Xơ gan là một bệnh lý thường gặp ở Việt Nam. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là gây tử vong. Vậy điều trị xơ gan có những phương pháp nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị xơ gan bạn không nên bỏ qua
Contents
Điều trị nguyên nhân gây xơ gan
Điều trị nguyên nhân được xem là cách điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh nhân xơ gan. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà có các phương pháp điều trị như dùng thuốc, cai rượu,…[2]
Dùng thuốc kiểm soát viêm gan
Viêm gan do virus là một trong những nguyên nhân dẫn đến xơ gan. Việc dùng thuốc kiểm soát viêm gan có thể giúp ngăn chặn các tổn thương lan rộng trên gan của người bệnh.
Thuốc dùng để điều trị và kiểm soát viêm gan được chia thành hai loại chính:
- Thuốc điều trị đặc hiệu cho nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, viêm gan do virus có thể điều trị bằng thuốc kháng virus.
- Thuốc điều trị triệu chứng viêm gan.
Thuốc điều trị xơ gan bao gồm thuốc điều trị đặc hiệu và điều trị triệu chứng
Cai rượu
Cai rượu là biện pháp điều trị hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm gan do rượu. Việc cai rượu sẽ hỗ trợ tích cực trong việc giảm các triệu chứng cũng như cải thiện tích cực tình trạng bệnh xơ gan.[3]
Đối với những người uống rượu quá liều có thể gây nhiễm độc thần kinh và viêm gan cấp, khi đó thuốc đối kháng được dùng trong nhiễm độc do rượu là naloxon.
Cai rượu là biện pháp điều trị hiệu quả đối với những bệnh nhân viêm gan do rượu
Dùng thuốc kiểm soát các nguyên nhân và triệu chứng khác
Một số phương pháp kiểm soát nguyên nhân gây viêm và xơ gan như:
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu: bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm cân thông qua tập thể dục và ăn uống. Chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên có thể làm giảm chất béo trong gan, giảm viêm và sẹo.
- Xơ gan do virus viêm gan B: sử dụng thuốc điều trị siêu vi B như tenofovir,… Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh sản của siêu vi, làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
- Xơ gan do virus viêm gan C: điều trị bằng thuốc kháng virus. Mặc dù chưa có vaccine phòng bệnh viêm gan C nhưng thuốc kháng virus có thể chữa khỏi hơn 95% số người bị nhiễm viêm gan C.
Tóm lại, khi điều trị xơ gan cần phải dựa vào nhiều nguyên tắc và phương pháp phối hợp với nhau. Các nguyên tắc điều trị đối với một bệnh nhân xơ gan, bao gồm:
- Điều trị nguyên nhân: cai rượu, dùng thuốc kháng virus,…
- Điều trị cổ trướng: giảm cân, hạn chế muối nước, sử dụng thuốc lợi tiểu, chọc dẫn lưu dịch bụng nếu cần, truyền albumin,…
- Điều trị nâng đỡ, tiết chế: nằm nghỉ tại giường, bổ sung vitamin, chống táo bón,…
- Điều trị biến chứng: chủ yếu là các bệnh não gan, xuất huyết tiêu hóa, viêm phúc mạc nguyên phát do vi trùng,…
Xơ gan do virus viêm gan B có thể điều trị bằng thuốc Tenofovir
Điều trị các biến chứng
Nếu bệnh xơ gan dẫn đến các biến chứng như cổ trướng, nhiễm trùng, bệnh não gan,… thì bác sĩ sẽ ưu tiên việc điều trị các biến chứng cho bệnh nhân.Điều trị nguyên nhân được xem là cách điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh nhân xơ gan. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà có các phương pháp điều trị như dùng thuốc, cai rượu,…[2]
Cổ trướng và phù nề
Cổ trướng hay báng bụng là tình trạng tích tụ dịch bệnh lý hay nước trong khoang phúc mạc. Đây là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh như xơ gan, ung thư, lao màng bụng,…
Phù nề là sự tích tụ dịch ở khoảng gian bào (khoảng giữa các tế bào). Phù có thể khu trú toàn thân và nếu phù toàn thân có thể gây nên tình trạng cổ trướng, tràn dịch màng phổi,…
Điều trị cổ trướng và phù nề trong xơ gan bao gồm cụ thể những vấn đề sau:
- Giảm cân từ 0,5 – 1 kg/ngày và hạn chế tiêu thụ muối, nên ăn nhạt tuyệt đối, khoảng 2 gam muối/ngày.
- Dùng thuốc lợi tiểu: tốt nhất là loại kháng aldosterone trong nhóm spironolacton, phù hợp với cơ chế chống lại hiện tượng cường aldosterone thứ phát. Trường hợp cổ trướng nặng có thể phối hợp thêm thuốc lợi tiểu quai nhóm furosemid.
- Chọc tháo dịch cổ trướng: có thể chọc tháo 2 – 4 lít/tuần, các lần chọc tháo cách nhau 2 – 3 ngày. Và nên bổ sung thêm albumin mỗi 8 – 10 gam/1 lít dịch đã chọc tháo.
- Phẫu thuật TIPS: giúp làm shunt cửa – chủ, nhưng phương pháp này gây nguy cơ bệnh não gan.
Dấu hiệu cổ trướng hay báng bụng ở bệnh nhân xơ gan
Tăng áp tĩnh mạch cửa
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan rất dễ dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và đây là một biến chứng rất thường gặp trong bệnh lý xơ gan.
Các phương pháp điều trị xuất huyết giãn vỡ tĩnh mạch thực quản bao gồm:
- Điều trị tích cực và chống sốc: bệnh nhân cần được ổn định huyết động, đảm bảo huyết sắc tố bằng truyền dung dịch đại phân tử (Dextran, Hemocel,…), glucose 5% và truyền máu.
- Thuốc vận mạch: nếu liệu pháp truyền máu và truyền dịch không đáp ứng, huyết áp không tăng thì cân nhắc dùng các thuốc vận mạch như dopamin, norepinephrin,…
- Sử dụng tinh chất thùy sau tuyến yên giúp co mạch tạng, giảm lượng máu đến tĩnh mạch cửa, bao gồm các loại thuốc như vasopressin, terlipressin, octreotide, somatostatin,…
- Cầm máu cơ học: bằng sonde Blakemore có bóng chèn vào tĩnh mạch thực quản.
- Nội soi can thiệp thắt vòng cao su tĩnh mạch thực quản: phương pháp này khá hiệu quả và thường áp dụng trong giai đoạn xuất huyết cấp.
- kháng sinh dự phòng: sau khi thắt vòng cao su, giúp ngừa tái phát xuất huyết, giảm tỷ lệ tử vong và chống nhiễm trùng bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dự phòng nhóm cephalosporin thế hệ III.
- Thuốc chẹn beta không chọn lọc: mang lại hiệu quả cao trong ngăn ngừa xuất huyết tái phát, thuốc thường được sử dụng là propanolol. Lưu ý cần thận trọng khi dùng thuốc này ở bệnh nhân suy gan nặng, suy tim nặng, tụt huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, block nhĩ thất.
Cấp cứu một tình trạng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản
Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng phổ biến nhất ở bệnh nhân xơ gan nặng là biến chứng viêm phúc mạc do vi trùng. Các vi trùng thường gặp là vi khuẩn gram âm như E.Coli, tuy nhiên cũng có khả năng là các vi khuẩn gram dương và vi khuẩn yếm khí khác.
Thuốc dùng để điều trị trong trường hợp này là kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ III, nhóm quinolon, metronidazole.
Đối với trường hợp nhiễm trùng ở bệnh nhân xơ gan, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh
Bệnh não gan
Bệnh não gan thường gặp ở những bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối hoặc bệnh thận mạn vì các yếu tố thúc đẩy dẫn đến mất bù và hôn mê. Đây là một tình trạng hôn mê biến dưỡng, do đó cần phân biệt với hôn mê do tăng đường huyết, hạ đường huyết, hạ natri máu,…
Các biện pháp điều trị bệnh não gan bao gồm:
- Ngăn ngừa các yếu tố thúc đẩy như xuất huyết, nhiễm trùng, táo bón, rối loạn điện giải,…
- Giảm NH3 máu và ngăn ngừa NH3 từ ruột vào máu như giảm đạm, dùng acid amin có tỷ lệ phân nhánh cao, kháng sinh diệt vi khuẩn đường ruột, nhuận tràng nhóm lactulose (duphalac),…
Tìm hiểu thêm: Đau tức ngực hậu Covid-19 có nghiêm trọng không?
Bệnh não gan rất dễ khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê
Phòng ngừa ung thư gan
Xơ gan chính là con đường tiềm ẩn gây ung thư gan. Do đó, cần phải có biện pháp phòng ngừa sớm để tránh được biến chứng nặng nề này.
Một số biện pháp giúp phòng ngừa ung thư gan như:
- Tiêm ngừa vaccine viêm gan B.
- Ăn chín, uống sôi.
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ do một số thuốc có thể chuyển hóa qua gan và gây độc cho gan nên không được tự tiện uống thuốc bừa bãi.
- Theo dõi sát những bệnh nhân đã có tiền sử viêm gan B, C.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện xơ gan, ung thư gan để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo, sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ giải độc gan dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tiêm vaccine phòng ngừa viêm gan B cũng là một cách phòng bệnh ung thư gan
Phẫu thuật cấy ghép gan
Phẫu thuật cấy ghép gan là một phương pháp hiện đại, tiên tiến bằng cách thay thế gan bệnh bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tạng. Ghép gan là một phương pháp có thể đem lại sự sống kéo dài hiệu quả nhất ở bệnh nhân bệnh gan.
Các chỉ định ghép gan cho bệnh nhân như:
- Xơ gan mất bù.
- Ung thư gan.
- Suy gan cấp (ngộ độc thuốc, đợt cấp viêm gan mạn,…).
Phẫu thuật cấy ghép gan là phương pháp hiện đại giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân xơ gan
Phòng ngừa các yếu tố khiến bệnh nặng thêm
Việc không có chế độ sinh hoạt hợp lý và không có biện pháp phòng ngừa tốt sẽ khiến các bệnh nhân xơ gan tiến triển ngày càng nặng nề, thậm chí dẫn đến tử vong.
Do đó, cần phải có biện pháp phòng ngừa các yếu tố khiến bệnh trở nặng như:
- Hạn chế rượu: rượu không chỉ là yếu tố làm nặng thêm bệnh gan mà còn là nguyên nhân gây ra tình trạng loạn thần ở người nghiện rượu lâu năm.
- Ăn uống lành mạnh: cắt giảm chất béo, lựa chọn thực phẩm tươi sạch, bổ sung trái cây và rau xanh.
- Duy trì cân nặng phù hợp: thừa cân béo phì có thể là yếu tố khiến bệnh gan ngày càng nặng hơn.
- Giảm nguy cơ mắc viêm gan siêu vi: không dùng chung kim tiêm, tránh quan hệ tình dục không an toàn,…
Cai rượu giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh xơ gan
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bệnh cảnh lâm sàng của xơ gan ít nhiều có sự khác nhau tùy theo mức độ, giai đoạn cũng như nguyên nhân gây ra xơ gan.
Giai đoạn đầu của xơ gan thường ít có triệu chứng đặc hiệu nhưng càng về sau thì biểu hiện càng rõ nét thông qua hai hội chứng là suy tế bào gan và tăng áp tĩnh mạch cửa.
Khi có bất kỳ các triệu chứng nào sau đây thì cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức:
- Biểu hiện hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa: bụng chướng hơi, đại tiện phân sệt, nôn ra máu, tiểu máu,…
- Biểu hiện hội chứng suy tế bào gan: rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tình dục, rối loạn tiêu hóa, tổng trạng mệt mỏi, vàng da niêm, phù, xuất huyết da niêm, thiếu máu,…
Biểu hiện vàng mắt gặp ở bệnh nhân xơ gan
Chẩn đoán
Muốn chẩn đoán và xác định một tình trạng xơ gan, bác sĩ thường dựa vào các yếu tố sau:
- Tiền sử: mắc bệnh mạn tính tổn thương gan kéo dài như uống nhiều rượu, bệnh viện gan siêu vi B, C.
- Lâm sàng biểu hiện tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa và suy tế bào gan.
- Xét nghiệm: dựa vào siêu âm thấy được cấu trúc gan bất thường, xét nghiệm chức năng gan có suy giảm hay không,…
>>>>>Xem thêm: Top 16 viên uống bổ sung nội tiết tố nữ cải thiện sinh lý, sắc đẹp
Tiền sử bệnh viêm gan là một yếu tố nguy cơ để chẩn đoán mắc bệnh xơ gan
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng xơ gan hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Gan mật của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 108,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về các phương pháp điều trị xơ gan. Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và gia đình cùng tham khảo nhé!