Trong quá trình chăm sóc da chắc hẳn bạn đã nghe đến nghệ. Nghệ có mặt khá nhiều trong mỹ phẩm, chẳng hạn như sữa rửa mặt, mặt nạ, dầu dưỡng…Vậy nghệ đem lại những công dụng gì cho làn da, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Những tác dụng tuyệt vời từ nghệ đối với chăm sóc da
Nghệ từ lâu đã được sử dụng trong bếp như là một loại gia vị cho các bữa ăn. Khoa học tiến bộ, người ta phát hiện ra rằng chất curcumin, polyphenol có trong nghệ có thể chống viêm, chống oxy hóa. Chính vì thế mà ngày nay, nghệ cũng được sử dụng cho y học. Tuy nhiên khi uống nghệ, cơ thể không hấp thu được nhiều curcumin vì nó được chuyển hóa và đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể. Vì thế khi gặp các vấn đề về da, bôi nghệ lên da đạt hiệu quả tốt hơn là đường uống. Đã có một số bằng chứng cho thấy các sản phẩm từ nghệ có thể có lợi cho sức khỏe làn da, nhưng bằng chứng vẫn không mạnh mẽ và cần nhiều nghiên cứu sâu hơn.
Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời từ nghệ đối với làn da
Contents
Mụn
Vi khuẩn, chẳng hạn như Cutibacterium acnes (trước đây được gọi là Propionibacterium acnes), là yếu tố góp phần gây ra tình trạng viêm ở mụn trứng cá.
Một nghiên cứu năm 2017 đã so sánh hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất nghệ với vi khuẩn Cutibacterium acnes. Sau khi đo lường hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất nghệ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kết hợp của dichloromethane và chiết xuất nghệ có tiềm năng, là sản phẩm tự nhiên có thể điều trị mụn trứng cá [1].
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một dạng của bệnh chàm. Đây là một bệnh mãn tính khiến da trở nên sưng tấy và ngứa rát. Bệnh thường xảy ra do các yếu tố di truyền, môi trường và miễn dịch.
Một nghiên cứu năm 2015, đánh giá lâm sàng các dạng bào chế bôi tại chỗ của các công thức có chứa chiết xuất từ nghệ, rau má Ấn Độ và quả óc chó ở Ấn Độ, liên quan đến 360 người bị bệnh chàm đã phát hiện ra rằng việc áp dụng các chế phẩm này đã giúp giảm mức độ ban đỏ, phù nề, đóng vảy, ngứa. Nghiên cứu kết luận rằng tất cả các công thức này có thể là những lựa chọn điều trị tại chỗ đầy hứa hẹn cho bệnh chàm [2].
Chống lão hóa
Lão hóa là quá trình tự nhiên của con người. Quá trình này xảy ra rất phức tạp, liên tục và tăng dần theo thời gian, phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền, môi trường. Hiện tượng mất cân bằng oxy hóa của phản ứng viêm xảy ra trong quá trình lão hóa có thể dẫn đến tổn thương tế bào. Vì thế mà các chuyên gia đã nỗ lực thực hiện các nghiên cứu để xác định các phân tử có thể cải thiện vấn đề này.
Một bài báo đánh giá lâm sàng năm 2019 về tác dụng của nghệ đối với sức khỏe làn da, cho thấy rằng nhờ tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của nghệ, việc bôi nghệ tại chỗ lâu dài có thể giúp điều trị và ngăn ngừa lão hóa da [3].
Một nghiên cứu ngẫu nhiên đánh giá về hiệu quả lâm sàng của Tricutan đối với độ săn chắc của da hơn theo dõi 28 phụ nữ trong 4 tuần cho thấy rằng việc thoa một loại gel thảo dược (Tricutan) bao gồm hương thảo, nghệ và cây chùm ngây đã cải thiện đáng kể độ săn chắc của da sau 4 tuần sử dụng hàng ngày [4].
Phục hồi vết thương
Tìm hiểu thêm: Giới thiệu viên ngậm ho Prospan mua ở đâu, có tốt không?
Người ta đã chứng minh rằng curcumin có trong nghệ có thể làm giảm số lượng các metallo-proteinase (một họ enzym có khả năng phá hủy mô, bị kích hoạt do tiếp xúc với tia UV hoặc bị viêm sưng) của chất nền màng, tăng tổng hợp hydroxyproline (1 acid amin có trong collagen) và collagen, đồng thời đẩy nhanh sự trưởng thành của các sợi collagen, giúp mau lành vết thương.
Một nghiên cứu năm 2016 về curcumin chữa lành vết thương cho người mắc tiểu đường, kết luận rằng sự kết hợp của curcumin, chitosan và collagen cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở những người mắc bệnh tiểu đường [5].
Công thức chế tạo curcumin dưới dạng hạt nano dường như được quan tâm đặc biệt, vì nó làm tăng sinh khả dụng và thời gian bán hủy của curcumin và tăng cường khả năng phân tán trong nước của nó. Một bài đánh giá về các đặc tính của curcumin có khả năng liên quan đến việc chữa lành vết thương, cho rằng curcumin có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm, tất cả điều này đều đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương [6].
Bệnh vẩy nến
Bệnh vảy nến là một tình trạng viêm nhiễm mãn tính gây ra các mảng khô, dày và dai dẳng trên mặt. Rất hiếm khi bệnh vẩy nến chỉ ảnh hưởng đến mặt và hầu hết những người có các triệu chứng trên mặt cũng sẽ bị bệnh vẩy nến da đầu. Curcumin đã được chứng minh là có khả năng ức chế các yếu tố gây viêm xảy ra trong bệnh vẩy nến.
Một nghiên cứu về thuốc bổ nghệ như một liệu pháp điều hòa miễn dịch và chống viêm trên bệnh vẩy nến da đầu, đã cho kết luận rằng sử dụng thuốc bổ củ nghệ hàng ngày làm giảm đáng kể các triệu chứng trên da đầu hơn so với giả dược, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [7].
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về các hạt nano curcumin được phát triển và sử dụng đường uống cho bệnh nhân vẩy nến từ trung bình đến nặng, đã báo cáo rằng việc uống curcumin dạng hạt nano hỗ trợ làm tăng hiệu quả của thuốc acitretin được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân vẩy nến, đồng thời kiểm soát mức cholesterol trong huyết thanh của họ [8].
Điều trị nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da có thể do nhiều loại vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rút và ký sinh trùng gây ra. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra bệnh này thuộc về các chi Corynebacteria, Propionibacteria và Staphylococci . Những vi sinh vật này sống hội sinh trên da, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi của da, nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng da do chúng là những mầm bệnh gây bệnh cơ hội.
Do các vi khuẩn đang có sự đề kháng thuốc kháng sinh tăng cao nên các nhà nghiên cứu đã tập trung chú ý vào việc phát triển các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Và hoạt tính kháng khuẩn của curcumin đã được nghiên cứu rộng rãi do các công dụng và tính an toàn của nó ngay cả ở liều lượng cao có thể điều trị nhiễm trùng da
Một bài đánh giá về hoạt động kháng khuẩn, kháng vi rút và kháng nấm của curcumin, đã chứng minh rằng Staphylococcus aureus là một trong những chủng vi khuẩn Gram dương mẫn cảm với tác dụng ức chế của curcumin. Hơn nữa, hiệu quả của curcumin cũng đã được chứng minh đối với Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) khi dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với kháng sinh thông thường [9].
Bên cạnh vi khuẩn, một số chi nấm có thể gây ra bệnh nấm ở bề mặt và da. Một bài đánh giá về hoạt động ức chế của curcumin được bao bọc trong các hạt nano đối với Trichophyton rubrum, một loại nấm da với tỷ lệ mắc bệnh và sức đề kháng ngày càng tăng, đã kết luận rằng curcumin có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của Trichophyton rubrum trong thí nghiệm trong ống nghiệm. [10].
Ghẻ
>>>>>Xem thêm: Truyền dịch khi mệt mỏi, nguy cơ tai biến cao
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da, do sự xâm nhập của loài ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis ở người có kích thước siêu nhỏ, đào hang ở lớp biểu bì của da. Các triệu chứng bao gồm phát ban và ngứa dữ dội. Hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ghẻ là kem bôi permethrin và thuốc uống ivermectin. Tuy nhiên, do sự đề kháng 2 loại thuốc này nền các nhà nghiên cứu đã tìm ra các loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và ứng dụng vào điều trị bệnh.
Các nghiên cứu về hoạt động diệt ve ghẻ của các loại dầu cây trà, đinh hương, dầu neem (từ một loại cây thường xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ) và nghệ, đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của ve ghẻ hơn là permethrin và ivermectin. [11] [12]
Nghệ được sử dụng khá nhiều trong việc chăm sóc da cũng như là điều trị các rối loạn hay gặp ở da. Có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu sâu và rộng để có thể chắc chắn hơn trước khi đưa ra các kết luận điều trị. Vì thế mà trước khi bạn muốn tự sử dụng nghệ lên làn da, hãy tham khảo ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng và an toàn khi sử dụng nghệ. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về các tác dụng tuyệt vời của nghệ trong chăm sóc da.
Nguồn: Verywellhealth, Medicalnewstoday, NCBI
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Dưỡng da bằng mặt nạ tinh bột nghệ
>>>>> Sự khác nhau giữa bột nghệ và tinh bột nghệ