Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

Rate this post

Natri xuất hiện trong chế độ ăn ở dạng muối, là một gia vị luôn xuất hiện trong các bữa ăn và thức uống hằng ngày. Vậy tầm quan trọng của nó đối với cơ thể sao, dùng ít hay nhiều có ảnh hưởng gì đến cơ thể và liều lượng như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

Natri xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, nó còn được thêm vào những thứ khác trong quá trình sản xuất và được sử dụng như một chất tạo hương vị cho món ăn tại nhà và nhà hàng. Natri có liên quan đến một số bệnh lý như huyết áp cao, gây tổn thương mạch máu và động mạch của bạn. Dùng trong một thời gian với liều lượng cao, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, suy tim và bệnh thận. Do đó, một số cơ quan y tế đã thiết lập các hướng dẫn để hạn chế lượng natri ăn vào. Bài viết này sẽ giải thích tầm quan trọng của natri, những nguy cơ tiềm ẩn của việc tiêu thụ quá mức hoặc thiếu và bạn nên ăn bao nhiêu natri mỗi ngày.

Tầm quan trọng của natri với cơ thể

Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

Natri là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tốt. Nó là một trong những chất điện giải của cơ thể bạn, là khoáng chất tạo ra các ion mang điện. Natri xuất hiện trong hầu hết các chế độ ăn uống là muối ở dạng natri clorua (40% natri và 60% clorua). Muối được sử dụng rộng rãi trong chế biến và sản xuất thực phẩm, hơn 75% lượng natri tiêu thụ hàng ngày đến từ muối có trong thực phẩm chế biến.

Ngoài ra, natri còn giúp các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường. Nó cũng tham gia vào quá trình tự động điều chỉnh cân bằng nước và chất lỏng của cơ thể. Muối được bài tiết qua thận nhờ quá trình điều chỉnh lượng natri trong cơ thể và muối còn được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi.

Tác hại khi dùng quá nhiều natri

Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

Chế độ ăn nhiều muối gây ra thách thức lớn đối với thận trong việc bài tiết một lượng lớn muối được đưa vào cơ thể. Một trong những hệ thống cơ quan chính dễ bị tổn thương bởi các tác động bất lợi của quá nhiều natri trong chế độ ăn uống là hệ thống tim mạch. Một chế độ ăn uống dư thừa natri sẽ dẫn đến tăng huyết áp.

Năm 1904, hầu hết các chuyên gia tin rằng mối liên hệ giữa natri và huyết áp cao lần đầu tiên được xác định ở Pháp. Họ đã nghiên cứu 6 bệnh nhân cao huyết áp trong 3 tuần, trong chế độ ăn nhiều muối, có ít muối được bài tiết qua nước tiểu để bệnh nhân ở trạng thái cân bằng natri dương và huyết áp tăng ngay cả khi lượng protein ăn vào thấp. Họ kết luận rằng chính muối đã ảnh hưởng đến huyết áp.

Năm 2014, một nghiên cứu lớn về mối liên hệ giữa bài tiết natri và kali trong nước tiểu với huyết áp cho biết, dựa vào phân tích nồng độ natri trong nước tiểu của hơn 100.000 người từ 18 quốc gia trên khắp năm châu lục, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều natri hơn có huyết áp cao hơn đáng kể so với những người có lượng tiêu thụ thấp hơn [1].

Một quần thể lớn với hơn 100.000 người từ 17 quốc gia tham gia cuộc nghiên cứu về sự bài tiết natri và kali trong nước tiểu, tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch cho thấy, những người tiêu thụ hơn 7 gam natri mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm cao hơn những người tiêu thụ 3–6 gam mỗi ngày [2].

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều phản ứng với natri theo cách giống nhau. Những người bị huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận mãn tính, cũng như người lớn tuổi và người Mỹ gốc Phi, có xu hướng nhạy cảm hơn với tác dụng tăng huyết áp của natri. Vì vậy, bạn nên sử dụng lượng muối dùng hằng ngày theo lượng muối được khuyến cáo để giảm tình trạng mắc các bệnh tim mạch.

Tác hại khi khi dùng quá ít natri

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp giúp bạn nhận biết bệnh chính xác

Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

Như đã nói ở phần 1, natri là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể. Việc chế độ ăn giảm natri có thể làm giảm huyết áp ở những người có mức độ cao và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá ít natri sẽ dẫn đến một số tác hại cho sức khỏe.

Trong một nghiên cứu về mối liên quan giữa bài tiết natri qua nước tiểu với các biến cố tim mạch ở những người có và không bị tăng huyết áp, với hơn 133.000 người có và không bị cao huyết áp đến từ 49 quốc gia trên sáu lục địa, các nhà nghiên cứu cho thấy bất kể có hoặc không có cao huyết áp, thì những người tiêu thụ ít hơn 3.000 mg (3g) natri mỗi ngày có nhiều khả năng mắc bệnh tim hoặc tử vong hơn so với những người tiêu thụ 4.000–5.000 mg (4–5g). Hơn nữa, những người tiêu thụ ít hơn 3.000 mg (3g) natri mỗi ngày có kết quả sức khỏe tồi tệ hơn những người tiêu thụ 7.000 mg (7g) [3].

Một nghiên cứu về tác động của việc hạn chế natri trong chế độ ăn uống đối với kết quả suy tim, với 833 người bị suy tim đã chứng minh rằng việc ăn ít natri xuống dưới 2.500 mg mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong hoặc nhập viện cao hơn đáng kể so với chế độ ăn không hạn chế natri [4].

Trong nghiên cứu về so với lượng natri thông thường, chế độ ăn ít và quá nhiều natri có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong, nhận định rằng cả lượng natri cao và thấp đều có liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và các biến cố bệnh tim cao hơn [5].

Liều lượng natri an toàn cho cơ thể

Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Ladophar của nước nào? Có tốt không?

Liều lượng natri an toàn cho từng đối tượng:

Người lớn: không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày (2,4g natri) – tức là khoảng 1 thìa cà phê.

Trẻ em:

+ 1 đến 3 tuổi không nên ăn quá 2g muối mỗi ngày (0,8g natri)

+ 4 đến 6 tuổi không nên ăn quá 3g muối mỗi ngày (1,2g natri)

+ 7 đến 10 tuổi không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày (2g natri)

+ 11 tuổi trở lên không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày (2,4g natri)

Trẻ sơ sinh: dưới 1 tuổi nên có ít hơn 1g muối mỗi ngày.

– Với những người bị huyết áp cao, tiểu đường và bệnh thận mãn tính, cũng như người lớn tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng natri trong chế độ ăn hằng ngày của mình.

Trên đây là một số thông tin về việc sử dụng natri cho cơ thể con người. Hãy dùng natri một cách an toàn và phù hợp với bản thân để không mắc các bệnh về tim mạch và mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nguồn: Healthline, NHS

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua

>>>>> Những nguy cơ khi hạn chế natri quá nhiều

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *