Vitamin B1 là một loại vitamin giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, cũng như có những tác động có lợi lên não. Vậy việc thiếu hụt chúng sẽ gây những bất lợi gì cho cơ thể, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể bị thiếu vitamin B1
Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamin, là một vitamin tan trong nước, có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 có vai trò trong cấu trúc và chức năng cũng như sự trao đổi chất của tế bào não. Vitamin B1 có trong thức ăn như: gạo, trứng, thịt heo, ngũ cốc ăn sáng… có trong thuốc và thực phẩm chức năng. Hầu hết, mọi người đều có thể bổ sung vitamin B1 từ một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng. Việc thiếu hụt vitamin B1 dễ xảy ra nếu như bạn không có chế độ ăn đầy đủ hoặc mắc những bệnh liên quan đến tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1
Contents
Nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B1
Sự thiếu hụt vitamin B1 từ chế độ ăn uống
Người mắc chứng biếng ăn trầm trọng và người có chế độ ăn chủ yếu là carbohydrate đã qua chế biến (ví dụ như gạo trắng đã đánh bóng) có thể bị thiếu vitamin B1. Hoặc chế độ ăn có các thực phẩm chứa thiaminase (một enzym phân hủy vitamin B1) như: trà, cà phê, quả cau…gây giảm hấp thu
Nghiện rượu mãn tính cũng có thể dẫn đến tình trạng này, do cơ thể phải sử dụng lượng lớn vitamin B1 để vận chuyển Hydro trong phản ứng oxy hóa rượu.
Tăng nhu cầu sử dụng vitamin B1
Một vài trường hợp đặc biệt có nhu cầu sử dụng vitamin B1 tăng cao như:
– Phụ nữ mang thai và cho con bú
– Tuyến giáp hoạt động quá mức như bệnh cường giáp
– Hoạt động thể chất nặng
– Phẫu thuật
Sự hấp thu bị giảm
Khi cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hoặc có những rối loạn ở đường tiêu hóa thì dễ bị thiếu vitamin B1. Một số tình trạng gây thiếu vitamin B1 như:
– Suy dinh dưỡng
– Rối loạn hấp thu vitamin B1 như tiêu chảy kéo dài, nôn
– Rối loạn chuyển hóa vitamin như bệnh gan
Sử dụng thuốc gây thiếu hụt vitamin B1
Sử dụng thuốc lợi tiểu liều cao (indapamid, furocemid,..) sẽ làm tăng đào thải vitamin B1. Một nghiên cứu trên 30 bệnh nhân bị suy tim sung huyết được điều trị ít nhất 40mg/ngày furosemid đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt vitamin B1 xảy ra ở một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân suy tim sung huyết được điều trị furosemid [1].
Triệu chứng thiếu hụt vitamin B1
Mất cảm giác ngon miệng
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trung tâm cảm giác no ở vùng dưới đồi của não. Khi sự thiếu vitamin B1 diễn ra, hoạt động của trung tâm cảm giác no sẽ bị thay đổi, khiến cơ thể cảm thấy no, nhưng thực chất là cơ thể chưa no. Điều này có thể dẫn đến chán ăn
Một nghiên cứu trên chuột cho ăn chế độ ăn thiếu vitamin B1 trong 16 ngày cho thấy, chúng ăn ít thức ăn hơn. Sau 22 ngày, những con chuột có biểu hiện giảm 69–74% lượng thức ăn bình thường [2]. Một nghiên cứu khác trên những con chuột được cho ăn chế độ ăn thiếu vitamin B1 cũng cho thấy lượng thức ăn ăn vào giảm đáng kể. Trong cả hai nghiên cứu, lượng thức ăn nhanh chóng tăng lên mức ban đầu sau khi bổ sung lại vitamin B1[3].
Mệt mỏi
Vitamin B1 có vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể. Vì thế, thiếu hụt vitamin B1 sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng và dẫn đến mệt mỏi. Tình trạng mệt mỏi có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột, tùy thuộc mức độ thiếu hụt vitamin B1. Mệt mỏi là một triệu chứng mơ hồ nên thường bị bỏ qua, nhưng đây là một dấu hiệu phổ biến của sự thiếu hụt vitamin B1. Vì thế, bạn không nên xem nhẹ triệu chứng này.
Ở một nghiên cứu, ba bệnh nhân bị đau cơ xơ hóa (là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể, có triệu chứng là mệt mỏi, mất ngủ hoặc trầm cảm) điều trị bằng đường uống với 600–1800 mg/ngày vitamin B1. Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể các cơn đau mãn tính, mệt mỏi và tất cả các triệu chứng khác ở tất cả bệnh nhân trong vài ngày [4].
Giảm phản xạ
Thiếu hụt vitamin B1 lâu dài và không được điều trị có thể gây tổn thương tới thần kinh vận động, giảm hoặc mất phản xạ cơ. Theo nghiên cứu, giảm hoặc không có phản xạ của đầu gối, mắt cá chân và cơ tam đầu thường được quan sát thấy khi sự thiếu hụt vitamin B1 tiến triển. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phối hợp và khả năng đi lại của bạn. Nghiên cứu được ghi nhận trong chứng thiếu hụt vitamin B1, chưa được chẩn đoán ở trẻ em [5].
Yếu cơ
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải ăn gì? bí quyết giúp con yêu khỏe mạnh
Yếu cơ nói chung không phải là tình trạng hiếm gặp và nguyên nhân của nó thường khó xác định. Yếu cơ tạm thời, ngắn hạn thường xảy ra với hầu hết tất cả mọi người vào một thời điểm. Tuy nhiên, tình trạng yếu cơ dai dẳng, kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B1
Một nghiên cứu trên hai người đàn ông trưởng thành thiếu hụt vitamin B1 đã cho thấy có sự suy yếu chi trên và chi dưới sau khi nhập viện 1 tháng. Các triệu chứng lâm sàng của hai bệnh nhân được cải thiện hơn khi bắt đầu sử dụng vitamin B1[6].
Mờ mắt
Thiếu vitamin B1 nghiêm trọng có thể gây sưng dây thần kinh thị giác, điều này có thể dẫn đến mờ hoặc thậm chí mất thị lực. Nhiều trường hợp được ghi nhận có sự liên quan giữa việc mờ mắt và mất thị lực với tình trạng thiếu vitamin B1 nghiêm trọng.
Theo báo cáo, một người phụ nữ 39 tuổi bị mất thị lực và sưng đầu dây thần kinh thị giác. Cô ấy được chẩn đoán thiếu vitamin B1, khi điều trị bằng đường tiêm bắp vitamin B1 thì thị lực và các triệu chứng thần kinh của bệnh nhân được cải thiện đáng kể [7]. Ở một báo cáo khác, một người phụ nữ 37 tuổi đột ngột mất thị lực và có bệnh lý thần kinh ngoại biên sau khi phẫu thuật cắt dạ dày (một loại phẫu thuật dành cho người bị béo phì). Kiểm tra nồng độ vitamin B1 trong huyết thanh cho thấy có sự thiếu hụt. Khi tiêm vitamin B1, bệnh nhân có phục hồi thị lực [8].
Buồn nôn và nôn mửa
Mặc dù các triệu chứng về tiêu hóa ít phổ biến khi thiếu vitamin B1, chúng vẫn có thể xảy ra. Buồn nôn và nôn mửa là những triệu chứng của cơ thể khi bị thiếu vitamin B1
Ở một báo cáo về người đàn ông 30 tuổi nhập viện trong tình trạng bị đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa. Bệnh nhân được cho sử dụng pantoprazole IV, tiêm ciprofloxacin và metronidazol IV vì có thể bị nhiễm trùng do tăng số lượng bạch cầu. Đến ngày thứ 12, bệnh nhân cho biết có cảm giác tê và ngứa ran ở ngực. Anh ấy đã được điều trị bằng vitamin B1. Bệnh nhân cảm thấy tốt hơn và được xuất viện vào ngày thứ 13 [9].
Thay đổi nhịp tim
Nồng độ vitamin B1 của bạn có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. Thiếu hụt vitamin B1 trong cơ thể có thể dẫn đến nhịp tim chậm hơn bình thường. Nhịp tim chậm bất thường có thể gây ra mệt mỏi, chóng mặt và nguy cơ ngất xỉu cao hơn. Ở một số nghiên cứu liên quan đến chuột cho thấy thiếu vitamin B1 có thể làm giảm nhịp tim của chúng [10].
Khó thở
Theo một báo cáo, sự thiếu hụt vitamin B1 đôi khi có thể dẫn đến suy tim (khi tim trở nên suy yếu và kém hiệu quả hơn trong việc bơm máu đến các cơ quan). Điều này có thể dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi, gây khó thở [11]. Điều quan trọng cần lưu ý là khó thở có thể do nhiều nguyên nhân, vì vậy chỉ riêng triệu chứng này thường không phải là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B1.
Mê sảng
Mê sảng là tình trạng rối loạn nghiêm trọng về năng lực trí tuệ, dẫn đến lú lẫn và giảm khả năng nhận thức về môi trường xung quanh. Theo nghiên cứu, thiếu vitamin B1 có thể góp phần vào sự tiến triển của chứng mê sảng, suy tim và bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân cao tuổi, nhưng ít có nghiên cứu có hệ thống được báo cáo [12]. Một số người bị thiếu vitamin B1, đặc biệt nếu thiếu vitamin B1 là kết quả của chứng nghiện rượu mãn tính, có thể có dấu hiệu mê sảng và phát triển hội chứng Wernicke-Korsakoff.
Điều trị thiếu vitamin B1
>>>>>Xem thêm: Người bị cảm cúm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Các tình trạng thiếu vitamin B1 có thể điều trị bằng cách bổ sung vitamin B1. Các triệu chứng thiếu hụt nhẹ có thể bổ sung bằng đường uống. Với các triệu chứng nghiêm trọng thì sẽ được sử dụng bằng đường tiêm. Sử dụng bằng đường tiêm phải được sự hướng dẫn và kiểm soát bởi các Bác sĩ hoặc Dược sĩ.
Sự thiếu hụt vitamin B1 thường xảy ra chung với sự thiếu hụt các vitamin B khác, vì thế bạn nên bổ sung vitamin tổng hợp trong vài tuần. Các chuyên gia khuyến khích mọi người nên ăn theo một chế độ cân bằng và đầy đủ, để cung cấp đủ lượng vitamin B1 cho một ngày. Và không nên lạm dụng rượu bia
Sau khi được điều trị bằng bổ sung vitamin B1, hầu hết mọi người có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, ở một số người mắc hội chứng Wernicke-Korsakoff, những tổn thương ở não là vĩnh viễn, không thể điều trị hết. Các triệu chứng của bệnh Beriberi (bệnh tê phù do thiếu hụt vitamin B1) sau khi hồi phục có thể tái phát.
Điều trị các triệu chứng thiếu hụt vitamin B1 cấp tính có liên quan đến tim mạch và thần kinh
– 200mg/ngày, 3 lần một ngày bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống. Sử dụng cho đến khi triệu chứng được cải thiện và chuyển sang uống 10mg/ngày vitamin B1 cho đến khi hồi phục hoàn toàn
– Hoặc 50mg/ngày trong vòng 2-4 ngày, bằng đường tiêm bắp, sau đó điều trị duy trì bằng đường uống
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B1. Khi cơ thể có những triệu chứng thiếu hụt vitamin B1, hãy bổ sung chúng từ thực phẩm hoặc tham khảo ý kiến Bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguồn: Healthline, NCBI
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Vitamin B1 (Thiamin) là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ
>>>>> Liều dùng, cách dùng vitamin B1