Natri photphat thường được sử dụng như một chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm chế biến. Nó cũng là một thành phần trong nhiều sản phẩm gia dụng và thuốc. Vậy natri photphat trong thực phẩm có gây hại không? Hãy cùng tìm hiểu.
Bạn đang đọc: Natri photphat trong thực phẩm có gây hại không
Natri phosphat là chất rắn tinh thể hay có dạng hạt màu trắng, tan tốt trong nước tạo thành dung dịch kiềm. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết rõ hơn tác dụng của natri photphat trong thực phẩm nhé.
Contents
Tác dụng của natri photphat trong thực phẩm
Natri photphat có thể được tìm thấy trong thức ăn nhanh, thịt nguội, thịt chế biến sẵn, cá ngừ đóng hộp, bánh nướng và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác. Nó có nhiều tác dụng, chẳng hạn như:
– Nó làm đặc thức ăn. Nó ổn định kết cấu của thực phẩm chế biến, chẳng hạn như hỗn hợp khoai tây nghiền.
– Nó giúp giữ ẩm cho thịt nguội và thịt xông khói, tránh hư hỏng.
– Natri photphat là một chất tạo men. Nó giúp bột nổi lên trong các loại bánh được chế biến sẵn trên thị trường.
– Natri photphat là một chất tạo nhũ. Nó hoạt động như một chất ổn định để giữ dầu và nước trộn lẫn với nhau trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như pho mát đã qua chế biến.
– Natri photphat giúp cân bằng mức độ pH trong thực phẩm chế biến. Nó ổn định sự cân bằng giữa độ axit và độ kiềm, kéo dài thời hạn sử dụng và cải thiện hương vị.
Sử dụng natri photphat có an toàn không?
Natri photphat cho thực phẩm được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại là GRAS, có nghĩa là “thường được công nhận là an toàn”. Điều này có thể là do lượng natri photphat được thêm vào thực phẩm chế biến tương đối thấp.
Một bài nghiên cứu về phụ gia phốt phát trong thực phẩm – nguy cơ đối với sức khỏe phát hiện ra rằng natri photphat, khi được sử dụng làm phụ gia thực phẩm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khác với photphat tự nhiên. Điều này là do nó được cơ thể hấp thụ khác nhau.
Theo tóm tắt, hàm lượng phốt phát cao có thể làm tăng tỷ lệ tử vong đối với người sử dụng, đặc biệt là những người bị bệnh thận và bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa hàm lượng phốt phát cao với quá trình lão hóa nhanh và tổn thương mạch máu. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng mọi người nên ăn thực phẩm có phốt phát tự nhiên, thay vì những thực phẩm có bổ sung natri phốt phát.
Một số vận động viên dùng natri phosphat như một chất bổ sung để tăng cường hiệu suất. Tuy nhiên, một nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung natri phosphat trong 6 ngày đối với sự thèm ăn, năng lượng ăn vào và khả năng hiếu khí ở vận động viên được huấn luyện, phát hiện ra rằng việc bổ sung natri phosphat không cải thiện khả năng hiếu khí (sử dụng oxy để trao đổi chất nhằm tạo năng lượng khi chạy) ở các vận động viên.
Các tác dụng phụ do quá liều natri phosphat có thể bao gồm: Nôn mửa, đau đầu, giảm lượng nước tiểu, đầy hơi, đau bụng, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, co giật…
Những đối tượng không nên dùng natri photphat
Tìm hiểu thêm: 14 sai lầm khi dùng mỹ phẩm ảnh hưởng xấu đến da mà chị em nên tránh
Nói chuyện với bác sĩ khi cần sử dụng natri photphat, đặc biệt nếu dùng nó như một chất bổ sung hoặc ăn một lượng lớn thức ăn nhanh chứa natri photphat.
Dưới đây là những đối tượng không nên dùng natri photphat: Người đang bị bệnh thận, người bị rách ruột hoặc tắc nghẽn ruột, người bị viêm đại tràng , người bị suy tim, người dị ứng với natri photphat…
Bác sĩ cũng có thể tư vấn bệnh nhân nên giảm lượng tiêu thụ nếu họ đang điều trị một số loại thuốc nhất định. Vì vậy, trước khi dùng, hãy nhớ trao đổi về lịch sử dùng thuốc với bác sĩ, bao gồm cả loại thảo dược bổ sung mà bạn sử dụng.
Thực phẩm chứa natri photphat
>>>>>Xem thêm: Vitamin B1 có trong thực phẩm nào? Top 10 thực phẩm giàu vitamin B1
Thực phẩm có natri photphat tự nhiên bao gồm: Các loại hạt và cây họ đậu, thịt, cá, gia cầm, trứng
Ngoài ra, những thực phẩm sau đây có thể có thêm natri photphat: thịt nguội, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến, chẳng hạn như bữa ăn sẵn, bánh nướng và hỗn hợp bánh được chế biến sẵn trên thị trường, cá ngừ đóng hộp…
Natri photphat có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Nó cũng được thêm vào thực phẩm để duy trì độ tươi, thay đổi kết cấu và đạt được nhiều tác dụng khác.
Sodium phosphate được FDA coi là an toàn nhưng một số người nên tránh sử dụng, đặc biệt là những người bị bệnh thận. Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc hiểu được natri photphat trong thực phẩm có gây hại hay không. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về lượng natri phosphat của mình hoặc trước khi sử dụng nó như một chất bổ sung bạn nhé!
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm: