Người mắc Covid thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, do đó họ cần có một chế độ ăn đặc biệt hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cùng Kenshin tìm hiểu người bị Covid nên ăn gì và không nên ăn gì qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Người bị Covid nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?
Contents
- 1 Người bị Covid nên ăn gì?
- 1.1 Các thực phẩm có chứa Vitamin D
- 1.2 Các thực phẩm từ thực vật
- 1.3 Chất xơ và protein
- 1.4 Axit béo omega-3
- 1.5 Các thực phẩm có chứa Vitamin C
- 1.6 Tăng cường thực phẩm giàu kẽm
- 1.7 Các món ăn có chứa Hydrat hóa
- 1.8 Carotenoid và vitamin A
- 1.9 Ăn các thực phẩm có chứa chất đạm
- 1.10 Các loại thực phẩm yến mạch, ngũ cốc
- 2 Người bị Covid không nên ăn gì?
Người bị Covid nên ăn gì?
Các thực phẩm có chứa Vitamin D
Theo nghiên cứu, vitamin D có tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bảo vệ phổi trong quá trình nhiễm vi-rút bằng cách phá vỡ sự gắn kết của vi-rút trong cơ thể.
Cơ thể nhận được vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, pho mát, cá hồi và một số loại nấm dại. Do đó nên bổ sung vitamin D hàng ngày nếu bạn đang bị cách ly và ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. [1]
Vitamin D giúp bảo vệ phổi trong quá trình nhiễm vi-rút
Các thực phẩm từ thực vật
Nghiên cứu cho thấy một chế độ ăn bao gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giúp giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19. [2]
Chế độ này ít chất béo bão hòa và nhiều chất dinh dưỡng từ thực vật, giúp cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hơn cho cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại vi-rút và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Những thực phẩm này có thể cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ví dụ: rau củ và trái cây, ô liu và dầu ô liu, các loại hạt, các loại đậu,…
Thực phẩm từ thực vật giúp giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19
Chất xơ và protein
Protein hàm lượng cao, chẳng hạn như cá, trứng và thịt nạc là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống, giúp tạo ra kháng thể và chống nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, chất xơ giúp thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột và giúp giảm viêm. Việc tiêu thụ chất xơ cũng làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm và bệnh đường hô hấp.
Chất xơ thường có trong gạo lứt, bánh mì, yến mạch, hoa quả, rau, các loại đậu,…
Chất xơ và protein giúp bệnh nhân COVID-19 nhanh chóng hồi phục
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), giúp giảm viêm và giảm khả năng gây ra “cơn bão cytokine” trong COVID-19 (đây là tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra các triệu chứng tiêu cực).
Cá béo (cá hồi, cá mòi,…) là nguồn cung cấp axit béo omega-3 cao. Ngoài ra, thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như hạt chia, quả óc chó và cây gai dầu, có chứa axit alpha-linolenic mà cơ thể có thể chuyển đổi thành EPA và DHA.
Cá béo là nguồn cung cấp axit béo omega-3 cao
Các thực phẩm có chứa Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có thể cải thiện các triệu chứng hô hấp, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phục hồi sau cảm lạnh thông thường. [3]
Nghiên cứu khác cho thấy vitamin C có thể cải thiện các dấu hiệu viêm ở những người bị nhiễm COVID-19. [4]
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C: ớt, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, đậu xanh, cam, bưởi, kiwi, dâu tây,…
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng cường miễn dịch
Tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Do vậy nó rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch và có thể hỗ trợ phục hồi cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt bò, thịt gà, các loại đậu (đậu xanh), hải sản (hàu, cua, cá bơn,…), phô mai, sữa chua,…
Thực phẩm giàu kẽm giúp hỗ trợ phục hồi cho người mắc COVID-19
Các món ăn có chứa Hydrat hóa
Hydrat hóa là quan trọng và cần thiết để giúp cơ thể hoạt động bình thường, ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh. Đối với người mắc COVID-19, điều quan trọng là phải giữ đủ nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Bên cạnh việc uống nước là giải pháp hydrat hóa rõ ràng nhất thì hầu hết các loại rau và trái cây cũng chứa nhiều nước. Nhiều loại còn chứa các khoáng chất có chức năng như chất điện giải, giúp cân bằng mức chất lỏng trong cơ thể.
Một số loại rau và trái cây chứa nhiều nước: dưa chuột, dưa hấu, dâu tây, cà chua, rau diếp,…
Người mắc COVID-19 cần bổ sung các loại rau và trái cây chứa nhiều nước
Carotenoid và vitamin A
Carotenoid là chất chống oxy hóa cũng như sắc tố (đỏ, xanh lá cây, vàng và cam). Trong số 700 loại carotenoid tìm được trong tự nhiên, có khoảng 30 loại được tìm thấy trong cơ thể. Một trong số đó là vitamin A và tiền chất của nó là beta caroten.
Vitamin A là một loại carotenoid chống oxy hóa tan trong chất béo. Đối với COVID-19, vitamin A làm giảm viêm và stress oxy hóa, tăng cường phản ứng miễn dịch và có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. [5]
Nguồn thực phẩm bao gồm: rau có sắc tố như khoai lang và cà rốt, đặc biệt các loại rau có lá màu xanh đậm và nội tạng động vật (nhất là gan) là nguồn cung cấp vitamin A phong phú.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì để giảm trào ngược
Carotenoid và vitamin A có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19
Ăn các thực phẩm có chứa chất đạm
Không chỉ người mắc COVID-19 mà người khỏe mạnh cũng cần phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chất đạm là nguồn dinh dưỡng quan trọng để cơ thể hình thành kháng thể chống lại virus gây bệnh.
Khi các triệu chứng của COVID-19 khiến bạn cảm thấy khó chịu, những món ăn giàu đạm như thịt, cá, đậu đỗ các loại, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng… có thể giúp bạn dễ chịu hơn.
Chất đạm giúp cơ thể hình thành kháng thể chống lại virus gây bệnh
Các loại thực phẩm yến mạch, ngũ cốc
Carbohydrate là cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho quá trình chữa bệnh. Yến mạch và ngũ cốc là lựa chọn lý tưởng vì chúng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin, khoáng chất và đôi khi có cả một chút protein.
Yến mạch và ngũ cốc là lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân COVID-19
Người bị Covid không nên ăn gì?
Rượu
Rượu làm mất nước và có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, trong khi hệ thống này đang làm việc chăm chỉ để chống lại vi-rút. Thay vì uống rượu, hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng các loại đồ uống như nước lọc, trà hoặc nước trái cây.
Rượu làm mất nước và có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch
Bánh quy giòn
Bánh quy giòn (và các loại thức ăn cứng, giòn khác) có thể gây tổn thương cổ họng nếu chúng đang bị sưng đau. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng, bạn có thể cân nhắc dung nạp những thực phẩm này vì chúng không hề có hại đến sức khỏe.
Bánh quy giòn có thể gây tổn thương cổ họng nếu chúng đang bị sưng đau
Thức ăn cay
Người mắc COVID-19 chỉ nên ăn cay ở mức độ vừa phải, tránh ăn các đồ ăn cay thường xuyên hoặc ở mức độ cao để tránh các triệu chứng ho, khó thở, tức ngực,… trở nên nghiêm trọng hơn.
Người mắc COVID-19 cần tránh ăn đồ cay ở mức độ cao
Các món có tính acid mạnh
Bất cứ thứ gì có tính axit cao (như chanh hoặc giấm) có thể gây kích ứng cổ họng nếu bạn đang bị đau họng. Do đó, cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc dung nạp nhóm thực phẩm này để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: 11 sai lầm phổ biến khi đắp mặt nạ khiến da xấu đi, nhanh lão hóa
Thức ăn có tính axit cao có thể gây kích ứng cổ họng
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc biết thêm thông tin về những loại thực phẩm nên ăn hoặc cần tránh khi bị Covid. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Goodhousekeeping, Healthline, Eatingwell, Medicalnewstoday