitamin K đáng kể về mặt lâm sàng hiếm khi xảy ra ở người lớn, tình trạng này thường phổ biến hơn ở những người bị rối loạn chảy máu và tình trạng kém hấp thu; cũng như ở những người dùng một số loại thuốc cản trở hấp thu vitamin K.
Các dạng vitamin K bổ sung, bao gồm dạng tiêm, bổ sung đường uống, đường tiêm và kem bôi ngoài da; tất cả các dạng chất bổ sung vitamin K đều thực hiện theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Đối với dạng uống, bạn có thể bổ sung vitamin K vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, uống cùng với bữa ăn chính hoặc cùng các bữa ăn nhẹ có chứa chất béo.
Hầu hết mọi người thường nhận đủ lượng vitamin K thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, do đó, không nên tự ý bổ sung vitamin K liều cao trừ khi đó là chỉ định của bác sĩ. Mặc dù vitamin K bổ sung được đánh giá là an toàn và không có quá nhiều các tác dụng phụ.
Nếu được, hãy bổ sung vitamin K với các vitamin tan trong chất béo như vitamin A và E. Ngoài ra, bổ sung vitamin D và K cùng nhau có thể đem lại một số lợi ích nhất định, bởi sự kết hợp này có thể giúp tăng cường sức khỏe xương và tăng lượng canxi trong cơ thể.
Lưu ý khi sử dụng vitamin K
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm chứa nhiều vitamin K1
Tác dụng phụ và tương tác của vitamin K
– Hiện nay, tác dụng phụ của vitamin K khi dùng ở đường uống đúng theo khuyến nghị là rất hiếm.
– Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể cản trở tác dụng của vitamin K, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc làm loãng máu, một số loại kháng sinh, aspirin, thuốc điều trị ung thư.
– Ngoài ra, warfarin (Coumadin) tương tác cũng với vitamin K. Vitamin K được cơ thể sử dụng để giúp đông máu, còn warfarin được sử dụng để làm chậm quá trình đông máu. Với tác dụng giúp đông máu, vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của warfarin. Nếu bạn đang dùng warfarin thì hãy đảm bảo dùng vitamin K dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng vitamin K
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Khi dùng vitamin K đúng với liều lượng khuyến cáo mỗi ngày, vitamin K an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Lưu ý không nên sử dụng liều lượng cao hơn mà không được sự cho phép của bác sĩ.
– Bệnh thận: Việc bổ sung vitamin K cần được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, bởi quá nhiều vitamin K có thể gây hại cho bệnh nhân đang điều trị lọc máu do bệnh thận.
– Bệnh gan: Vitamin K không có hiệu quả để điều trị các vấn đề đông máu do bệnh gan nặng gây ra. Trên thực tế, liều lượng cao vitamin K có thể làm cho tình trạng đông máu ở người mắc bệnh gan trở nên tồi tệ hơn.
– Giảm bài tiết mật: Những người bị giảm bài tiết mật có thể không hấp thụ tốt vitamin K bổ sung. Những người bị tình trạng này có thể cần bổ sung muối mật cùng với vitamin K để cải thiện sự hấp thụ.
Nói chung, hầu hết mọi người có đủ lượng vitamin K cần thiết qua thông qua chế độ ăn uống mà không cần bổ sung thêm theo dạng uống hoặc tiêm. Tuy được đánh giá là an toàn khi sử dụng nhưng việc có bổ sung vitamin K hay không hoặc bổ sung với liều lượng như thế nào, cần chỉ định chính xác từ bác sĩ.
Hi vọng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về liều dùng và cách dùng vitamin K cho bản thân và gia đình. Hãy ăn uống một chế độ ăn đa dạng thực phẩm để đảm bảo đủ nguồn vitamin K cho hoạt động của cơ thể!
Nguồn: WebMD, Healthline, Medicalnewstoday
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Vitamin K là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ
>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin K