Sau khi trám răng, một số người có thể trải qua những cảm giác như đau nhức. Đây là phản ứng thường thấy sau quá trình trám răng và có thể kéo dài trong thời gian ngắn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin và cách điều trị răng trám đau nhức để bạn có thể tận hưởng nhiều món ngon hơn nhé!
Bạn đang đọc: Răng trám bị nhức do đâu? 6 nguyên nhân thường gặp và cách điều trị hiệu quả
Contents
Các trường hợp răng trám bị nhức
Mới trám bị nhức
Sau khi trám răng, bạn có thể trải qua tình trạng đau nhói đột ngột và cảm giác lạnh buốt kéo dài vài ngày thậm chí là một tuần. Dưới đây là một số lưu ý và biện pháp bạn nên tuân theo sau khi trám răng: Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tránh không khí lạnh chạm vào răng.
- Tránh ăn thực phẩm có đường.
- Hạn chế thực phẩm có độ acid cao.
- Hạn chế cắn mạnh khi ăn.
Sau khi trám răng, bản có thể bị đau nhói đột ngột và ê răng trong thời gian dài
Trám lâu ngày bị nhức
Tuy nhiên, nếu không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau thời gian dài cũng có thể khiến miếng trám của bạn bị sứt, mẻ điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây ra cảm giác ê buốt và đau rát.
Nếu không chăm sóc kỹ, sau một thời gian trám thì răng cũng sẽ bị sâu trở lại
Nguyên nhân răng trám bị nhức
Dị ứng chất liệu trám
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, tuy rất hiếm nhưng có thể xảy ra trường hợp bạn phản ứng dị ứng với vật liệu trám bạc. Sau khi trám răng, bạn có biểu hiện ngứa hoặc phát ban, nên thông báo ngay lập tức cho bác sĩ để có thể xem xét việc thay đổi vật liệu trám khác để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn một cách tốt hơn.[1]
Khi trám răng, bạn có thể bị phản ứng dị ứng với vật liệu trám bạc
Miếng trám cũ bị hỏng
Miếng trám răng sẽ không tồn tại mãi, thường chỉ kéo dài trong vài năm. Nếu miếng trám bị lỏng hoặc vỡ, điều này có thể gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức. Do đó, khi phát hiện tình trạng này, bạn nên đến nha sĩ ngay lập tức để thay miếng trám mới.
Miếng trám bạc có thể bị lỏng hoặc vỡ
Áp xe răng
Áp xe răng là một tình trạng nhiễm trùng dây thần kinh răng, thường do nguyên nhân như sâu răng, viêm nha chu hoặc răng bị nứt. Các triệu chứng của áp xe răng bao gồm:
- Đau răng cường độ nhẹ đến nặng.
- Răng trở nên nhạy cảm.
- Nướu bị sưng.
- Hôi miệng.
- Sốt.
Sâu răng lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng áp xe răng
Vệ sinh không đúng cách
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi trám răng có thể dẫn đến nhiều vấn đề bao gồm sâu răng và viêm nha chu quanh miếng trám. Dưới đây là một số lưu ý về việc vệ sinh sau khi trám răng:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride như sensodyne,…
- Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn dễ bị kẹt giữa các răng.
- Tránh thức ăn và đồ uống có đường: Thức ăn và đồ uống có đường có thể gây ra sâu răng và ảnh hưởng đến miếng trám. Hạn chế ăn và nếu bạn ăn chúng hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng.
- Thăm nha sĩ định kỳ: Hãy duy trì các cuộc hẹn kiểm tra định kỳ với nha sĩ của bạn để đảm bảo rằng miếng trám răng được giữ gìn và kiểm tra tình trạng răng miệng tổng thể của bạn.
Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn dễ bị kẹt giữa các răng
Kích thích dây thần kinh
Khi bạn trám răng, có thể xảy ra tình trạng đau nhức hoặc viêm dây thần kinh bên trong răng, khi miếng trám mới được đặt vào răng. Tuy nhiên, thường thì sau một thời gian, dây thần kinh sẽ được hồi phục, mọi cảm giác đau đớn hoặc nhạy cảm sẽ tự giảm đi và biến mất.
Khi bạn trám răng, có thể xảy ra tình trạng đau nhức hoặc viêm dây thần kinh
Viêm tủy
Viêm tủy là tình trạng khi tủy răng, phần nằm sâu bên trong răng bị viêm nhiễm. Chúng có thể chia thành hai loại:
- Viêm tủy có thể hồi phục: Điều này xảy ra khi tủy răng bị viêm nhẹ nhưng vẫn duy trì được tính khỏe mạnh và có khả năng tự phục hồi.
- Viêm tủy không thể hồi phục: Trong trường hợp này, dây thần kinh bên trong răng bắt đầu chết đi và bệnh nhân cần điều trị tủy để ngăn chặn tình trạng này.
Viêm tủy răng có thể gây những cơn đau đớn, khó chịu vùng răng miệng
Cách giảm đau nhức răng sau trám
Đắp gừng lên vùng trám
Gừng được biết đến với tính năng kháng vi khuẩn và kháng viêm, có thể giúp giảm đau khi bạn phải đối mặt với răng sâu. Dưới đây là cách thực hiện:
Nguyên liệu: Một miếng gừng tươi (khoảng 2 – 3 cm).
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch miếng gừng và cạo vỏ.
- Bước 2: Cắt nhỏ miếng gừng hoặc nghiền nhuyễn để lấy nước.
- Bước 3: Đặt miếng gừng hoặc bôi nước gừng lên vùng răng bị đau.
- Bước 4: Nhấn nhẹ miếng gừng lên vùng răng bị đau trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 5: Súc miệng lại thật sạch với nước ấm sau khi bạn đã sử dụng gừng.
Tìm hiểu thêm: 7 cách giảm cân sau sinh đơn giản, hiệu quả giúp lấy lại vóc dáng
Gừng có thể giúp giảm đau khi bạn phải đối mặt với răng sâu
Đắp tỏi lên vùng trám
Tỏi không chỉ là một gia vị mà còn là một bài thuốc dân gian hữu hiệu nhờ khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ nhờ hoạt chất allicin và nó có thể được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để giảm đau răng sâu. Dưới đây là cách thực hiện:
Nguyên liệu: 1 – 2 tép tỏi tươi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bóc vỏ tỏi và rửa sạch.
- Bước 2: Cắt nhỏ hoặc nghiền nhuyễn tỏi để lấy ra hoạt chất allicin.
- Bước 3: Đặt tỏi nghiền hoặc miếng tỏi lên vùng răng bị đau.
- Bước 4: Nhấn nhẹ tỏi vào vùng răng bị đau trong khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 5: Súc miệng lại thật sạch với nước ấm sau khi bạn đã sử dụng tỏi.
Tỏi là một biện pháp tự nhiên để giảm đau răng sâu
Chườm lạnh lên vùng má răng trám
Chườm lạnh là một phương pháp tự nhiên, có khả năng làm giảm truyền tín hiệu đau từ vùng bị tổn thương đến não bộ. Ngoài ra, nó cũng giúp co mạch máu và làm giảm sưng viêm trong trường hợp chân răng bị tổn thương sau khi trám. Dưới đây là cách thực hiện:
Nguyên liệu: Một túi đá lạnh hoặc một gói đá lạnh nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đặt đá lạnh vào một túi vải sạch hoặc bọc nó trong một khăn sạch để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.
- Bước 2: Áp dụng túi đá lạnh lên vùng má răng trám bị đau.
- Bước 3: Giữ đá lạnh ở vị trí này trong khoảng 10-15 phút.
- Bước 4: Nếu bạn cảm thấy túi đá quá lạnh và gây khó chịu. Hãy ngắt quá trình chườm lạnh trong một thời gian ngắn, sau đó tiếp tục cho đến khi đau nhức giảm đi.
Chăm sóc răng sau trám
Sử dụng kem đánh răng dùng cho răng nhạy cảm
Sau khi trám răng, việc duy trì chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách trở nên vô cùng quan trọng. Điều này bao gồm việc đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn có thể hỗ trợ cho sức khỏe răng miệng của mình bằng cách sử dụng nước súc miệng chứa fluoride. Những biện pháp này không chỉ giúp bảo quản miếng trám răng hiện tại mà còn ngăn ngừa sâu răng xuất hiện trên các răng khác trong tương lai.
Hạn chế nhai thức ăn cứng
Các loại thức ăn như hạt, thịt gà… có cấu trúc quá dai và cứng đòi hỏi nhiều lực khi nhai. Miếng trám phải đối mặt với lực mạnh như vậy, tuổi thọ của nó thường sẽ bị rút ngắn, có thể bị bong tróc và bề mặt của nó dễ bị mòn đi.
Do đó, để bảo vệ miếng trám răng sau khi điều trị, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng và tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh để duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
Hạn chế ăn các loại thức ăn quá cứng để duy trì sức khỏe răng miệng
Hạn chế thức ăn nóng hoặc lạnh
Việc ăn những thực phẩm có nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm cho miếng trám răng dãn ra hoặc co lại quá nhanh, điều này có thể dẫn đến việc miếng trám bong ra.
Do đó, để bảo vệ, bảo quản miếng trám răng, bạn nên thận trọng với thức ăn nóng hoặc lạnh sau khi trám răng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về chế độ ăn uống sau điều trị.
Bạn nên hạn chế ăn đồ nóng sau khi trám răng
Tái khám theo lịch bác sĩ
Để bảo vệ răng miệng, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn trong chăm sóc răng sau khi trám từ bác sĩ. Điều này bao gồm việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc lạnh vì chúng có thể ảnh hưởng đến miếng trám và thực hiện các cuộc tái khám định kỳ theo lịch.
Tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc răng để bảo vệ răng miệng của bạn
Răng trám xong có bị sâu lại không?
Theo các chuyên gia nha khoa, trám răng rồi vẫn có thể bị sâu răng lại nếu như bạn không chăm sóc răng tốt. Dưới đây là một số lý do khiến răng bạn trám xong có thể bị sâu lại:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu trong quá trình vệ sinh răng miệng, bạn không làm sạch kỹ các mảng bám và thức ăn thừa ở vùng răng trám, vi khuẩn có thể phát triển và gây sâu răng.
- Chải răng quá mạnh: Chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải răng có lông cứng có thể làm hỏng miếng trám, mài mòn men răng và lớp trám, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sau khi trám răng, bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường và tính axit cao, như bánh kẹo và thức uống có gas, vì chúng có thể làm hại men răng và lớp trám, góp phần vào sâu răng tái phát.
- Kỹ thuật trám răng của bác sĩ: Quá trình trám răng cần phải được thực hiện bởi nha sĩ có kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu bác sĩ không làm sạch ổ sâu răng hoặc đặt miếng trám không đúng cách, vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại và gây ra sâu răng sau khi trám.
- Không lấy hết tủy viêm: Trong quá trình trám răng, nếu nha sĩ không loại bỏ hoàn toàn tủy viêm trong lỗ sâu của răng cũ, vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển và làm hỏng răng.
Nếu không chăm sóc tốt, răng của bạn sau khi trám vẫn có thể bị sâu trở lại
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn trải qua bất kỳ trong những triệu chứng sau sau khi trám răng, hãy ngay lập tức liên hệ với nha sĩ của bạn để được tư vấn và kiểm tra:
- Sưng quanh vùng răng đã trám.
- Đau hoặc nhạy cảm kéo dài hơn 5 ngày sau trám răng.
- Phát ban hoặc ngứa xung quanh vùng răng đã trám.
- Cảm giác đau liên tục ngay cả khi không có tác động từ thức ăn hoặc nước uống.
- Cảm giác kỳ lạ khi cắn, đặc biệt là sau vài ngày sau khi trám răng.
Nếu có triệu chứng bất thường, hãy đến gặp nha sĩ để điều trị kịp thời
Chẩn đoán
Chẩn đoán sâu răng là quá trình xác định tình trạng và vị trí của sâu răng trong răng. Dưới đây là các bước trong quá trình này bao gồm:
- Kiểm tra lâm sàng: Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng mắt và dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng cho răng của bạn. Họ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng như mảng bám, sưng, thay đổi màu sắc, hoặc tình trạng đau nhức.
- X-quang: X-quang răng là một công cụ quan trọng để xác định sâu răng, đặc biệt khi sâu răng nằm ẩn sau bề mặt răng và không thể nhận biết bằng mắt thường. X-quang giúp nha sĩ đánh giá mức độ và vị trí của sâu răng, cũng như xác định xem nó đã ảnh hưởng đến lớp men răng hay tủy răng chưa.
- Kiểm tra nhạy cảm: Nha sĩ có thể sử dụng các bộ kit kiểm tra nhạy cảm để xác định các vùng trên răng có triệu chứng nhạy cảm, điều này có thể là dấu hiệu của sâu răng.
- Kiểm tra bằng kính hiển vi nha khoa: Trong một số trường hợp, đặc biệt khi sâu răng ở giai đoạn đầu, nha sĩ có thể sử dụng kính hiển vi nha khoa để xem xét răng kỹ lưỡng hơn và xác định vị trí cụ thể của sâu răng.
>>>>>Xem thêm: Những lợi ích sức khỏe của lá hẹ
X-quang răng giúp nha sĩ đánh giá mức độ và vị trí của sâu răng
Các bệnh viện răng – hàm – mặt uy tín
- Hà Nội: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai,…
- TP.HCM: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM,…
Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng ngừa đau sau khi trám răng, từ đó bảo vệ răng miệng của bạn một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè cùng biết nhé!