Omega 6 là một chất béo thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được, vì vậy cần phải bổ sung nó qua đường ăn uống. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu những thực phẩm nào chứa nhiều omega 6 nhé!
Bạn đang đọc: Những thực phẩm chứa nhiều omega 6
Omega 6 được tìm thấy nhiều trong những loại thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt và dầu thực vật. Dưới đây là 10 thực phẩm chứa nhiều omega 6:
Contents
Hạt óc chó
Hạt óc chó là một loại hạt phổ biến chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ và khoáng chất, bao gồm mangan, đồng, phốt pho và magie.
Hạt óc chó thường được sử dụng như một bữa ăn nhẹ bổ dưỡng, hoặc có thể rắc lên món salad, sữa chua hay bột yến mạch để tăng hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn này. Hàm lượng axit linoleic trong 100 gram hạt óc chó là 38,1mg.
Dầu cây hồng hoa
Dầu cây hồng hoa là một loại dầu thực vật phổ biến được chiết xuất từ hạt của cây hồng hoa. Loại dầu này chứa một lượng lớn chất béo đơn không bão hòa có tác dụng tốt cho tim mạch. Dầu cây hồng hoa có vị trung tính phù hợp với việc chế biến món xào, đồ nướng hay làm salad.
Mỗi muỗng canh (14 gram) dầu cây hồng hoa chứa 1,730 mg acid linoleic.
Đậu phụ
Mỗi khẩu phần đậu phụ cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm protein, sắt, canxi và mangan.
Thêm đậu phụ vào bữa ăn hàng tuần bằng cách đánh bông đậu phụ lên hoặc đổi nó thành món thịt trong các món chính giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong 100 gram đậu phụ có chứa 4.970mg acid linoleic.
Hạt gai dầu
Không chỉ chứa nhiều chất béo có lợi cho tim, hạt gai dầu là một nguồn cung cấp protein, vitamin E, phốt pho và kali tuyệt vời.
Hàm lượng axit linoleic: 8.240 mg trên 3 muỗng canh gai dầu (30 gam), hoặc 27.500 mg trên 100 gam hạt gai dầu.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là những hạt dinh dưỡng được thu hoạch từ phần nhụy của cây hướng dương. Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin E và selen, cả hai đều hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại tổn thương tế bào, viêm nhiễm và bệnh mãn tính.
Với hương vị hấp dẫn và kết cấu mềm nhưng giòn, loại hạt này được sử dụng nhiều trong quá trình chế biến ngũ cốc, salad hay bánh nướng.
Hàm lượng axit linoleic: 10.600 mg mỗi 28 gram hạt hướng dương, hoặc 37.400 mg trên 100 gram hạt hướng dương.
Bơ đậu phộng
Tìm hiểu thêm: Massage lưng và cổ giúp giảm đau hiệu quả
Bơ lạc là một loại sốt đặc như kem được làm từ đậu phộng rang. Không chỉ là thực phẩm giàu Omega 6, bơ lạc còn là nguồn đạm tốt, giàu Vitamin E, Magie, Niacin.
Hàm lượng axit linoleic: 1.960 mg mỗi muỗng canh (16 gam), hoặc 12.300 mg trên 3,5 ounce (100 gam) bơ đậu phộng.
Dầu bơ
Dầu bơ là một loại dầu ăn được sản xuất từ quả bơ. Ngoài việc chứa nhiều chất chống oxy hóa, dầu bơ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol và chất béo trung tính.
Mỗi muỗng canh dầu bơ (14 gram) chứa 1,750 mg axit linoleic.
Trứng
Trứng là một thực phẩm bổ sung thơm ngon, bổ dưỡng và chế biến dễ dàng cho chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài cách chế biến món chiên, rán hoặc luộc, trứng có thể được thêm vào bánh mì kẹp thịt, bánh mì sandwich, xà lách để kết hợp vào bữa ăn giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng đáng kể.
Trứng chứa một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, selen và riboflavin. Ngoài ra, trong trứng còn có 594 mg axit linoleic trong mỗi quả trứng lớn (50 gram).
Hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt có nguồn gốc từ Trung Đông nhưng hiện nay đã được trồng phổ biến trên toàn cầu. Hạnh nhân có chứa lượng lớn đạm, chất xơ cùng với vitamin E, mangan và magie.
Hạt hạnh nhân có thể được sử dụng trực tiếp như món ăn nhẹ hoặc dùng để chế biến thành sữa. Có 3,490 mg axit linoleic trong mỗi ounce (28 gram) hạnh nhân.
Hạt điều
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư vòm họng giúp bạn nhận biết bệnh nhanh và chính xác
Hạt điều là một loại hạt dinh dưỡng nổi tiếng với hương vị béo ngậy và hình dạng độc đáo.
Mỗi khẩu phần hạt điều đều rất giàu vi chất dinh dưỡng, bao gồm đồng, magiê và phốt pho. Chúng có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như làm thành kem, nấu súp hay ăn cùng sữa chua. Trong mỗi khẩu phần (100 gram) hạt điều có chứa 7,780 mg axit linoleic.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc nắm rõ được những loại thực phẩm chứa nhiều omega 6. Vì vậy, hãy bổ sung thực phẩm giàu omega 6 một cách hợp lý vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể tối ưu nhất nhé!
Nguồn: Healthline.com
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Nên dùng omega 3 hay omega 3-6-9
>>>>> Bổ sung omega 3-6-9 từ đâu?