Phòng bệnh bằng tiêm chủng

Rate this post

Hiện nay, việc tiêm chủng đề phòng ngừa những tác nhân gây bệnh và giảm thiểu những trường hợp xấu nhất đối với con trẻ khá là phổ biến. Tuy nhiên cũng còn một số điểm mà các bật phụ huynh còn chưa lưu ý tới. Bài viết dưới để sẽ đề cập một cách rõ ràng nhất những lưu ý khi tiêm chủng ở trẻ nhỏ.

Bạn đang đọc: Phòng bệnh bằng tiêm chủng

Nếu thực hiện theo đúng các cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng bé ở đúng cách, bạn sẽ tránh cho bé những bệnh hay gặp, đó đã là một thành công cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bệnh nguy hiểm luôn luôn rình rập cơ hội nhiễm vào bé và việc đề phòng các bệnh đó luôn luôn là một việc hết sức cần thiết.

Các kiến thức cơ bản về vệ sinh phòng bệnh: ăn sạch, uống sạch, ở sạch,… đã được quảng bá rộng rãi trên toàn quốc từ nhiều năm nay, chắc chắn bạn đã nắm vững. Tuy nhiên, vẫn còn một công việc nữa, rất quan trọng, rất thiết thực đối với bé, đó là việc tiêm chủng (còn được gọi là “chủng ngừa” hoặc “chích ngừa”).

Phòng bệnh bằng tiêm chủng

Việc tiêm chủng đã được thực hiện trên nước ta và được đẩy mạnh từ hơn 20 năm qua. Việc tuyên truyền cho công tác này cũng đã được tiến hành khá rộng rãi. Và kết quả thu được rất đáng khích lệ, một số bệnh đã được đẩy lui, nhiều bà mẹ đã đưa các bé đến trạm y tế để tiêm chủng. Tuy nhiên đến nay, các thầy thuốc vẫn phải đau lòng chứng kiến một số bé tử vong vì những bệnh nguy hiểm mà đáng lẽ nếu có được tiêm chủng thì tránh được.

Nhiều trường hợp các bé tử vong vì bệnh bạch hầu, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan siêu vi (B), những bệnh đã có thuốc để tiêm chủng, nhưng bé lại không được dùng, vì gia đình đã không đưa bé đi tiêm chủng. Do đó, tác giả thấy vẫn còn nói lại một số vấn đề cơ bản về việc tiêm chủng này.

Tiêm chủng là gì?

Bạn biết rằng phần lớn các bệnh ở trẻ em – như bệnh phổi, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà v,v… là do các siêu vi (virút) hoặc vi khuẩn gây nên. Khi một siêu vi hoặc một vi khuẩn đột nhập vào cơ thể con người, thì chúng đưa vào cơ thể một chất lạ. Chất lạ đó được gọi là kháng nguyên. Cơ thể con người lập tức phản ứng lại bằng cách sản sinh ra một số chất đặc biệt khác, được gọi là kháng thể, nhằm mục đích chống lại các kháng nguyên. Nếu sự phản ứng đó kịp thời, và nếu các kháng thể đủ mạnh để tiêu diệt các kháng nguyên, thì bệnh sẽ không xảy ra và các kháng thể này sẽ tồn tại lâu dài trong cơ thể con người.

Do đó, để bảo vệ con người, thì mục tiêu của việc tiêm chủng là phải kích thích cơ thể con người sản sinh ra nhiều kháng thể. Để đạt được mục tiêu này, các nhà khoa học ngành y phải sử dụng các siêu vi, các vi khuẩn đã được làm chết đi hoặc yếu đi, không còn khả năng gây bệnh. Để đưa vào cơ thể con người, những siêu vi, vi khuẩn này chính là thành phần chủ yếu của các thuốc tiêm chủng. Chúng không gây được bệnh, nhưng kích thích được cơ thể sản ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại các siêu vi, vi khuẩn này từ đó về sau nữa. Đó là nguyên lý cơ bản của việc tiêm chủng.

Phòng bệnh bằng tiêm chủng

Tiêm chủng có kết quả thế nào?

Để hiểu thêm và kết quả của việc tiêm chủng, tác giả xin nêu hai ví dụ nổi bật: việc thanh toán bệnh đầu mùa và việc thanh toán bệnh bại liệt.

Mọi người chắc còn nhớ, cách đây hơn 70 năm bệnh đầu mùa đã reo rắc kinh hoàng cho con người như thế nào. Bệnh cũng đo một loại siêu vi gây nên, làm phát sinh trên người bệnh những nốt đậu, sâu hơn, nhiều hơn những nốt đậu của bệnh thủy đâu (trái rạ) và nếu người bệnh qua khỏi được, thì những nốt đậu đó sẽ để lại những vết sẹo không bao giờ lành được. Những vết sẹo đó, nếu tồn tại trên mặt người bệnh sẽ gây nên tình trạng mà bà con ta gọi là “mặt rỗ”, làm xấu hẳn đi nhiều gương mặt trước đó vốn lành lặn. Nguy hiểm hơn nữa, bệnh đầu mùa còn gây tử vong cho rất nhiều người, vì siêu vi gây bệnh đậu mùa rất độc. Cuối cùng, bệnh này truyền rất nhanh và đã gây ra những vụ dịch lớn rất kinh khủng. Tuy nhiên, sau nhiều năm chống lại bệnh này bằng phương pháp tiêm chủng trên thế giới. Ngày nay, nhiều bạn trẻ chưa hề biết bệnh đậu mùa như thế nào, chính là do bệnh này không còn nữa.

Tìm hiểu thêm: 14 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả bạn nên lưu lại ngay

Phòng bệnh bằng tiêm chủng

Bệnh bại liệt cũng do một loại siêu vi gây nên. Tác hại chủ yếu của siêu vi này là gây bại liệt một số bộ phận cơ thể, nhất là các chi trên hoặc chi dưới. Tình trạng liệt này không thể phục hồi và người bệnh, chủ yếu là trẻ em sẽ bị tần tật suốt đời. Một số trẻ bị liệt các cơ hô hấp, không thở được, thì chết ngay sau khi mới mắc bệnh. Tai hại hơn nữa, bệnh bại liệt có thể gây ra những vụ dịch rất lớn như vụ dịch năm 1957 và năm 1959 tại miền Bắc. Tác giả khi đó công tác tại khu truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đã phải chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Buổi sáng, khi tác giả từ phòng bác sĩ đi ra, thì phải bước đi rất khó khăn vì các em nhỏ bị bại liệt cùng các bà mẹ nằm la liệt ở lối đi, ở ngoài hè, ở ngoài vườn. Chỗ nào cũng nghe thấy tiếng than khóc của các bà mẹ, vì họ biết rằng con mình sẽ tàn tật suốt đời hoặc sắp chết. Hai vụ dịch đó đã gây tai họa cho khoảng trên 35.000 trẻ em. Đến năm 1981, Việt Nam bắt đầu sử dụng vaccin ngừa bại liệt cho trẻ em, và công tác này được đẩy mạnh từ năm 1985. Sau nhiều năm kiên trì sử dụng phương pháp cho trẻ em uống loại vaccin này “vaccin Sabin”, bệnh bại liệt dần dần giảm xuống và đến tháng 10 năm 2000, thì Việt Nam đã được tổ chức Y tế Thế giới ( khu vực Tây Thái Bình Dương ) công nhận là quốc gia đã hoàn toàn thanh toán xong bệnh bại liệt.

Trên đây chỉ là hai ví dụ nói lên một số kết quả của việc tiêm chủng đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Nhưng qua đó, chắc bạn đã thấy tầm quan trọng của công tác tiêm chủng đối với bé là to lớn như thế nào. Tuy nhiên, mặc dù những kết quản tốt đẹp đã đạt được, việc tiêm chủng vẫn còn phải được tiếp tục đẩy mạnh. Vì hiện này, vẫn còn một số bệnh nguy hiểm luôn luôn rình rập để tấn công vào con người, nhất là vào trẻ em: như bệnh viêm não Nhật Bản, bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh sởi v,v… Do đó, bạn nên cố gắng cho bé đi tiêm chủng đều đặn và đúng thời gian quy định. Thời gian biểu tiêm phòng cho bé, bạn có thể tới trạm y tế của địa phương để được phổ biến.

Tiêm chủng có gây nguy hiểm gì cho bé không ?

Hoàn toàn là không có. Chỉ có đôi khi tiêm chủng có thể gây ra một số phản ứng phụ cho bé. Phản ứng tại chỗ có thể thấy, là viêm tấy ở nơi tiêm. Phản ứng toàn thân có thể là sốt nhẹ, nổi ban ngứa ở ngoài da. Chủng ngừa bệnh lao có thể gây nổi hạch, thường là ở nách. Tuy nhiên, những phản ứng đó rất nhẹ, và sẽ qua khỏi nhanh chóng, không hề gây nguy hiểm gì cho bé và thỉnh thoảng mới xảy ra.

Có khi nào không nên tiêm chủng cho bé ?

Cũng có một số trường hợp, chưa nên tiêm chủng cho bé mà ngành y tế gọi là chống chỉ định.

Chống chỉ định:

Khi bé đang sốt cao, khi bé đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (ví dụ: viêm phế quản, viêm phổi…), khi bé đang trong thời gian hồi sức sau một bệnh nặng, khi bé đang có nhiều mụn mủ ngoài da hoặc đang bị chàm nặng.

Chống chỉ định lâu dài:

Khi bé có một bệnh mạn tính đang tiến triển (ví dụ : lao phổi chưa ổn định, bệnh viêm thận mãn tính).

Chống chỉ định đặc biệt:

– Tiêm chủng ngừa lao: không thực hiện cho các bé sinh non, cơ thể yếu, hoặc đang có bệnh ngoài da lan rộng.

– Tiêm chủng ngừa sởi: không thực hiện cho các bé suy dinh dưỡng nặng, hoặc đang bị ưng thư máu, hoặc đang dùng những loại thuốc có chưa chất Corticoid.

– Tiêm chủng ngừa thương hàn: không thực hiện cho các bé đang bị bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh suyễn (hen).

– Tiêm chủng ngừa ho gà: không thực hiện cho các bé đang bị bệnh động kinh, hoặc trước đây đã có những cơn động kinh.

Có thể nói tiêm chủng là phương pháp phòng bệnh thiết thực nhất, hiểu quả nhất và tiết kiệm nhất. Vì sức khỏe, vì tương lai của con bạn, hãy tính cực cho bé đi tiêm chủng đầy đủ.

Nhiều trẻ rất sợ chích ngừa. Vậy có cách nào giảm đi các số lần chích ngừa đó không?

Đúng là có nhiều trẻ rất sợ hãi khi chích ngừa. Tác giả cuốn sách này đã nhiều lần chứng kiến những bé khóc thét lên, có bé khóc đến xanh tái cả mặt khi mũi kim chích xuyên qua da, vào thịt. Và một số bà mẹ đã lo lắng, chảy nước mắt vì thương con. Do đó, họ mong muốn làm thế nào có thể giảm được số lần chích thuốc, những vẫn đảm bảo được việc phòng bệnh. (Theo một điều tra của ngành tiêm chủng, có tới trên 75% các bà mẹ có nguyện vọng này).

Để đáp ứng nguyên vọng đó, một số công trình nghiên cứu giảm thiểu việc chích ngừa đã được tiến hành. Và cuối cùng, một công trình nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chế tạo được một loại thuốc có thể ngừa được sáu bệnh chỉ trong một mũi chích. Thuốc chích ngừa này mang tên Infanrix Hexa.

Phòng bệnh bằng tiêm chủng

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu My Vita của nước nào? Chất lượng có tốt không?

Sáu bệnh mà thuốc chích ngừa này đã tỏ ra hiệu quả là:

– Bệnh bạch cầu.

– Bệnh uốn ván (phòng đòn gánh).

– Bệnh ho gà.

– Bệnh viêm gan siêu vi B.

– Bệnh bại liệt.

– Các bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae B gây nên (chủ yếu là bệnh viêm màng não, và một số bệnh về tai mũi họng, về đường hô hấp).

Infanrix Hexa đã có tại Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương,… đã sử dụng Ở Hà Nội, một số bệnh viên, trạm vệ sinh phòng dịch… cũng đã dùng. Thuốc rất hiệu quả và an toàn.

Các trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên có thể được sử dụng thuốc này. Liều thuốc đầy đủ là 3 mũi chích (mỗi mũi 0.5ml) cách nhau 1 tháng hoặc trên 1 tháng. Như vậy, với thuốc này, trẻ em cần phải chích 3 mũi, thay vì 9 mũi như trước đây.

Cả hai điều cần chú ý: một là đối với trẻ được sinh ra từ một bà mẹ đã mang trong người mầm bệnh viêm gan siêu vi B (Hbs Ag+), trẻ này đương nhiên cần được chích ngừa viêm gan siêu vi B ngay trong ngày đầu tiên mới ra đời, thì phải chích một loại thuốc đơn thuần ngừa viêm gan siêu vi B (ví du: thuốc Engerix B) mà không thẻ chích Infanrix Hexa, vì thuốc này chỉ nên chích cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Hai là, các trẻ bị bệnh động kinh (phong xù) cũng không nên chích Infanrix Hexa, vì thuốc nà có mang chất ngừa bệnh ho gà, chất đó là một chống chỉ định đối với trẻ em có bệnh động kinh (như đã nói ở phần các chống chỉ định chung của tiêm chủng).

Đã có rất nhiều trẻ bị bại liệt thậm trí tử vong bởi vì không được tiêm chủng đều đặn. Và để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với trẻ, các bạn nên cho trẻ tiêm chủng đều đặn và đúng thời hạn. Đừng để phải hối hận khi không làm việc này.

Nguồn: Trích BỆNH TRẺ EM CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ – trang 78 đến 86

Kenshin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *