Sắt là một khoáng chất quan trọng trong chế độ ăn uống. Nó cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể, đặc biệt là việc vận chuyển oxy trong máu của bạn, điều cần thiết trong việc cung cấp năng lượng cho cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi thiếu sắt
Thiếu sắt là khi lượng sắt dự trữ, sắt trong máu của bạn thấp và mức hemoglobin của bạn giảm xuống dưới mức bình thường. Hoặc khi nồng độ hemoglobin bình thường, nhưng cơ thể bạn chỉ có một lượng nhỏ sắt dự trữ, lượng sắt này sẽ sớm cạn kiệt. Bạn có thể không có triệu chứng rõ ràng hoặc gặp một số triệu chứng bao gồm cả mệt mỏi, xanh xao, dễ bị nhiễm trùng hơn.
Contents
Nguyên nhân nào gây ra thiếu sắt?
Cơ thể bạn cần sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, thiếu sắt có thể gây thiếu máu, cơ thể kém hấp thu, tóc dễ rụng, hễ miễn dịch suy giảm…, ảnh hưởng đến các chức năng của một số hệ cơ quan và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Thiếu sắt có thể do những nguyên nhân sau:
Tiêu thụ ít hơn lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày
Lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và việc bạn đang mang thai hay đang cho con bú, thếu sắt khi bạn không cung cấp đủ theo nhu cầu khuyến nghị.
Sắt được cung cấp cho cơ thể từ các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của chúng ta, chế độ ăn ít sắt sẽ có thể bị thiếu sắt ở một mức độ nào đó. Nên ăn các loại thực phẩm như thịt, trứng và một số loại rau lá xanh có nhiều chất sắt. Vì sắt rất cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể cần nhiều thực phẩm giàu sắt hơn nữa trong chế độ ăn uống của họ.
Ngoài ra những người ăn chay, ăn chế độ ít đạm động vật có nguy cơ thiếu sắt cao hơn so với người không ăn kiêng, người ăn chay cần lượng sắt cao hơn 1,8 lần liều lượng khuyến nghị từ thực phẩm vì sắt trong thực vật thường khó hấp thụ hơn sắt từ động vật.
Mất máu
Khi bạn mất máu, bạn sẽ mất chất sắt. Nguyên nhân phổ biến của mất máu dẫn thiếu sắt bao gồm:
– Chảy máu trong đường tiêu hóa, do loét, ung thư ruột kết, hoặc thường xuyên sử dụng các loại thuốc như aspirin hay các thuốc chống viêm không steroids (NSAIDS).
– Một số tình trạng di truyền hiếm gặp như chứng giãn mạch máu do di truyền, gây chảy máu trong ruột.
– Hiến máu thường xuyên
– Xét nghiệm máu thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
– Kinh nguyệt nhiều
– Lạc nội mạc tử cung: Nếu một phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, cô ấy có thể bị mất máu nhiều mà cô ấy không thể nhìn thấy vì nó ẩn trong vùng bụng hoặc vùng chậu.
– Chấn thương hoặc phẫu thuật...
Thay đổi cơ thể
Cần tăng nhu cầu sắt và tăng sản xuất hồng cầu khi cơ thể trải qua những thay đổi, chẳng hạn như tăng trưởng vượt bậc ở trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Theo thống kê, 1/3 số phụ nữ trưởng thành và 1/2 bạn gái tuổi thiếu niên thường hay bị thiếu sắt do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Vấn đề về hấp thụ sắt
Ngay cả khi bạn tiêu thụ đủ lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày, nhưng cơ thể bạn vẫn có thể không hấp thụ được sắt.
Hầu hết chất sắt trong thức ăn được hấp thụ ở phần trên của ruột non. Bất kỳ bất thường nào trong đường tiêu hóa có thể làm thay đổi sự hấp thụ sắt và dẫn đến thiếu sắt. Phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc sử dụng các loại thuốc gây ngăn chặn sản xuất axit dạ dày cũng sẽ làm giảm hấp thu sắt.
Người tập thể hình, các vận động viên
Tìm hiểu thêm: U xơ tử cung kiêng ăn gì? 7 loại thực phẩm nên ăn và nên tránh
Các vận động viên hoặc người tập thể hình dễ bị thiếu sắt vì tập thể dục thường xuyên làm tăng nhu cầu sắt của cơ thể theo một số cách. Ví dụ, luyện tập chăm chỉ thúc đẩy sản xuất hồng cầu nên cần sắt nhiều hơn để sản xuất loại tế bào máu này, ngoài ra sắt có thể bị mất qua mồ hôi.
Các tình trạng bệnh lý khác có thể dẫn đến thiếu sắt
Thiếu sắt trong các tình trạng viêm, bệnh mãn tính đã được các chuyên gia chẩn đoán và quản lý điều trị, các tình trạng mãn tính gây thiếu sắt thường gặp như:
– Suy thận giai đoạn cuối, mất máu trong quá trình lọc máu. Những người bị bệnh thận mãn tính cũng thường dùng các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton, thuốc chống đông máu, hoặc thuốc làm loãng máu – có thể gây thiếu sắt. Thuốc ức chế bơm proton cản trở sự hấp thụ sắt, chất làm loãng máu làm tăng khả năng chảy máu trong đường tiêu hóa.
– Viêm do suy tim sung huyết hoặc béo phì. Những tình trạng mãn tính này có thể dẫn đến viêm nhiễm, gây thiếu sắt.
Triệu chứng thiếu sắt
Thiếu sắt có mức độ từ nhẹ đến nặng. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ hoặc trung bình có thể không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Các triệu chứng thường xấu đi khi tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn. Nếu không được điều trị, thiếu sắt có thể gây ra các biến chứng và nguy hiểm đến tính mạng.
Các triệu chứng phổ biến của thiếu sắt bao gồm:
– Mệt mỏi bất thường, là triệu chứng phổ biến nhất.
Tình trạng mệt mỏi này xảy ra do cơ thể bạn thiếu chất sắt cần thiết để tạo ra một loại protein gọi là hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu không có đủ hemoglobin, lượng oxy đến các mô và cơ của bạn sẽ ít hơn, làm mất đi năng lượng của chúng. Trái tim của bạn cũng phải làm việc nhiều hơn để di chuyển nhiều máu giàu oxy hơn xung quanh cơ thể, điều này có thể khiến bạn mệt mỏi.
– Xanh xao
Da nhợt nhạt hoặc màu nhợt nhạt ở bên trong mí mắt dưới là những dấu hiệu phổ biến khác của tình trạng thiếu sắt. Hemoglobin trong tế bào hồng cầu làm cho máu có màu đỏ, vì vậy nồng độ thấp trong quá trình thiếu sắt sẽ làm cho máu ít đỏ hơn. Đó là lý do tại sao da có thể mất đi màu sắc khỏe mạnh hoặc độ ấm ở những người bị thiếu sắt.
– Khó thở
Hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ hemoglobin thấp trong quá trình thiếu sắt, nồng độ oxy cũng sẽ thấp. Điều này có nghĩa là cơ bắp của bạn sẽ không nhận đủ oxy để thực hiện các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ.
Kết quả là, nhịp thở của bạn sẽ tăng lên khi cơ thể cố gắng lấy thêm oxy. Đây là lý do tại sao khó thở là một triệu chứng phổ biến.
– Chóng mặt và đau đầu
Việc thiếu hemoglobin có thể có nghĩa là không có đủ oxy đến não, có thể làm cho các mạch máu của nó sưng lên và tạo ra áp lực và đau đầu.
– Sưng và đau lưỡi và miệng
Các dấu hiệu bao gồm khi lưỡi của bạn bị sưng, viêm, nhợt nhạt hoặc nhẵn một cách lạ thường. Thiếu sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng khác xung quanh miệng của bạn như khô miệng, cảm giác nóng bỏng trong miệng, vết nứt đỏ đau ở khóe miệng của bạn hoặc loét miệng.
– Da và tóc khô, hư tổn
Da và tóc có thể nhận được ít oxy hơn từ máu trong quá trình thiếu sắt, khiến chúng trở nên khô và hư tổn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến rụng tóc do thiếu sắt.
– Tim đập nhanh, đây là dấu hiệu do thiếu sắt nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp thiếu sắt, tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc nhanh và thậm chí là tiếng thổi ở tim, tim to hoặc suy tim.
– Hội chứng chân tay bồn chồn (hay hội chứng chân không yên – restless legs syndrome: RLS)
Hội chứng chân không yên là một sự thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân của bạn khi nghỉ ngơi. Nó cũng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu và kỳ lạ ở bàn chân và cẳng chân của bạn. Theo một số nghiên cứu, khoảng 25% những người bị thiếu máu do thiếu sắt bị hội chứng chân không yên, cao gấp 9 lần so với dân số chung.
– Các dấu hiệu tiềm năng khác
Có một số dấu hiệu khác cho thấy lượng sắt của bạn có thể đang ở mức thấp. Những dấu hiệu này có xu hướng ít phổ biến hơn và có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác ngoài thiếu sắt:
Pica (là cảm giác thèm ăn bất thường đối với những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như đá, bụi bẩn, sơn hoặc bột), tay chân lạnh, cảm thấy áp lực, yếu đuối, nhiễm trùng thường xuyên hơn.
Phòng ngừa thiếu sắt
– Thiếu sắt có thể được phòng ngừa bằng cách ăn một chế độ ăn giàu sắt và vitamin C.
Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm đậu khô, trái cây sấy khô, trứng, thịt nạc đỏ, cá hồi, bánh mì và ngũ cốc tăng cường chất sắt, đậu Hà Lan, đậu phụ, trái cây sấy khô và rau lá xanh đậm. Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, dâu tây và cà chua, có thể giúp tăng khả năng hấp thụ sắt của bạn.
– Chọn bánh mì và ngũ cốc ăn sáng tăng cường chất sắt.
– Các bà mẹ nên đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có tăng cường chất sắt.
Sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt quan trọng cho bé. Nhưng sau giai đoạn này bé cần nhiều sắt hơn. Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nhưng mẹ không được cung cấp đủ chất sắt, nên được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ sắt. Nếu được dùng sữa công thức tăng cường chất sắt không cần bổ sung thêm thuốc sắt.
– Uống bổ sung các loại thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp có chứa sắt: Sắt trong các sản phẩm này thường chứa một lượng nhỏ để bạn có thể bổ sung hằng ngày giúp giảm nguy cơ thiếu loại khoáng chất này.
– Cắt giảm lượng trà và cà phê bạn uống, đặc biệt là trong bữa ăn, vì chất tannin trong trà và cà phê liên kết với sắt và cản trở sự hấp thụ.
Điều trị thiếu sắt
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Efroze của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Trước khi điều trị bạn sẽ được chẩn đoán nhằm loại trừ các bệnh khác có thể có các triệu chứng tương tự.
Ở người lớn, việc điều trị thiếu sắt phụ thuộc vào tình trạng sắt của bạn:
– Nếu bạn bị suy giảm chất sắt, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống của bạn.
– Nếu bạn bị thiếu sắt, bác sĩ sẽ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống của bạn. Họ sẽ thường xuyên xem xét tình trạng sắt của bạn và có thể kê toa thuốc bổ sung.
– Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt. Mức độ sắt của bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên bằng các xét nghiệm máu.
– Nếu bạn có một vấn đề tiềm ẩn đang gây ra tình trạng thiếu sắt, điều quan trọng là bạn phải điều tra nguyên nhân. Nếu đó là một nguyên nhân bệnh lý khác thì cần điều trị trước khi bổ sung sắt.
Hy vọng bài viết trên cung cấp các thông tin bổ ích về việc thiếu sắt, đặc biệt là các triệu chứng điển hình khi thiếu sắt. Nếu bạn có nghi ngờ cơ thể mình thiếu loại khoáng chất này hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để có thể điều trị một cách đúng đắn.
Nguồn: NIH, webmd, healthline
Có thể bạn quan tâm
>>>>> Liều dùng, cách dùng sắt (iron) đúng, hiệu quả
>>>>> Sắt (Iron) là gì?Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa nhiều sắt