Mụn trứng cá là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở cả nam và nữ, nhất là trong độ tuổi dậy thì. Vậy nguyên nhân gây mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là gì, có chữa trị được không chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì
Contents
Có những em nữ sinh khi đến tuổi dậy thì thì bị nổi nhiều “trứng cá” ở mặt. Trứng cá là hiện tượng gì?
Trứng cá ở mặt là một chướng thường xảy ra ở các em nữ sinh tuổi dậy thì. Khoảng 50% em gái ở tuổi này bị trứng cá. Tuy nhiên, một số em trai cũng có thể bị trứng cá, và cũng ở tuổi này. Ngoài ra, nhiều em gái – và cả trai – khi đã qua thời kỳ dậy thì, cũng vẫn bị trứng cá. Và trứng cá nhiều khi thấy không chỉ ở mặt mà còn ở cả vai và phần trên của thân người, và một vài chỗ khác. Tuy nhiên, trứng cá thường thấy chủ yếu là ở mặt.
Nói một cách khác đại thể, có ba loại trứng cá: “trứng cá viêm”, “trứng cá nhân”, “trứng cá kén”.
a. “Trứng cá viêm” là da (nhất là da mặt) nổi lên những đám sần đỏ, nhiều khi có kèm theo cả những mụn mủ.
b. “Trứng cá nhân” là da nổi lên những hạt trắng nhỏ, và nhiều khi, nếu nhìn kỹ, cố thể thấy một chấm đen ở giữa. Loại trứng cá này cũng hay thấy ở mặt, và nhất là ở mũi, nhưng cũng nhiều khi thấy ở trán, ở cằm.
c. “Trứng cá kén” là có nhiều đám sần nổi lên, những nếu nắn kỹ, sẽ thấy như có cục cứng ở trong da, tựa như một cái kén (hoặc bứu) trong da, có thể to hoặc nhỏ. Loại trứng cá này có thể thấy không những ở mặt, mà có khi ở cả ngực hoặc lưng…
Tìm hiểu thêm: Lợi ích, tác hại và lưu ý khi sử dụng gừng ngâm mật ong
Trong ba loại trứng cá trên, thì loại “trứng cá viêm” hay gặp nhất ở các em gái trong hoặc sau tuổi dậy thì, và cũng có thể thấy ở một số em trai. Loại “trứng cá kén” thì hay gặp ở em trai nhiều hơn. Tuy nhiên, trên cùng một em, có khi thấy hai hoặc cả ba loại trứng cá phối hợp với nhau.
Nhân nói về chứng này một chứng hay thấy ở các em tuổi dậy thì cũng xin nói thêm là ở người lớn cũng có thể thấy một loại trứng cá, gọi là “trứng cá hồng”. Loại trứng cá này thường thấy ở các phụ nữ khoảng 40 hoặc trên 50 tuổi: da mặt có từng vùng đỏ hồng lên, nhìn kỹ có những mạch máu nhỏ hiện lên, nhiều khi kèm theo các mụn mủ.
Nguyên nhân sinh ra mụn trứng cá?
Nguyên nhân của trứng cá rất phức tạp, và đến nay vẫn còn một số chi tiết chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân đến nay đã được coi là “có thể công nhận được”. Đó là: các nguyên nhân rối loạn nội tiết, tiêu hóa và nhiễm trùng.
Về rối loại nội tiết: trong cơ thể con người có một số cơ quan làm nhiệm vụ “tiết” ra những chất ở “nội” trong người, do đó gọi là nội tiết, như tuyến yên (ở trên não), tuyến giáp (ở cổ), tuyến thượng thận (ở bụng, phía trên thận), tuyến sinh dục (chủ yếu là buồng trứng ở phụ nữ, hoặc tinh hoàn ở nam giới). Những cơ quan đó được gọi là “tuyến nội tiết”, và các “tuyến nội tiết”đó đều hoạt động nhịp nhàng, các chất chúng tiết ra luôn luôn vừa đủ để cân bằng với nhau. Nay nếu một “tuyến nội tiết” bỗng dưng hoạt động yếu hơn hoặc mạnh hơn bình thường, tiết ra ít hơn hoặc nhiều hơn chất nội tiết của nó, thì sự cân bằng không còn nữa. Khi đó sẽ sinh ra các hiện tượng gọi là “rồi loạn nội tiết”. Do đó, trứng cá thường xảy ra ở các em vào tuổi dậy thì, là lúc tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, và các phụ nữ 40 hoặc trên 40 tuổi, là lúc các tuyến sinh dục bắt đầu giảm hoạt động. Cũng do đó, nhiều khi thấy trứng cá có những đợt phát triển tăng lên ở phụ nữ, trong những ngày gần thấy kinh nguyệt khi mà sự hoạt động của tuyến sinh dục có biển đổi.
Về yếu tố tiêu hóa: ở một số người bị trứng cá, thường thấy kèm theo một số hiện tượng thuộc về tiêu hóa: có khi đó là những người bị chứng táo bón kinh niên, có khi đó là những người luôn luôn bị no hơi, chậm tiêu, nặng bụng, có khi là những người đã dùng quá nhiều các thực phẩm sinh nhiệt – mà dân gian ta thường gọi là “đồ nóng” như thịt bò, đường, sữa, mỡ, bơ, mứt, kẹo, socola, mít, sầu riêng….những thức ăn này nếu dùng vừa phải thì tốt, nhưng nếu dùng quá nhiều thì lại có thể làm cho mụn trứng cá dễ phát triển.
Về nhiễm trùng: thì đến nay đã chứng minh được rằng có một số vi trùng tham gia vào việc phát sinh ra trứng cá, trong đó chủ yếu là một loại mang tên Propionibacterium Acnes. Con vi trùng này đã được phát hiện nhiều lần trong các mụn trứng cá trên mặt nhiều người.
Có thể chữa trị được mụn trứng cá không?
Dĩ nhiên là có thể chữa trị được. Tuy nhiên, phải nói trước với các bạn là việc điều trị sẽ khó khăn, và…. kéo dài. Vì vậy, trước hết cần phải chuẩn bị cho các em bị trứng cá – và cả gia đình – một tinh thần hết sức kiên nhẫn. Lại phải dỗ dành, thuyết phục các em, vì một số em, nhất là em gái, rất buồn, rất khổ tâm vì mặt mình bị kém xinh đẹp đi, nhưng lại luôn luôn “mắc cỡ”, “e thẹn” không chịu đi khám bệnh, hoặc có em lại mặc cảm, có ấn tượng “có chữa cũng chả khỏi đâu”. Cần giảng giải, động viên các em đó, giáo dục đức tính kiên nhẫn cho các em.
Điều tốt nhất là gia đình nên cho em được đi chữa tại một bác sĩ chuyên khoa da. Việc đi chữa trị phải chuyên cần, chớ thấy chữa một vài tuần chưa có kết quả mà vội bỏ việc chữa trị. Vì, như trên đã nói, việc chữa trị này sẽ kéo dài.
Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện đi khám bác sĩ được, thì gia đình cũng có thể làm một số việc rất hữu ích như sau :
a. Trước hết, nên hạn chế cho các em ăn một số “đồ nóng”, chỉ cho dùng ít:
– Thịt bò, một số cá biển.
– Các chất ngọt: đường, mứt, kẹo, socola.
– Một số trái cây như mít, sầu riêng,…
b. Cho các em vận động thường xuyên, khuyến khích các hoạt động thể dục thể thao, để cho cơ thể hoạt động điều hòa, chống táo bón.
– Tuy nhiên, không để mặt các em phơi nắng nhiều. Khi đi dưới trời nắng, cần dùng nón rộng vành, dù… để che mặt. Vì ánh nắng nếu chiếu vào mặt nhiều, sẽ kích thích sự phát triển của trứng cá.
c. Về thuốc dùng để trị trứng cá, thì có rất nhiều loại, kể cả thuốc thoa (bôi) và thuốc uống.
Tốt hơn cả là em nhỏ được một bác sĩ chuyên khoa da cho đơn sau khi khám bệnh.
>>>>>Xem thêm: 100g bầu bao nhiêu calo? Ăn bầu có giảm cân không? Cách ăn giảm cân
Nhưng chưa có điều kiện đi khám bệnh thì có thể tạm thời dùng thuốc gì không?
Nếu quả thực có trường hợp bất đắc dĩ như vậy, thì cũng đành phải cho em dùng một số thuốc loại để thoa (bôi). Nhưng loại thuốc đó có rất nhiều, chỉ xin kể ra sau đây một số thuốc thuộc loại tương đối “dễ tìm”:
a. Loại thuốc bôi đầu tiên là thuốc có mang chất Peroxyde de Benzoyle, có tác dụng trị các vi trùng Propionibacterium Acnes, là vi trùng có tham gia vào việc gây ra trứng cá. Ngoài ra, cũng có tác dụng làm mềm da và bớt nhờn. Loại thuốc này mang nhiều tên khác nhau, do các hãng bào chế khác nhau đặt ra. Thí dụ: Cutancnyl, Panogel, Panoxyl… Các loại thuốc này có công hiệu mạnh nhất đối với các loại “trứng cá dạng viêm”.
b. Loại bôi thứ hai là các thuốc có mang chất Trétinoine. Thí dụ: Trétinoine (chính hiệu) hoặc Antibio-Aberel… Các thuốc này hữu hiệu nhất đối với các loại “trứng cá nhân”. Riêng Antibio-Aberel, ngoài tính chất làm mềm da, thúc đẩy sự lưu thông các chất bã nhờn, còn có tác dụng diệt các vi trùng độc hại đối với da, kể cả loại trùng Propionibacterium Acnes nói trên.
Các loại thuốc thoa nói trên, khi mới bắt đầu dùng, có thể gây kích thích đối với da, tạo ra một cảm giác ran rát, khó chịu, kéo dài một vài tuần. Do đó, khi mới dùng, hãy bắt đầu bằng một liều lượng nhỏ, thoa rất mỏng.
Còn nhiều loại thuốc mạnh hơn để trị các loại mụn trứng cá nặng, thí dụ loại “trứng cá kén”. Tuy nhiên, các thuốc này (thí dụ: Roaccutane) đều có thể gây tác hại cho người dùng, nếu dùng không đúng. Do đó, các loại thuốc mạnh hơn đó, nhất thiết phải được bác sĩ cho chỉ định dùng sau khi khám bệnh.
Mụn trứng cá có thể chữa trị hết được, tuy nhiên cần sự động viên cũng như kiên nhẫn của gia đình lẫn các em bị bệnh vì thời gian chữa trị có thể kéo dài. Và cần đi gặp bác sĩ điều trị chuyên khoa về da để được hỗ trợ tốt nhất.
(Nguồn: Trích từ sách BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 117 đến 123)
Kenshin