Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Rate this post

Ngứa mũi là một tình trạng thường gặp, gây khó chịu cho nhiều người khi mắc phải. Trong một số trường hợp, đây còn là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lý. Vậy ngứa mũi là bệnh gì, nguyên nhân gây ngứa mũi? Cùng tìm hiểu rõ trong bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Sự xâm nhập của vi rút

Ngứa mũi là một dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang bị xâm nhập bởi vi rút. Khi mầm bệnh xâm nhập vào mũi và xoang mũi, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra chất nhầy và hắt hơi để cố đẩy mầm bệnh ra khỏi đường mũi. Hành động hắt hơi này kích thích mũi của bạn, tạo ra cảm giác ngứa.

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Sự xâm nhập của vi rút kích thích gây ngứa mũi

Dị ứng

Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại với các tác nhân từ môi trường. Tuy nhiên cơ thể có thể nhầm lẫn với các mầm bệnh, ví dụ như vi rút cúm, do đó các triệu chứng tương tự cảm cúm sẽ xuất hiện.

Dị ứng gây viêm ở vùng mũi họng nên có thể bạn sẽ thấy ngứa và đau mũi. Một số tác nhân dị ứng phổ biến là lông thú nuôi, phấn hoa, bụi trong không khí, nấm mốc,…

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Dị ứng phấn hoa, nấm mốc, bụi gây sưng viêm đường mũi

Ảnh hưởng của các chất kích thích từ môi trường

Một số tác nhân kích thích từ môi trường thông qua mũi có thể là nguyên nhân gây viêm mũi không do dị ứng dẫn đến tình trạng ngứa mũi.

Các triệu chứng khá giống với dị ứng theo mùa nhưng đây không phải là phản ứng của hệ miễn dịch. Ví dụ như chảy mũi, ngứa mũi,… Một số chất kích thích dễ gây ngứa mũi như khói, các sản phẩm tẩy rửa,… [1]

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Ngứa mũi có thể do ảnh hưởng của các chất kích thích từ môi trường

Viêm xoang

Nếu cảm giác ngứa mũi kéo dài vài tuần đi kèm cùng một số triệu chứng khác (đau đầu, đau vai gáy, sốt, ù tai,…), có khả năng cao bạn đã bị viêm xoang.

Một số dấu hiệu nhận biết viêm xoang bạn nên để ý đến như:

  • Khó thở bằng mũi.
  • Mệt mỏi.
  • Đau khi ấn vào vùng xung quanh mắt…

Khi các dấu hiệu kéo dài, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây khó chịu trong đời sống sinh hoạt.

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Ngứa mũi kèm các triệu chứng khác có thể do viêm xoang

Polyp mũi

Một nguyên nhân khác của ngứa mũi là do hình thành các polyp mũi. Polyp mũi là những khối nhỏ, mềm, phát triển ở niêm mạc đường mũi.

Thường gặp ở bệnh nhân viêm xoang mạn tính, hen suyễn, dị ứng, mẫn cảm với thuốc (aspirin, NSAIDs/thuốc kháng viêm không steroid) hoặc các hội chứng miễn dịch khác (hội chứng Churg – Strauss gây ra tình trạng viêm mạch máu). Các khối polyp mũi lớn hơn có thể gây ra các vấn đề hô hấp hoặc mất khứu giác.

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Polyp mũi là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ngứa mũi

Đau nửa đầu

Ngứa mũi là triệu chứng của đau nửa đầu mà ít người biết và để ý đến.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu. Trong một vài trường hợp, ngứa mũi có thể báo hiệu cho một cơn đau nửa đầu sắp đến và đi kèm cùng với các triệu chứng khác như:

  • Aura thị giác: cảm giác nhiễu loạn tầm nhìn.
  • Tê cơ mặt và cảm giác châm chích.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Mờ thị giác.

Tìm hiểu thêm: Cách chọn bông tẩy trang phù hợp, an toàn và không gây mụn, hại da

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Ngứa mũi có thể báo hiệu cho cơn đau nửa đầu sắp đến

Tác dụng phụ của việc sử dụng máy CPAP (máy áp lực dương liên tục)

Máy CPAP là hệ thống máy thở không xâm lấn, được dùng để điều trị cho các bệnh nhân suy hô hấp cấp thất bại với điều trị oxy thông thường, viêm tiểu phế quản ở trẻ em, xẹp phổi do tắc đờm…

Sử dụng máy CPAP có thể tạo ra cảm giác ngứa như có vật lạ trong mũi. Bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng ngứa mũi bằng cách tăng độ ẩm hoặc thêm lớp lót dưới mũi khi dùng máy.

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Ngứa mũi là một tác dụng phụ khi sử dụng máy CPAP

Khô mũi

Việc sử dụng thuốc cảm hoặc thuốc dị ứng, thời tiết hanh khô, dùng máy lạnh có thể làm khô đường mũi, từ đó tạo cảm giác ngứa, khó chịu hoặc thậm chí là đau. Bạn có thể thực hiện các phương pháp trị khô mũi tại nhà để giảm tình trạng ngứa mũi như:

  • Tạo độ ẩm trong không khí.
  • Xông hơi.
  • Xịt mũi bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mũi…

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Ngứa mũi có thể do khô mũi khi dùng thuốc cảm hoặc thuốc dị ứng

Có khối u ở mũi

Các khối u ở xoang mũi hoặc xoang cánh mũi thường phát triển ở trong hoặc xung quanh đường mũi. Các khối u có thể lành tính hoặc ác tính – đồng nghĩa với ung thư mũi.

Các bệnh ung thư mũi rất hiếm gặp và thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu nhận dạng thường gặp nhất là mất khứu giác, nghẹt mũi, ngứa mũi và viêm xoang. Khi gặp phải trường hợp này, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất và điều trị kịp thời.

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

Sự hình thành khối u trong mũi làm ngứa mũi

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa mũi. Nếu tình trạng ngứa mũi kéo dài và lặp lại thường xuyên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên gặp bác sĩ để được xử lý nếu bị ngứa mũi kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho nhiều, sưng viêm, đau hốc mũi, dị ứng hay khó thở,…

Ngứa mũi là bệnh gì? 9 nguyên nhân gây ngứa mũi bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Cảnh báo 7 triệu chứng thoái hóa khớp điển hình không thể chủ quan

Nên thăm khám bác sĩ nếu có kèm các triệu chứng khác kéo dài

Các bệnh viện tai mũi họng uy tín

Nếu tình trạng ngứa mũi không thuyên giảm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thì bạn có thể đến thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng của các bệnh viện trong khu vực. Một số bệnh viện chuyên Tai Mũi Họng bạn có thể tham khảo:

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM; Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn; Phòng khám Đại học Y Dược TP.HCM 1,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Khoa Tai Mũi Họng; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Tai Mũi Họng,…

Tuy ngứa mũi hầu như không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mọi người cũng không nên quá chủ quan khi xuất hiện tình trạng này. Nếu sử dụng các biện pháp như xịt mũi, tạo độ ẩm không khí,… trong thời gian dài mà không thuyên giảm thì bạn nên đi thăm khám để được tư vấn và phát hiện bệnh kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *