Ngũ vị tử là một loại thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài tác dụng làm thực phẩm thì ngũ vị tử còn là một loại dược liệu quý hiếm. Trong y học cổ truyền ngũ vị tử có công dụng: liễm phế chỉ ho, an thần, sinh tân chỉ hàn,… Hãy cùng Kenshin tìm hiểu thêm thông tin về loại dược liệu này qua bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Ngũ vị tử là gì? 3 tác dụng của ngũ vị tử đối với sức khỏe
Contents
Tổng quan về ngũ vị tử
Ngũ vị tử (Schisandra chinensis) là một loài thực vật có nguồn gốc từ miền Bắc Trung Quốc. Ngoài tác dụng làm thức ăn, cây còn có tác dụng như là một vị thuốc cổ truyền quý hiếm.
Đặc điểm hình thái:
- Quả hình cầu đều hoặc hình cầu dẹt, đường kính 5mm đến 8mm.
- Mặt ngoài màu đỏ, đỏ tía hoặc đỏ thẫm, nhăn nheo, có dầu, thịt quả mềm.
- Có 1 hạt đến 2 hạt hình thận, mặt ngoài màu vàng nâu, sáng bóng.
- Vỏ hạt mỏng, giòn. Thịt quả mùi nhẹ. vị chua. Sau khi đập vỡ, nhân hạt màu trắng, có mùi thơm, vị cay, hơi đắng.
Ngũ vị tử được dùng như một bài thuốc nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp giảm stress, cải thiện chức năng gan,….
Tác dụng của ngũ vị tử theo y phường học hiện đại
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Schisandrin B, một hoạt chất được tìm thấy trong quả ngũ vị tử, có khả năng làm giảm đáng kể tình trạng bệnh Alzheimer. Điều này được thể hiện qua một nghiên cứu, kết quả cho thấy Schisandrin B có hiệu quả trong việc ức chế các hoạt động của protein Aβ 1 – 42 về sự tồn tại và hình thái của tế bào và sự methyl hóa DNA. [1]
Viêm thần kinh qua trung gian tế bào hiện được coi là trọng tâm của cơ chế bệnh sinh của các quá trình thoái hóa thần kinh khác nhau bao gồm cả bệnh Alzheimer.
Schisandrin B có tác dụng giảm đáng kể các cytokine tiền viêm, các yếu tố hoại tử khối u, ức chế các phản ứng oxy hóa, các con đường truyền tín hiệu viêm. Nên Schisandrin có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ tế bào thần kinh chống lại các phản ứng viêm.
Giảm triệu chứng mãn kinh
Một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng, một chất BMO – 30 được chiết xuất từ Schisandra chinensis có thể là một loại thuốc bổ sung an toàn và hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, đặc biệt là đối với các triệu chứng như các cơn cáu gắt, tim đập nhanh và đổ mồ hôi. [2]
Giảm căng thẳng, lo âu
Những nghiên cứu dược lý học trên động vật đã chỉ ra rằng ngũ vị tử làm tăng khả năng hoạt động thể chất và có tác dụng chống stress. Ở những người khỏe mạnh, ngũ vị tử làm tăng độ bền và độ chính xác của chuyển động, giúp tinh thần phấn chấn hơn từ đó giúp tăng năng suất làm việc.[3]
Một số thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng ngũ vị tử có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện chứng suy nhược, hội chứng thần kinh và tâm thần, rối loạn thần kinh thị giác và rối loạn trương lực tim.
Tác dụng của ngũ vị tử theo y học cổ truyền
Tính và vị của ngũ vị tử
Theo y học cổ truyền thì ngũ vị tử có vị chua, tính ấm, quy kinh thận và phế nên ngũ vị tử có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp và các bệnh về đường tiết niệu.
Tác dụng dược lý của ngũ vị tử
Theo y học cổ truyền, ngũ vị tử có một số tác dụng sau đây:
- Tác dụng chỉ khái, chỉ tả, an thần, thu liễm phế khí, sáp trường và liễm hãn.
- Tác dụng sinh tân chỉ khát, bổ nguyên khí bất túc và trị tả lỵ.
- Chủ trị chứng miệng khô, mệt mỏi, tả lỵ lâu ngày, ho, khát, di tinh và đổ mồ hôi trộm.
Cách dùng ngũ vị tử
Có thể dùng ngũ vị tử ở dạng thuốc sắc, bột, cồn,… Mỗi ngày dùng từ 1,5 – 6g, liều cao có thể dùng đến 12g, phối hợp trong các bài thuốc.
Lưu ý khi sử dụng ngũ vị tử :
- Người có nhiệt thịnh, mới phát ban hoặc ho giai đoạn đầu không nên dùng .
- Người bị viêm phế quản mới phát, gây sốt và ho không nên sử dụng.
- Phụ nữ mang thai (Ngũ vị tử có khả năng co bóp tử cung và gây sảy thai).
- Động kinh (Thảo dược có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương và làm bùng pháp các cơn động kinh).
- Viêm loét dạ dày tá tràng (Ngũ vị tử làm tăng tiết axit và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng của bệnh).
- Ngoài ra khi sử dụng ngũ vị tử, cần tránh dùng đồng thời với các loại thuốc sau: Thuốc chuyển hóa qua Cytochrom P450 2C9, Cytochrom P450 3A4, Tacrolimus, Warfarin
Tìm hiểu thêm: Bổ sung đồng cho cơ thể an toàn, hiệu quả
Các bài thuốc tử ngũ vị tử
Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh
Dùng nhân sâm 10 – 20g, câu kỷ tử 30g, rượu 500ml, ngũ vị tử 30g. Đem các vị ngâm với rượu trong vòng 7 ngày. Mỗi ngày dùng từ 15 – 20ml, uống trước khi ngủ.
Bài thuốc chữa chứng mồ hôi trộm
Dùng bán hạ khúc 125g, nhân sâm 63g, bạch truật 63g, đại táo 30 quả, bá tử nhân 125g, mẫu lệ 63g, ma hoàng căn 63g, ngũ vị tử 63g. Đại táo đem bỏ hạt và nấu nhừ. Các vị còn lại nghiền thành bột mịn, đem trộn và nhào với thịt đại táo, làm thành viên. Mỗi viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần dùng 20 – 30 viên, ngày dùng 2 lần.
Bài thuốc chữa di mộng tinh ở nam giới
Dùng hồ đào nhân 250g và 100g ngũ vị tử. Đem ngũ vị tử ngâm với nước trong khoảng nửa ngày cho mềm, rồi bỏ hạt và sao vàng với hồ đào. Để nguội bớt và đem tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 9g bột uống cùng với nước cơm.
Bài thuốc trị chứng ho do cảm hàn
Dùng ma hoàng 8g, bán hạ 8g, bạch thược 12g, chích thảo 6g, quế chi 6g, tế tân 4g, can khương 8g với ngũ vị tử 4g, đem sắc uống. Chia thành 3 lần dùng và uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị cảm nắng, mệt và khát nước
Dùng mạch môn 10g, ngũ vị tử 5g, nhân sâm 10g, đem sắc uống.
>>>>>Xem thêm: Nhà sản xuất KOLMAR BNH của nước nào? Có tốt không?
Ngũ vị tử là một loại dược liệu quí hiếm đối với cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. Không chỉ có tác dụng làm thực phẩm mà ngũ vị tử còn có nhiều tác dụng trong việc nâng cao sức khoẻ. Trên đây là bài viết chia sẻ về ngũ vị tử, hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho độc giả trong việc tìm hiểu về ngũ vị tử.
Nguồn: Pubmed, Webmd