Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Rate this post

Gừng có lẽ đã không còn xa lạ với chúng ta, là gia vị trong bữa cơm hằng ngày, cũng là một vị thuốc lâu đời được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Vậy gừng có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác trong gừng có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị viêm khớp, viêm và các loại nhiễm trùng khác nhau. Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra tiềm năng của nó trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và các các vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là những lợi ích từ gừng:

Gừng chữa rối loạn tiêu hóa

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn, nhờ khả năng có lợi đối với các enzym trypsin và lipase tuyến tụy. Đặc biệt gừng rất hiệu quả trong chữa đầy hơi, một số nghiên cứu chỉ ra rằng các enzym trong gừng có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, giúp giảm bớt sự khó chịu của chứng đầy hơi [1].

Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.

Giảm buồn nôn

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Khi buồn nôn, bạn chỉ cần một miếng nhỏ gừng, nhai hoặc giã nát nấu với chút nước và uống lúc ấm, cảm giác buồn nôn sẽ dịu đi rất nhiều. Dù buồn nôn do say tàu xe, hay do thai nghén gừng đều có hiệu quả. Trong tổng số 1.278 phụ nữ mang thai ở các cuộc nghiên cứu, 1.1–1.5 gam gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn [2].

Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng gừng khi mang thai, do gừng được chống chỉ định với tiền sử chảy máu âm đạo và rối loạn đông máu, nên nếu gần chuyển dạ hoặc dễ chảy máu bạn không nên dùng nhiều gừng.

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra nó có thể giúp giảm buồn nôn và nôn cho những người trải qua một số loại phẫu thuật. Gừng cũng có thể giúp giảm buồn nôn liên quan đến các loại thuốc hóa trị chống ung thư [3] [4].

Giảm viêm, đau xương khớp

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Dân gian ta hay dùng bã gừng đắp lên chỗ viêm khớp gối để giảm đau, hay ngâm chân trong nước gừng nấu loãng 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này được cho là có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt.

Trên mặt khoa học, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng dùng gừng bằng đường uống “hiệu quả ở mức độ vừa phải và an toàn hợp lý” để điều trị chứng viêm do viêm xương khớp. Ở nghiên cứu này, những người tham gia nhận được từ 0.5g – 1g gừng mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 đến 12 tuần. Phần lớn trong số họ đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm khớp gối [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S106345841401276X”][/nguon].

Một đánh giá năm 2017 về 16 thử nghiệm lâm sàng đã xác định rằng: tất cả 16 thử nghiệm được xem xét đã chứng minh thuyết phục về các đặc tính chống viêm của gừng và công dụng tiềm năng như một phương pháp điều trị nhiều loại bệnh viêm nhiễm gây ra. Trong tương lai cần nghiên cứu rõ hơn về liều lượng cụ thể và đường dùng thích hợp [nguon title=”Chapter 5 – ” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B9780128051863000059″][/nguon].

Gừng hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Với đặc tính chống oxy hóa cao, gừng có thể có ích trong giảm nguy cơ mắc bênh tim.

Mức cholesterol LDL (xấu) cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Mà trong một nghiên cứu năm 2018 trên 60 người bị tăng lipid máu, 30 người nhận 5 gram bột gừng mỗi ngày đã thấy mức cholesterol LDL (có hại) của họ giảm 17,4% trong khoảng thời gian 3 tháng. Có thể cho rằng gừng có khả năng giảm cholesterol ấn tượng, tuy nhiên liều lượng sử dụng lại khá cao, nếu khó chịu bởi mùi vị của gừng, biện pháp này có thể khó áp dụng [7].

Khả năng ngăn chặn cục máu đông của gừng có thể tương tự như aspirin, nhưng ít ảnh hưởng đến dạ dày hơn, một đánh giá cho thấy rằng liều lượng từ 5 gram trở lên có thể gây ra hoạt động kháng tiểu cầu đáng kể, tuy nhiên số người tham gia cuộc đánh giá này còn hạn chế, vậy nên phương pháp này còn cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi [nguon title=”” link=”https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0167527307016853″][/nguon].

Làm dịu cảm lạnh hoặc cảm cúm

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm rất thích hợp với người bị cảm, ho do lạnh. Dân gian hay dùng gừng với mật ong, trà gừng, dầu gừng hay gừng tươi trong những ngày lạnh để phòng ngừa các triệu chứng khó chịu mà cảm gây ra như ho, ngứa cổ, lạnh, sổ mũi,..

Trên phương diện y khoa hiện đại, gừng có chất kháng khuẩn và có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm, các đặc tính y học này có thể giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh hoặc đau họng.

Những nghiên cứu sau phần nào chứng minh công dụng của gừng đối với cảm cúm:

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy gừng có tác dụng kháng khuẩn cao hơn so với kháng sinh chống lại Staphylococcus aureusStreptococcus pyogenes, S. pyogenes là vi khuẩn gây viêm họng do liên cầu, được gọi là viêm họng liên cầu. Không những thế gừng tươi có thể có lợi trong việc chống lại vi rút đường hô hấp [9]. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2013 cũng cho thấy gừng tươi có tác dụng kháng vi rút, cụ thể là RSV-vi-rút hợp bào hô hấp – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ em dưới hai tuổi [10].

Giảm đau bụng kinh

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Một trong những công dụng truyền thống của gừng là giảm đau, bao gồm cả đau bụng kinh.

Trong nghiên cứu bao gồm 74 tình nguyện viên, phát hiện ra rằng liều lượng 2 gam (g) gừng sống hoặc đun với nước nóng được sử dụng trong ngày làm giảm khoảng 25% cơn đau cơ do tập thể dục.

Các bạn gái thường uống nước gừng ấm, hay trà gừng với táo đỏ đường nâu để làm dịu các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn hay cảm giác lạnh mỗi khi đến kỳ. Đã có những nghiên cứu để chứng minh nó thực sự có hiệu quả trên mặt khoa học, một đánh giá năm 2016 về các nghiên cứu kết luận rằng gừng có thể giúp giảm đau bụng kinh – cơn đau ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt [nguon title=”Efficacy of Oral Ginger (Zingiber officinale) for Dysmenorrhea: A Systematic Review and Meta-Analysis” link=”https://www.hindawi.com/journals/ecam/2016/6295737/”][/nguon].

Có thể giúp ngăn ngừa ung thư

Tìm hiểu thêm: Dưa hấu bao nhiêu calo? Ăn dưa hấu có béo không và lưu ý khi ăn

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Stress oxy hóa xảy ra khi có quá nhiều gốc tự do. Cơ thể cần loại bỏ các gốc tự do để ngăn chặn chúng gây ra tổn thương tế bào có thể dẫn đến một loạt bệnh, bao gồm cả ung thư. Gừng sống chứa những chất chống oxy hóa tuyệt vời như gingerol được cho là có khả năng làm giảm nhiều loại hình stress oxy hóa [nguon title=”” link=”https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92775/”][/nguon].

Gừng và các phân tử hoạt tính sinh học của nó có hiệu quả trong việc kiểm soát mức độ của đại trực tràng, ung thư dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tuyến tiền liệt.

Trong một nghiên cứu kéo dài 28 ngày trên những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng bình thường, 2 gam chiết xuất gừng mỗi ngày làm giảm đáng kể các phân tử truyền tín hiệu gây viêm trong ruột kết, hay một số bằng chứng cho thấy gừng có hiệu quả chống lại các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác như ung thư tuyến tụy và ung thư gan [13] [14].

Tuy nhiên cũng có rất nhiều bằng chứng không cho kết quả tích cực, và cũng còn nhiều ý kiến trái chiều. Việc nghiên cứu thêm là cần thiết.

Có thể cải thiện chức năng não

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Như đã nói gừng sống có khả năng làm giảm nhiều loại hình stress oxy hóa, mà stress oxy hóa và viêm mãn tính cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác.

Trong một nghiên cứu năm 2012 về phụ nữ trung niên khỏe mạnh, liều lượng chiết xuất gừng hàng ngày đã được chứng minh là cải thiện thời gian phản ứng và trí nhớ làm việc. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy gừng có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng não do tuổi tác.

Ngoài ra gừng có khả năng có ích với bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm, nghiên cứu về khả năng ức chế MAO-A của các thành phần terpene từ chiết xuất gừng, phát hiện các chất này có đặc tính ức chế vừa phải đối với enzym MAO-A (enzym MAO-A tham gia làm mất hoạt tính của các chất nền tảng cho chức năng bình thường của não có bản chất là monoamin) trong các thử nghiệm trong ống nghiệm [15].

Có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Trên thực tế, chiết xuất gừng có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, gừng rất hiệu quả chống lại các vi khuẩn miệng có liên quan đến viêm nướu và viêm nha chu [16].

Và như đã nhắc ở trên, gừng tươi cũng có thể có hiệu quả chống lại vi-rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra các bệnh như viêm họng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản.

Có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Lĩnh vực nghiên cứu này tương đối mới, nhưng gừng là một loại thảo dược có đặc tính chống bệnh tiểu đường mạnh mẽ .

Trong một nghiên cứu năm 2015 với 41 người tham gia mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, dùng 2 gram bột gừng mỗi ngày làm giảm 12% lượng đường trong máu lúc đói. Nó cũng cải thiện đáng kể HbA1c – một dấu hiệu đánh dấu lượng đường trong máu dài hạn, được xét nghiệm để theo dõi sự kiểm soát đường huyết. HbA1c đã giảm 10% trong thời gian 12 tuần [17].

Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ. Cần được xác nhận rõ ràng trong các nghiên cứu lớn hơn trước khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào.

Có thể giúp giảm cân

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

Theo một số đánh giá, các hợp chất gingerol và shogaol trong gừng có thể giúp giảm cân. Những hợp chất này có thể có lợi trong quá trình đốt cháy và lưu trữ chất béo phức tạp của cơ thể.

Cụ thể, một đánh giá năm 2019 kết luận rằng việc bổ sung gừng làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, giảm tỷ lệ eo-hông ở những người thừa cân hoặc béo phì [18]. Một nghiên cứu khác năm 2016 trên 80 phụ nữ bị béo phì, với liều 2g bột gừng mỗi ngày, trong 12 tuần cho thấy gừng cũng có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức insulin trong máu. Mức insulin trong máu cao có liên quan đến béo phì [19].

Gừng chống dị ứng

Những lợi ích tuyệt vời từ gừng đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: 9 dấu hiệu ung thư buồng trứng cần biết để điều trị kịp thời

Một nghiên cứu trên động vật vào năm 2016 cho thấy gừng ức chế sản xuất một số cytokine gây kích hoạt tế bào mast (tế bào có nhiệm vụ giải phóng các chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm, dị ứng), do đó dẫn đến ngăn ngừa và giảm viêm mũi dị ứng [20].

Ngoài ra, một nghiên cứu tại Thái Lan đã so sánh chiết xuất gừng với thuốc điều trị triệu chứng dị ứng loratadin ở những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng. Kết quả cho thấy chiết xuất gừng cũng tốt như loratadine trong việc cải thiện các triệu chứng mũi và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân này. Đây có thể là một tin mừng cho những bệnh nhân muốn sử dụng các chiết xuất từ thiên nhiên để điều trị giảm triệu chứng khó chịu của căn bệnh gây ảnh hưởng đến gần 400 triệu người trên thế giới này [21].

Hơn thế, chiết xuất gừng ít gây ra tác dụng phụ hơn, đặc biệt là các tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt và táo bón. Do đó, chiết xuất gừng kỳ vọng có thể thay thế cho bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng.

Dù gừng có những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thế nhưng khi tiêu thụ liều quá cao thường xuyên bạn sẽ gặp những tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể. Thế nên hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chiết xuất từ gừng với mục đích điều trị.

Nguồn: healthline, ncbi

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Gừng giúp chữa cảm cúm như thế nào?

>>>>> Gừng có giúp làm giảm cân không?

  • Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *