Từ khi vào mùa lạnh, bé yêu thường xuyên bị cảm sốt, người mệt xìu, yếu ớt, bố mẹ cực kỳ lo lắng và không biết làm sao để giữ ấm cho con phù hợp, đảm bảo bé khỏe mạnh suốt mùa lạnh này? Áp dụng các quy tắc sau ngay.
Bạn đang đọc: Quy tắc giữ ấm cho bé trong mùa lạnh giúp con luôn khoẻ mạnh
Chăm sóc con trẻ chưa bao giờ là dễ dàng và ngay cả việc giữ ấm cho con vào mùa lạnh cũng “làm khó” rất nhiều bố mẹ. Để biết việc giữ ấm cho bé yêu nhẹ nhàng, “dễ thở” hơn, bố mẹ nên áp dụng quy tắc “4 ấm 1 lạnh” ở đây nhé.
Giữ ấm lưng
Khi giữ ấm lưng trẻ, bố mẹ cần đảm bảo không để lưng trẻ đổ mồ hôi, chỉ giữ ấm ở mức độ vừa phải. Vì khi lưng trẻ ra mồ hôi và bố mẹ không kịp lau khô ngay thì mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể và làm trẻ bị lạnh.
Không “đắp” lên người trẻ quá nhiều lớp quần áo, chỉ cần cho trẻ mặc 1 áo giữ nhiệt mỏng và thêm 1 áo khoác trẻ em bên ngoài là được, bởi nhiệt độ cơ thể trẻ thường cao hơn người lớn nên mặc quá nhiều quần áo sẽ làm trẻ bị bí bít, ra mồ hôi nhiều hơn.
Giữ ấm bụng
Phần bụng là phần cần giữ ấm quan trọng nhất, bởi hệ tiêu hóa của trẻ ở vùng bụng vẫn còn rất non nớt nếu không được giữ ấm cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm lạnh, gây tác động xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa và “kéo lan” đến các cơ quan khác trong cơ thể trẻ.
Mặc quần áo phủ kín bụng trẻ cả ngày lẫn đêm. Nếu ban đêm, trẻ thường quấy, đạp, khiến bụng bị hở, bạn nên quấn 1 lớp chăn mỏng quanh vùng bụng của trẻ, trước khi phủ lên người trẻ 1 lớp chăn dày. Việc quấn như vậy sẽ giữ cho vùng bụng được ấm áp suốt đêm.
Chị em cũng có thể chọn dùng túi ngủ riêng cho trẻ nhưng dùng túi ngủ không chọn loại làm bằng lông dày, lông vũ vì chúng có thể giữ ấm tốt nhưng đó là đối với người lớn, với trẻ thì chúng sẽ quá nóng và dễ làm trẻ ra nhiều mồ hôi, bị cảm lạnh khi ngủ đấy.
Giữ ấm bàn tay
Tìm hiểu thêm: Bệnh tay chân miệng có lây không? Tay chân miệng lây qua đường nào?
Tương tự như lưng, bụng, bạn giữ ấm bàn tay cho trẻ cũng đảm bảo không để tay xuất mồ hôi, sử dụng bao tay mềm mại, cắt hết chỉ thừa bên trong bao tay để tránh chỉ dài quấn vào tay gây tổn thương cho bàn tay trẻ khi vận động.
Giữ ấm chân
Chân có nhiều mạch huyệt nên bạn cũng cần chú ý việc giữ ấm, nên sử dụng tất chân, bao chân để giữ cho vùng cơ thể này của trẻ luôn ấm áp, không bị lạnh. Nhớ cắt hết các chỉ, vải thừa để chúng không quấn vào các ngón chân trẻ gây thương tổn cho bé nhé.
Bên cạnh việc sử dụng quần áo, đồ dùng, chăn bằng vải giữ ấm cho trẻ, bạn cũng nên thoa dầu, kem giữ ấm ở dưới lòng bàn chân của trẻ. Khi dùng dầu, kem này, chị em nhớ bỏ bớt quần áo để tránh cho trẻ bị nóng quá mức.
Lạnh vùng đầu
>>>>>Xem thêm: Cách massage mặt khi đắp mặt nạ giúp hấp thu dưỡng chất hiệu quả
“Lạnh” ở đây là giữ cho vùng đầu thoáng, không quấn kín quá mức, làm đầu trẻ nóng lên, dễ bị bệnh. Nhưng cũng không để đầu trần toàn thời gian, vì là mùa lạnh nên bạn vẫn cần cho trẻ đội mũ, quấn khăn để giữ ấm.
Hơn nữa tùy hoàn cảnh, thời gian và tuỳ tình trạng cơ thể trẻ, bạn nên linh hoạt cho trẻ đội mũ hoặc không, ví dụ, ra ngoài nên đội mũ, ở nhà có thể không cần đội, trẻ bị ra mồ hôi trộm không nên đội mũ chỉ nên dùng khăn vải bông lau mồ hôi để giữ đầu trẻ khô thoáng, nếu bạn thấy trời lạnh và đội mũ vào cho bé nhưng bé liên tục dùng tay kéo ra thì bạn cũng nên xem lại, không nên đội cho bé nữa vì có thể bé bị nóng hoặc khó chịu khi đội mũ…
Với trẻ sơ sinh, có thể bạn đã biết vùng đầu chính là nơi tạo và thoát nhiệt chính của cơ thể trẻ nên phải đội mũ, quấn khăn liên tục nhưng trẻ đã được vài tháng tuổi thì khi ngủ bạn nên để đầu trần, ban ngày có thể bỏ mũ, khăn ra để trẻ dễ “thích nghi”, không bị bí bít.
Sử dụng các thông tin này để giữ ấm cho bé yêu nhà mình thật tốt trong mùa đông này bạn nhé.