Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Rate this post

Ngâm chân là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến cho việc cải thiện các vấn đề về tâm trạng, tinh thần, đặc biệt khi kết hợp sử dụng thêm các nguyên liệu thảo dược sẽ có nhiều tác dụng hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Vậy ngâm chân thảo dược có tác dụng gì? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Thư giãn, giải tỏa căng thẳng

Nếu bạn đã trải qua một ngày lao động mệt mỏi, hãy thử đặt đôi bàn chân của mình vào một chậu nước ấm và thư giãn. Việc này có thể giúp các tế bào thần kinh, mạch máu, bàn chân được giãn nở, giúp tăng cường lưu thông khí huyết.

Từ đó, kích thích não bộ tăng tiết các hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

Bạn hãy thử sử dụng kèm theo một số loại thảo dược như đinh hương, ngải cứu,… Ngoài việc có thêm mùi hương thơm, dịu nhẹ thì tác dụng giảm căng thẳng của chúng cũng khá tốt.

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Ngâm chân có tác dụng rất tốt cho việc giải tỏa căng thẳng

Chữa nấm chân

Ngâm chân thảo dược là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị nấm chân phổ biến trong dân gian.

Việc ngâm chân bằng thảo dược sẽ có lợi trong việc chữa nấm chân tốt hơn các liệu pháp khác vì dung dịch ngâm chân có thể tiếp xúc đều và toàn bộ vùng da bị nấm, đặc biệt tốt cho các trường hợp nấm kẽ chân hay nấm móng.

Đồng thời ngâm chân có thể giúp cho các vùng da khác khỏe hơn và ngăn ngừa nấm lan rộng.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý việc sử dụng thảo dược nào để trị nấm cho hiệu quả cũng cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Cách thực hiện bài thuốc chữa nấm chân bằng cách ngâm chân với lá trầu không:

  • Lấy khoảng 10 – 15 lá trầu không đun sôi cùng nửa lít nước.
  • Sau đó hòa tan cho một cục phèn chua to bằng đầu ngón tay cái.
  • Dùng nước này rửa kỹ các kẽ ngón chân bị loét ngứa.
  • Sau đó, bạn lau khô chân và có thể kết hợp bôi thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn.

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Cải thiện giấc ngủ

Nếu bạn mắc chứng khó ngủ, mất ngủ thì tạo nên thói quen ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ sẽ là giải pháp rất tốt cho bạn. Với tác dụng giúp thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng, ngâm chân sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

Bạn có thể kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt chân để hiệu quả phương pháp được tốt hơn.

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Tăng cường lưu thông máu

Ngâm chân bằng nước nóng có khả năng giúp mạch máu được giãn nở. Bạn nên kết hợp ngâm chân cùng xoa bóp bấm huyệt và một số thảo dược như gừng tươi, ngải cứu, hoa tiêu, vỏ quế hay hồng hoa sẽ cho hiệu quả rất tốt.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Xem ngay top 8 thực phẩm sau

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Tốt cho người bệnh cao huyết áp

Bàn chân là nơi tập trung của hệ thống mạng lưới mạch máu và mao mạch vô cùng phong phú. Khi tác dụng giãn nở mạch máu của việc ngâm chân đạt hiệu quả, máu sẽ được lưu thông dễ dàng hơn giảm áp lực máu lên thành mạch.

Điều này sẽ có tác động vô cùng tốt cho các bệnh nhân cao huyết áp.

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Thư giãn cơ bắp

Việc ngâm chân nước nóng cũng có tác dụng tương tự với việc bạn tắm nước nóng. Với nhiệt độ vừa phải nước nóng sẽ giúp cho các tế bào cơ của bạn được thư giãn và hiệu quả phục hồi cơ được tốt hơn.

Nếu bạn đã trải qua một ngày lao động vất vả, mệt mỏi thì hãy thử thư giãn đôi chân của mình trong một chậu nước ấm. Chắc chắn việc này sẽ giúp bạn thoải mái.

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

Giúp xương khớp dẻo dai

Ngâm chân thảo dược có thể giúp giãn nở, giảm đau cơ gân khớp, đồng thời ngăn ngừa các cơn đau khớp vào những ngày trời trở lạnh. Từ đó, cơ xương khớp sẽ trở nên dẻo dai hơn, hoạt động được trơn tru hơn.

Phương pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Ipsen của nước nào? Có tốt không?

Lorem ipsum dolor sit amet…

Trên đây là những chia sẻ khái quát về những lợi ích của ngâm chân thảo dược có thể mang lại cho bạn. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ những thông tin này đến người thân của mình bạn nhé.

Nguồn: Webmd, Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *