Điều trị sỏi niệu quản đúng cách và kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng và tránh được những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị sỏi niệu quản qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị sỏi niệu quản bạn không nên bỏ qua
Với các sỏi nhỏ và chưa có biến chứng, có thể áp dụng điều trị nội khoa bao gồm các phương pháp điều trị tại nhà và thuốc giảm đau.
Contents
Các phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Uống nước
Uống ít nhất 2 lít đến 3 lít nước mỗi ngày giúp nước tiểu loãng hơn và hạn chế hình thành sỏi. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước uống mỗi ngày để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.[1]
Bạn cũng có thể bổ sung nước bằng cách uống nước chanh hoặc nước cam. Bên cạnh đó, bạn nên phân lượng nước uống thành nhiều lần trong ngày để tránh việc một lần uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận.
Uống nước có thể hỗ trợ ngăn hình thành sỏi
Uống thuốc giảm đau
Các sỏi nhỏ, chưa có biến chứng cũng gây đau hay khó chịu cho người bệnh, khi đó các loại thuốc giảm đau có thể giúp bạn kiểm soát các cơn đau, giảm cảm giác khó chịu. Chẳng hạn như acetaminophen (paracetamol), ibuprofen hoặc naproxen sodium.[2]
Các loại thuốc giảm đau này bạn có thể mua mà không cần kê đơn, tuy nhiên, chúng có thể gây ra viêm loét dạ dày nếu dùng quá nhiều. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người bán thuốc để uống thuốc an toàn, đúng liều lượng.
Dùng thuốc để loại bỏ sỏi
Một số thuốc có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân đào thải sỏi niệu quản như thuốc chẹn alpha, thuốc lợi tiểu. Thuốc có tác dụng làm giãn các cơ trong niệu quản, do đó giúp giảm đau và tống sỏi ra ngoài nhanh hơn.
Một số thuốc có thể được dùng trong điều trị sỏi niệu quản là thuốc lợi tiểu, kali citrat, acetohydroxamic acid,… Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm hạ huyết áp, do đó cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.[3]
Với các sỏi lớn hoặc có biến chứng thì cần sự can thiệp ngoại khoa.
Thuốc chẹn alpha, thuốc lợi tiểu có thể giúp loại bỏ sỏi
Đặt Sonde JJ (stent) niệu quản
Sonde JJ (stent) niệu quản là những ống mỏng và mềm dẻo bằng silicon hoặc polyurethane (nhựa dẻo), tạm thời giữ cho niệu quản mở. Phương pháp này giúp giải áp tắc nghẽn do sỏi để nước tiểu có thể lưu thông dễ dàng từ thận xuống bàng quang.[4]
Hầu hết các sonde JJ được đặt trong thời gian ngắn (khoảng vài tuần). Tuy nhiên, với những trường hợp có vấn đề mạn tính như ung thư có thể đặt sonde JJ niệu quản lâu hơn.
Sonde JJ giúp lưu thông đường tiểu
Tán sỏi ngoài cơ thể
Tán sỏi ngoài cơ thể là kỹ thuật điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản không cần phẫu thuật. Mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 1 giờ, do đó người bệnh không cần nhập viện đồng thời tối ưu chi phí và thời gian phục hồi.[5]
Phương pháp tán sỏi điều trị sỏi thận là chủ yếu, vì điều trị sỏi niệu quản cũng được nhưng hiệu quả không bằng. Phương pháp này thường chỉ có hiệu quả trên các sỏi nhỏ hơn 10mm, với tỷ lệ khoảng 90%.
Các sỏi đôi khi đã được tán thành kích thước nhỏ nhưng vẫn không thể di chuyển xuống bàng quang mà vẫn bị kẹt lại. Ngoài ra, các mảnh sỏi đôi khi còn sót lại trong cơ thể sau khi tán và cần phải điều trị bằng các phương pháp khác.
Cách thực hiện: Sóng xung kích năng lượng cao được truyền qua cơ thể và được sử dụng để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn. Với kích thước nhỏ, những mảnh này có thể đi ra khỏi cơ thể cùng với nước tiểu.
Máy tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng xung kích phá vỡ sỏi
Nội soi niệu quản ngược dòng tán sỏi bằng laser
Cách tiến hành:
- Ống nội soi niệu quản là một ống nội soi hẹp, cứng hoặc mềm, đầu ống nội soi sẽ có camera ghi hình, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi ngược dòng từ niệu đạo, qua bàng quang, đến niệu quản để thấy được vị trí viên sỏi.
- Sử dụng xung năng lượng của chùm tia laser chiếu trực tiếp vào viên sỏi để tán sỏi thành những mảnh nhỏ. Các mảnh này sau đó được đưa ra ngoài bằng rọ hoặc kìm gắp sỏi.[4]
Soi niệu quản tác động trực tiếp vào sỏi do đó dễ tán thành mảnh nhỏ hơn, và sẽ có ít mảnh sỏi sót lại hơn so với phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Nội soi niệu quản là một thủ thuật an toàn, bệnh nhân sau tán sỏi có thể xuất viện trong ngày (theo dõi trong vòng 12 giờ), hoặc nằm viện thời gian ngắn 1-2 ngày.
Tìm hiểu thêm: Cách uống bia không bị đầy bụng và mẹo giảm đầy bụng do rượu bia
Năng lượng từ laser giúp tán sỏi thành các mảnh nhỏ
Dẫn lưu thận qua da
Cách tiến hành: Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một con đường dẫn ống từ thận xuyên ra da và sỏi sẽ chảy theo ống này ra ngoài.[2]
Để tiến hành phẫu thuật này, bệnh nhân cần phải gây mê toàn thân trong cả quá trình và cần phải ở lại bệnh viện trong 1 hoặc 2 ngày để theo dõi điều trị.
Dẫn lưu thận qua da thường được thực hiện đối với những viên sỏi lớn hoặc cho những bệnh nhân đã tán sỏi bằng sóng xung kích nhưng không thành công.
Dẫn lưu sỏi qua da giúp đào thải sỏi ra ngoài
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi
Quy trình này sử dụng ống soi niệu quản (một ống mỏng có đèn chiếu sáng) để xác định sỏi bể thận ở vị trí phù hợp hoặc sỏi niệu quản đoạn ⅓ trên.[2]
Cách tiến hành:
- Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa nội soi đi từ đường sau phúc mạc để tiếp cận đoạn niệu quản có sỏi hoặc vị trí cực dưới của thận.
- Sau khi nhìn thấy viên sỏi của bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng dụng cụ lấy sỏi và bơm rửa ngay sau đó.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi có thể được thực hiện gây mê toàn thân. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân để lựa chọn phương thức gây mê tốt nhất.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi có các triệu chứng sau:[3]
- Cơn đau dữ dội ở sườn trên (ở lưng, dưới xương sườn dưới).
- Đau lan xuống vùng bụng dưới.
- Đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Buồn nôn và nôn.
- Màu sắc nước tiểu thay đổi:nước tiểu đục hoặc có màu nâu, hồng, đỏ.
- Tiểu đục.
- Són tiểu liên tục nhưng mỗi lần chỉ tiểu một lượng nhỏ.
Sỏi niệu quản thường gây ra tình trạng són tiểu
Chẩn đoán
- Tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu sẽ tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng trong nước tiểu.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ cho biết thận của bạn hoạt động tốt như thế nào, kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và tìm kiếm các vấn đề khác có thể gây ra sỏi niệu quản.
- Siêu âm: Có thể phát hiện các bất thường như ứ nước tại thận hay sỏi tắc nghẽn trong niệu quản.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp bác sĩ xác định kích thước và vị trí của sỏi niệu quản.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt thủy đậu và tay chân miệng ở trẻ em
Tổng phân tích nước tiểu giúp chẩn đoán sỏi niệu quản
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng sỏi niệu quản hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bình Dân,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả. Hãy chú ý đến sức khỏe bản thân để khắc phục kịp thời các tình trạng sức khỏe của bạn nhé!