Ngưu bàng là một trong những thảo dược giải độc được sử dụng rộng rãi. Vậy ngưu bàng là gì? Công dụng và lưu ý nào khi sử dụng? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Ngưu bàng là gì? Top 8 công dụng và lưu ý sử dụng. Xem ngay!
Contents
Ngưu bàng là gì?
Tên khoa học: Arctium lappa L.
Ngưu bàng là một loài thực vật thuộc họ Cúc, có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Á, hiện đã thích nghi và được chấp nhận tại Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, cây xuất hiện nhiều ở Sapa, Lai Châu, Lào Cai…
Ngưu bàng thường mọc hoang, có lá to rộng hình bầu dục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên, có lông trắng mịn bao phủ. Hoa lớn có màu tím nhạt, rễ dài và cứng.
Lá và quả ngưu bàng chứa một chất đắng là arctiin (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B… Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, acid stearic,… Cả ba bộ phận đều được dùng làm thuốc chữa trị nhiều loại bệnh theo y học cổ truyền. [1]
Tác dụng của ngưu bàng
Chống ung thư
Thành phần arctigenin có trong cây ngưu bàng là một chất chống ung thư mạnh mẽ có thể ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào ung thư và thúc đẩy quá trình apoptosis – quá trình của sự chết tế bào được lập trình xảy ra trong các sinh vật đa bào.[2]
Ngoài ra, ngưu bàng còn làm tăng nhạy cảm với hóa chất trong tế bào ung thư (làm giảm độ bền hóa học). [3]
Cải thiện tiểu đường
Arctiin trong rễ ngưu bàng giúp cải thiện bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu, giảm mức HbA1C, triglyceride (TG) và cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C), đồng thời cải thiện khả năng dung nạp glucose, tăng mức insulin và leptin [4].
Ngoài ra, Inulin và sitosterol-beta-D-glucopyranoside (từ cây ngưu bàng) cũng có thể giúp điều chỉnh tích cực mức đường huyết của cơ thể người bị tiểu đường [5].
Gỉam cholesterol
Theo một nghiên cứu năm 2017, mức cholesterol toàn phần (TC), triglyceride (TG), cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) giảm đáng kể ở những phụ nữ vừa kết hợp sử dụng ngưu bàng kèm với việc tập thể dục. [6]
Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu trên, cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) – cholesterol tốt cho cơ thể cũng có xu hướng giảm.
Ngăn ngừa lão hóa
Nghiên cứu năm 2010 đã chỉ ra rằng rễ cây ngưu bàng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ bao gồm quercetin, luteolin và acid phenolic [7]. Với những thành phần mang đặc tính đó, ngưu bàng bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại do các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả. [8].
Ngưu bàng chứa nhiều chất chống oxy ngăn ngừa lão hóa
Giảm đau
Hoạt tính chống oxy hóa của ngưu bàng giúp giảm tình trạng viêm và đau. Nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện ra rằng cây ngưu bàng làm giảm các dấu hiệu viêm và stress oxy hóa cho những bệnh nhân bị viêm xương khớp [9].
Tìm hiểu thêm: Bạc hà có tác dụng gì? 9 công dụng của bạc hà trong chữa bệnh
Cải thiện chức năng gan
Ngưu bàng làm tăng hoạt động của cytochrome P450 – hệ thống gồm 50 loại enzyme thuộc nhóm monooxygenase mà cơ thể dùng để xử lý thuốc, từ đó giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan do một số chất độc.
Trong một nghiên cứu trên động vật, ngưu bàng giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương do thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Tylenol (acetaminophen). Ngoài ra, arctiin có trong ngưu bàng có thể giúp chống xơ hóa và sẹo ở gan [10] [11].
Hỗ trợ chữa bệnh Alzheimer
Ở chuột, arctigenin từ rễ ngưu bàng ngăn chặn việc sản xuất beta-amyloid, một loại protein tích tụ trong não của những người bị bệnh Alzheimer. Từ đó, có thể ngăn ngừa mất trí nhớ và tái hình thành các tế bào trong não.[12]
Cải thiện đường ruột
Nghiên cứu cho thấy inulin, một loại của prebiotic cung cấp nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong ruột già để cải thiện tiêu hóa được rễ ngưu bàng cung cấp. [13].
Lưu ý khi sử dụng ngưu bàng
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng ngưu bàng vì loại thảo mộc này đã được báo cáo về việc kích thích tử cung, gây chuyển dạ sớm và có hại cho thai nhi.
- Người sắp phẫu thuật: Ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Do đó nên ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
- Người bị tiểu đường: Trường hợp người bị tiểu đường đang sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu không nên dùng rễ ngưu bàng vì khi dùng chung có thể khiến tác dụng hạ đường huyết gia tăng, gây hạ đường huyết quá mức.
>>>>>Xem thêm: 21 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người mà bạn nên tránh
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về nguồn gốc, lợi ích sức khỏe cũng như lưu ý khi dùng của ngưu bàng. Hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân của bạn nhé.
Nguồn: Webmd, Drugs.com, Verywellhealth