Quả cơm cháy chữa cảm cúm có hiệu quả không?

Rate this post

Gần đây, quả cơm cháy đã trở nên phổ biến như một phương thuốc có thể giúp tăng cường miễn dịch, điều trị bệnh cảm cúm thông thường. Hãy cùng tìm hiểu xem quả cơm cháy có thực sự chữa được cảm cúm một cách hiệu quả không thông qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Quả cơm cháy chữa cảm cúm có hiệu quả không?

Cây cơm cháy từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian để điều trị các bệnh từ côn trùng cắn đến bệnh trĩ. Quả cơm cháy đã cho thấy một số hứa hẹn trong việc điều trị các triệu chứng bệnh đường hô hấp liên quan đến cảm lạnh và cúm, với khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng.

Quả cơm cháy là gì?

Quả cơm cháy chữa cảm cúm có hiệu quả không?

Cây cơm cháy tên khoa học là Sambucus javanica, thuộc họ Adoxaceae, một họ cây bụi có hoa có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Châu Âu. Những cây này tạo ra những chùm quả mọng nhỏ có màu sẫm, thường là màu tím, xanh lam hoặc đen.

Cây cơm cháy từ lâu đã được ứng dụng không chỉ trong điều trị bệnh mà còn ở nhiều lĩnh vực trong đời sống. Ở châu Âu thời Trung Cổ, cơm cháy được cho là có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Theo những người Mỹ bản địa, trái và hoa của cây cơm cháy được dùng để chữa đau và sốt, trong khi cành được sử dụng để làm giỏ, sáo và trục mũi tên.

Quả cơm cháy thường có hương vị chua cay và được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung như: mứt, thạch, nước sốt, rượu vang, trà, kẹo cao su, xi rô,…

Quả cơm cháy có giá trị dinh dưỡng cao, là một nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ dồi dào, đồng thời chứa ít carbohydrate và chất béo. Giống như các loại quả mọng khác, quả cơm cháy chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm: axit phenolic, flavanols, anthocyanins. Chất chống oxy hóa trong loại quả này được cho là có vai trò ngăn ngừa các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Cơm cháy có thể giúp điều trị cảm cúm không?

Tìm hiểu thêm: Cách phòng chống bệnh bạch hầu và biến chứng bạn nên biết

Quả cơm cháy chữa cảm cúm có hiệu quả không?

oạt động ức chế của chất chiết xuất lỏng từ cơm cháy, chống lại các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người trên lâm sàng và vi rút cúm A và B, báo cáo rằng chiết xuất cơm cháy ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn liên cầu và vi rút gây ra cúm kể trên.[1]

Tương tự, một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2012 đã báo cáo rằng cơm cháy có một số đặc tính cho phép nó chống lại bệnh cúm.[2]

Một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi năm 2016 đã so sánh tác dụng của thực phẩm chức năng từ quả cơm cháy với giả dược, tiến hành trên 312 hành khách đi máy bay.[3] Kết quả, không có sự khác biệt đáng kể về những người bị cảm lạnh sau khi đi máy bay. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo những người trong nhóm dùng giả dược có xu hướng bị cảm lạnh lâu hơn và nghiêm trọng hơn những người trong nhóm dùng cơm cháy. Họ cũng kết luận thêm rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác nhận tác dụng này.

Một đánh giá nghiên cứu năm 2018 đã báo cáo rằng các chất bổ sung từ quả cơm cháy giúp làm giảm các triệu chứng đường hô hấp trên như: sổ mũi, nghẹt mũi, ho.[4] Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá dữ liệu từ 180 người tham gia, cần có kích thước mẫu lớn hơn để đánh giá những tác dụng này có áp dụng cho hầu hết mọi người hay không.

Mặc dù các bằng chứng hiện tại có nhiều hứa hẹn, vẫn cần nhiều nghiên cứu thêm để đánh giá chắc chắn và chính xác về hiệu quả của quả cơm cháy trong điều trị cảm lạnh và cảm cúm thông thường.

Liều dùng và lưu ý khi sử dụng cơm cháy

Quả cơm cháy chữa cảm cúm có hiệu quả không?

>>>>>Xem thêm: Vitamin E và Kẽm có uống cùng lúc được không? Cách uống đúng và lưu ý

Liều lượng khuyến cáo của quả cơm cháy sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như nhà sản xuất, loại sản phẩm, thành phần quả cơm cháy chứa trong sản phẩm.

Ví dụ, một khẩu phần được khuyến nghị của xi-rô cơm cháy là 2 thìa cà phê (10ml) mỗi ngày chứa 3,8g cơm cháy. Đối với viên ngậm, một nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng 1 viên ngậm (4g) chứa 12mg chiết xuất từ quả cơm cháy, khi cần thiết có thể tăng lên đến 4 lần mỗi ngày.

Do dữ liệu hạn chế, quả cơm cháy hiện không được khuyến nghị cho trẻ em dưới 18 tuổi. Mặc dù không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo, hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để xác nhận rằng cơm cháy an toàn về lâu dài cho trẻ em.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng quả cơm cháy.

Quả cơm cháy có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng nếu ăn sống. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, bệnh tiêu chảy. Ăn quá nhiều cơm cháy chưa nấu chín có thể gây tử vong. Điều này có thể tránh được bằng cách nấu chín kỹ quả cơm cháy trước khi ăn.

Nếu bạn không chắc liệu cơm cháy có an toàn cho mình hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào từ cơm cháy. Và để đảm bảo đạt hiệu quả tốt và tránh các tác dụng phụ, bạn nên đọc và làm theo hướng dẫn liều lượng từ nhà sản xuất.

Nguồn: Healthline, WebMD

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *