Viêm ruột là tình trạng bệnh lý của đường tiêu hoá. Bệnh gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và có thể dẫn đến biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Cùng đọc bài viết dưới đây để biết về các phương pháp điều trị viêm ruột nhé!
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị viêm ruột bạn nên biết
Contents
Dùng thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm loét đại tràng mức độ nhẹ đến trung bình. Một số loại thuốc chống viêm aminosalicylates thường được sử dụng như: mesalamine (Delzicol, Rowasa, những loại khác), balsalazide (Colazal) và olsalazine (Dipentum).
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng corticosteroid để làm giảm triệu chứng vì chúng không những có tác dụng chống viêm mà còn ức chế miễn dịch.
Tuy nhiên, sử dụng corticosteroid đường uống không chỉ tác dụng lên một hệ cơ quan mà chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Đường dùng này có khả năng gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm (Các tác dụng phụ của thuốc sẽ được đề cập cụ thể bên dưới).
Chính vì vậy, bạn sẽ được bác sĩ cân nhắc thận trọng khi chỉ định dùng thuốc và chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng viêm và liều dùng khác nhau giữa các đối tượng tùy theo vị trí và tình trạng viêm của bạn.
Thuốc chống viêm Delzicol được dùng để cải thiện tình trạng viêm ruột
Dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch
Những loại thuốc này hoạt động theo các cơ chế khác nhau để ức chế hệ thống miễn dịch giải phóng các hóa chất gây viêm có thể phá huỷ lớp niêm mạc của đường tiêu hóa.
Một số thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine (Azasan, Imuran), mercaptopurine (Purinethol, Purixan) và methotrexate (Trexall).
Bạn nên hỏi thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch đặc biệt là corticosteroid vì chúng có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như:
- Giữ nước, gây phù cẳng chân của bạn.
- Tăng huyết áp.
- Các rối loạn tâm thần (giảm trí nhớ, lú lẫn, mê sảng).
- Tăng cân, tích tụ mỡ ở bụng, mặt và sau cổ.
Bên cạnh đó, sử dụng corticosteroid đường uống lâu dài có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Tăng nhãn áp.
- Đục thuỷ tinh thể.
- Hội chứng Cushing.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm (vì thuốc có tác dụng gây ức chế hệ miễn dịch).
- Huỷ cancellous xương.
- Suy tuyến thượng thận.
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng phối hợp với các loại thuốc khác hoặc trường hợp bạn đang có tình trạng nhiễm trùng cấp tính đường ruột.
Nhóm thuốc kháng sinh thường được chỉ định như ciprofloxacin (Cipro) và metronidazole (Flagyl). Việc sử dụng kháng sinh cần được thông qua sự đồng ý của bác sĩ.
Điều này có nghĩa rằng bạn không nên tuỳ ý sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ vì thuốc sẽ được thanh thải qua thận và gây hại cho chức năng thận của bạn.
Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh một cách tuỳ ý còn làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh, khiến cho việc điều trị bệnh sau này có thể gặp nhiều khó khăn hơn.
Thuốc kháng sinh được sử dụng tuỳ theo tình trạng bệnh của bạn
Các loại thuốc và chất bổ sung khác
Thuốc chống tiêu chảy
Nếu bạn có triệu chứng tiêu chảy do viêm ruột, bạn có thể sử dụng bột psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel). Đối với tiêu chảy nặng, bác sĩ có thể chỉ định loperamide (Imodium AD) để giúp bạn cải thiện triệu chứng tốt hơn.
Lưu ý: Những loại thuốc trên có thể không đạt hiệu quả hay gây tác dụng phụ đối với một số bệnh nhân nặng hoặc có các nhiễm trùng nhất định. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này.
Một trong những triệu chứng điển hình của viêm ruột là tiêu chảy
Thuốc giảm đau
Đối với những cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng acetaminophen (Tylenol, hoặc những loại cùng hoạt chất khác).
Mặt khác, các thuốc giảm đau nhóm NSAID như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), naproxen sodium (Aleve) và diclofenac sodium có thể sẽ làm cho tình trạng của bạn tồi tệ hơn vì chúng ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hoá.
Vitamin và chất bổ sung
Nghiên cứu đã cho thấy các bệnh nhân viêm ruột có tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Những thiếu hụt này có thể góp phần làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh và các bệnh đồng mắc khác. [1]
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ viêm ruột [2].
Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin vào chế độ ăn hằng ngày. Chỉ nên sử dụng các loại vitamin tổng hợp khi thật sự cần thiết dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bị COVID-19 cho con bú sữa mẹ có được không?
Hỗ trợ dinh dưỡng
Trong quá trình điều trị viêm ruột, nếu bạn bị sụt cân nghiêm trọng nhưng không thể cung cấp dinh dưỡng bằng cách ăn uống thông thường, bác sĩ có thể chỉ định nuôi ăn qua sonde dạ dày hoặc tiêm tĩnh mạch.
Bạn cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian điều trị để cải thiện tình trạng viêm ruột và hồi phục sức khỏe.
Tiêm tĩnh mạch
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị như thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, thuốc hay các phương pháp điều trị khác không làm giảm được tình trạng viêm ruột của bạn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
- Phẫu thuật viêm loét đại tràng: cắt bỏ toàn bộ đại tràng và mở hậu môn nhân tạo, phân sẽ được dẫn vào túi ở một bên cơ thể.
- Phẫu thuật bệnh Crohn: 2/3 số người mắc bệnh Crohn cần phẫu thuật ít nhất một lần trong đời. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt một phần ống tiêu hoá bị hư sau đó nối hai đầu còn lại với nhau. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để đóng lỗ rò và dẫn lưu áp xe.
Lưu ý: Phẫu thuật không giúp chữa khỏi bệnh Crohn hoàn toàn, có tỷ lệ tái phát của bệnh cao và bạn cần tuân thủ các chế độ ăn uống, sinh hoạt, đồng thời theo dõi sức khoẻ định kỳ để hạn chế tái phát.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Sụt cân quá 10% trọng lượng cơ thể trong 2 tháng không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng.
- Sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Dấu hiệu mất nước.
- Tiêu chảy hoặc tiêu chảy xen kẽ với táo bón.
- Đầy hơi và chướng bụng.
- Có máu trong phân.
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn và nôn.
Chẩn đoán
Các triệu chứng của bệnh Crohn và viêm loét đại tràng có thể trùng lắp gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Để chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng của bạn và chỉ định một số xét nghiệm như:
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
- Soi tìm máu ẩn trong phân.
- Nội soi toàn bộ khung đại tràng.
- Nội soi đại tràng sigma.
- Chẩn đoán hình ảnh như chụp CT-scan hoặc MRI để kiểm tra các dấu hiệu của viêm hoặc áp xe.
- Nội soi đường tiêu hóa trên từ miệng đến đầu tá tràng.
- Nội soi có cản quang: bạn sẽ nuốt một viên nang có thiết bị ghi hình nhỏ, sau đó bằng cách sử dụng một thiết bị máy ảnh nhỏ, viên thuốc sẽ di chuyển hết đường tiêu hoá và ghi lại các vị trí tổn thương trên ống tiêu hoá của bạn.
>>>>>Xem thêm: Nhà sản xuất Dolexphar của nước nào? Có tốt không?
Các bệnh viện uy tín
Khi nhận thấy bản thân gặp phải tình trạng viêm ruột hoặc cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, bạn có thể đến khoa Tiêu hóa của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Trên đây là một số phương pháp điều trị viêm ruột. Mong rằng bài viết mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Hay chia sẻ đến người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hay và bổ ích các bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, WebMd, PubMed, CDC, NHS