Việc sử dụng thuốc hạ sốt không đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường, đặc biệt khi dùng trên trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em mà phụ huynh cần biết qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Lưu ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em phụ huynh cần biết và tuân thủ
Contents
Không cho trẻ uống thuốc nếu sốt dưới 38,5 độ C
Trường hợp sốt ở trẻ dưới 38,5 độ C (hoặc từ 38 độ C trở lên nếu trẻ có tiền sử sốt cao co giật) và không có biểu hiện mệt mỏi, ngủ li bì hay nôn thì chưa cần sử dụng thuốc hạ sốt.
Lúc này, phụ huynh chỉ nên cho trẻ uống nhiều nước và mặc đồ rộng rãi, thoáng mát dễ hút mồ hôi giúp trẻ dễ chịu hơn. Ngoài ra, phụ huynh có thể lau người bằng khăn ấm cho trẻ ở các vị trí như trán, cổ, nách, bẹn.
Cách thực hiện: Sử dụng 5 khăn ấm nhỏ, 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, 1 khăn dùng để lau khắp người. Thay mỗi 2-3 phút. Ngưng lau khi nhiệt độ bé xuống dưới 38,5 độ C hoặc sau khi đã lau 30 phút.
Không cho trẻ uống thuốc nếu sốt dưới 38,5 độ C
Không dùng aspirin để hạ sốt
Aspirin là một loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Nó có một số tác dụng phụ như gây độc cho đường tiêu hóa hoặc gây dị ứng. Do đó không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ, đặc biệt ở trẻ có cơ địa dị ứng.
Ngoài ra, sử dụng aspirin trong thời gian bị sốt do vi-rút có thể gây ra hội chứng Reye. Hội chứng này khiến người bệnh buồn nôn, nôn, mệt mỏi cực độ dẫn đến hôn mê và thậm chí có thể gây tử vong. [1]
Một số loại thuốc chứa aspirin sử dụng các tên gọi khác, chẳng hạn như salicylate hoặc acetylsalicylate. Do đó, cần phải quan sát kỹ nhãn thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những nguy hiểm khi sử dụng thuốc.
Không hạ sốt cho trẻ bằng aspirin
Không nên kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt
Không nên kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cùng một lúc vì có thể gây quá liều dẫn đến ngộ độc và rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Lưu ý khi dùng một số loại thuốc ho, thuốc trị cảm cúm vì chúng cũng có thể chứa thành phần giúp hạ sốt.
Vẫn có trường hợp bác sĩ chỉ định dùng kết hợp các thuốc hạ sốt, tuy nhiên điều này tùy vào từng tình trạng cụ thể. Vì vậy, phụ huynh không nên tự ý sử dụng kết hợp nhiều thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Không nên kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khi cho trẻ uống
Liều dùng thuốc hạ sốt tính theo cân nặng
Thông thường, liều dùng paracetamol dùng cho trẻ tính theo cân nặng là 10-15mg/kg cân nặng/lần. Nếu vẫn còn hiện tượng sốt cao, sử dụng thêm các liều cách nhau 4-6 giờ. Liều dùng tối đa trong ngày là dưới 60mg/kg cân nặng và không quá 4-6 lần. [2]
Một thuốc hạ sốt khác là ibuprofen dạng lỏng (hỗn dịch uống), dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Ibuprofen chỉ được dùng nếu trẻ không bị sốt xuất huyết. Liều 10 mg/kg cân nặng, uống cách 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt và chỉ dùng khi có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ.
Bố mẹ phải tuân thủ quy định về liều lượng khi cho trẻ uống thuốc, nếu quá liều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Nếu trẻ dùng đúng liều mà không hạ sốt như mong đợi thì cần kết hợp thêm biện pháp khác hoặc đưa trẻ đến bệnh viện.
Tìm hiểu thêm: Nặng đầu, tê tay chân sau tiêm ngừa Vaccine Pfizer là sao?
Chú ý liều dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo cân nặng
Chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ
Với bất kỳ loại thuốc nào bao gồm cả thuốc hạ sốt cho trẻ em, chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu chưa thể đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến tham khảo sự tư vấn của dược sĩ nơi mua thuốc và phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới dự theo dõi của bác sĩ
Không cho trẻ uống quá liều
Thuốc hạ sốt thường có tác dụng sau 30 phút và nhiệt độ sẽ dần về mức bình thường sau 1 – 2 giờ. Vì vậy không nên nóng vội muốn giảm sốt nhanh chóng mà cho trẻ uống quá liều lượng khuyến cáo. [3]
Cho trẻ dùng quá liều quy định có thể khiến thân nhiệt hạ nhanh, đột ngột có thể gây nguy hiểm cho trẻ như tổn thương gan, thận, suy tuần hoàn, suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Không cho trẻ uống quá liều vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm
Không dùng thuốc còn lại của lần sốt trước
Đối với dạng thuốc nước, dược sĩ đôi khi sẽ phân phát nhiều hơn mức cần thiết, đề phòng trong trường hợp một số lọ bị đổ hoặc đo lường không chính xác.
Vì vậy, phụ huynh cần chú ý không bao giờ dùng thuốc còn lại của lần sốt trước. Đồng thời, bố mẹ phải để ý đến hạn sử dụng để đảm bảo rằng không cho trẻ uống thuốc đã hết hạn sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Nhiễm siêu vi là gì, nguyên nhân và cách điều trị
Không dùng phần thuốc còn lại của lần sốt trước cho trẻ
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em. Hãy cẩn thận và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ đề giúp trẻ hạ sốt kịp thời nhé!