Loạn thị là một loại tật khúc xạ phổ biến do cấu trúc của mắt thay đổi dẫn đến tầm nhìn mờ. Hãy cùng tìm hiểu 2 nguyên nhân loạn thị phổ biến mà bạn cần biết qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân loạn thị phổ biến bạn cần biết
Contents
Nguyên nhân gây loạn thị
Di truyền
Di truyền là nguyên nhân thường thấy của loạn thị. Nếu cả bố và mẹ đều bị loạn thị thì khả năng cao trẻ sinh ra sẽ bị di truyền do một số gen ảnh hưởng đến sự phát triển của giác mạc hoặc thủy tinh thể.
Nguyên nhân chủ yếu của loạn thị là do di truyền từ bố mẹ
Bệnh giác mạc hình chóp
Ngoài ra, một số bệnh lý về giác mạc cũng là nguyên nhân dẫn đến loạn thị, bao gồm bệnh giác mạc hình chóp – nghĩa là áp lực mắt quá cao. Áp lực này thường được gây ra do sự cản trở trong việc thoát dịch kính mắt ra khỏi mắt, dẫn đến tích tụ chất lỏng và tăng áp lực trong mắt.
Theo thời gian, cấu trúc giác mạc bị thay đổi làm mất đi độ cong bình thường dẫn đến bề mặt lồi ra như hình nón.Tình trạng này làm chệch hướng ánh sáng đi vào mắt dẫn đến thay đổi tầm nhìn. Bệnh giác mạc hình chóp thường được phát hiện ở tuổi thiếu niên hoặc 20 tuổi, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt.
Cấu trúc giác mạc thay đổi làm ảnh hưởng tầm nhìn của mắt
Phòng ngừa tật loạn thị
Hầu hết những trường hợp loạn thị là do bất thường bẩm sinh cấu trúc của mắt nên không có cách phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy, khám mắt thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp để điều chỉnh bảo tồn thị lực.
Tìm hiểu thêm: 9 cách sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả nhất cho sức khỏe
Bị loạn thị cần được điều chỉnh sớm bằng đeo kính mắt
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa nếu các triệu chứng thị lực ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc cản trở cho công việc hàng ngày. Bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh và mức độ, từ đó tư vấn và có biện pháp can thiệp để điều chỉnh tầm nhìn cho bạn.
Chẩn đoán
Loạn thị được chẩn đoán qua khám mắt toàn diện, bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán:
- Kiểm tra thị lực: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc chữ cái hoặc biểu tượng từ bảng đo thị lực ở một khoảng cách cụ thể để xác định tầm nhìn rõ của mắt.
- Kiểm tra khúc xạ: Bác sĩ sẽ đo lượng ánh sáng tập trung và bị bẻ cong khi đi vào mắt bạn bằng cách sử dụng máy khúc xạ quang học.
- Kiểm tra độ cong giác mạc: Đường cong giác mạc của bạn sẽ được đo lường qua việc nhìn vào máy đo độ cong.
- Khám bằng đèn khe: Đèn khe là một loại kính hiển vi đặc biệt có ánh sáng mạnh được chiếu vào mắt. Bác sĩ sẽ điều chỉnh độ sáng và độ dày của chùm ánh sáng để nhìn thấy các lớp và các phần khác nhau của mắt bạn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan
Bạn nên đi khám mắt sớm ngay khi có những triệu chứng làm suy giảm thị lực
Các bệnh viện mắt uy tín
Nếu gặp phải tình trạng trên hoặc cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa Mắt, bạn có thể đến một số bệnh viện uy tín sau:
- TP HCM: Bệnh viện Mắt TP.HCM, Bệnh viện Quốc tế City…
- Hà Nội: Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội…
Loạn thị gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Hầu hết các trường hợp có thể điều chỉnh qua sử dụng kính đeo hoặc kính áp tròng. Nếu bạn thấy những thông tin của bài viết hữu ích, hãy cùng chia sẻ cho mọi người nhé!
Nguồn: MayoClinic, CleverlandClinic