Rau dền có tính mát nên được nhiều gia đình sử dụng để nấu canh trong những ngày hè nóng bức. Bên cạnh khả năng giải nhiệt cơ thể, loại rau này còn nhiều công dụng quý khác. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem rau dền có tác dụng gì đối với sức khỏe nhé!
Bạn đang đọc: Rau dền có tác dụng gì? 8 công dụng của rau dền với sức khỏe
Contents
Tốt cho xương khớp
Rau dền cung cấp một lượng lớn canxi. Việc bổ sung loại rau này thường xuyên giúp xương, răng và móng của bạn chắc khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ loãng xương và gãy xương ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, bạn cần kết hợp ăn rau dền với đa dạng các loại thực phẩm giàu canxi khác, vì 1000 – 1200mg rau dền mới là lượng dùng khuyến cáo hàng ngày cho người Việt Nam.
Rau dền cung cấp một lượng lớn canxi
Cải thiện tình trạng viêm
Theo Đông y, rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt tốt, dùng để trị rôm sảy, mụn nhọt, sát khuẩn và giải nhiệt trong mùa nóng. Các chất chống oxy hóa có trong rau dền như vitamin C, vitamin B3 còn giúp chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do các vi sinh vật từ môi trường xâm nhập vào vết thương.
Rau dền có tác dụng thanh nhiệt tốt, dùng để trị rôm sảy, mụn nhọt, sát khuẩn
Tốt cho người bệnh tiểu đường
Lượng chất xơ dồi dào trong rau dền giúp giảm mỡ máu, giảm lượng đường trong máu, gây cảm giác no lâu và giảm sự thèm ăn. Hơn nữa, lượng calo trong loại rau này lại rất thấp. Chính vì vậy, rau dền rất phù hợp cho người bị cao huyết áp, tiểu đường và béo phì. [1]
Rau dền rất phù hợp cho người bị tiểu đường
Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng
Rau dền có khả năng chống viêm nhiễm và loại trừ nhiệt độc tốt. Do vậy, nó thường được ứng dụng như một phương thuốc giúp làm giảm các vấn đề về răng miệng như đau, sưng nướu, viêm họng hay nhiệt miệng.
Rau dền giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng
Ngừa bệnh tim mạch
Chất xơ trong rau dền có khả năng làm giảm hấp thu cholesterol trong lòng ruột nên làm giảm mỡ máu. Ngoài ra, tocotrienol (một loại vitamin E) có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol LDL và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
Rau dền giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mạch vành
Chứng thiếu máu
Sắt là nguyên liệu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Rau dền có chứa hàm lượng sắt khá cao, lại lành tính không độc, vì vậy khi bé đến độ tuổi ăn dặm có thể cho bé ăn loại rau này hoặc dùng trên những đối tượng bị thiếu máu như phụ nữ có thai, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt,…
Ngoài ra, các đối tượng mắc chứng thiếu máu hay có nguy cơ bị thiếu máu có thể bổ sung sắt hay acid folic từ các thực phẩm chức năng.
Rau dền hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu
Cải thiện hệ tiêu hóa
Chất xơ trong rau dền giúp kích thích nhu động ruột, giảm chứng đầy bụng khó tiêu. Theo Y học cổ truyền, loại rau này có tác dụng thanh trừ thấp nhiệt ứ trong trường vị, giúp cho hoạt động bài tiết diễn ra thuận lợi hơn.
Chất xơ trong rau dền giúp kích thích nhu động ruột, giảm chứng đầy bụng khó tiêu
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Các chất chống oxy hóa có trong rau dền như vitamin C, vitamin E và lysine có khả năng chống lại các gốc tự do và ngăn chặn sự hình thành các bất thường ở tế bào, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Tìm hiểu thêm: Hoàng bá có tác dụng gì? 17 bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng bá
Rau dền giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư
Bài thuốc chữa bệnh từ rau dền
Giúp nhuận tràng:
- Chuẩn bị 1 nắm rau dền đỏ, nhặt và rửa sạch.
- Luộc sôi 3 phút rồi vớt ra ăn luôn hoặc trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp:
- Chuẩn bị 20g rau dền đỏ, lá cây mã đề non 20g và lá dâu bánh tẻ 20g, nhặt và rửa sạch.
- Cho vào nồi nấu canh, thêm gia vị vừa ăn.
- Sử dụng bài thuốc này trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa huyết nhiệt sinh lở ngứa:
- Chuẩn bị rau dền đỏ 20g, kim ngân hoa 12g, ké đầu ngựa 16g, cam thảo 16g, nhặt và rửa sạch.
- Cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Sử dụng bài thuốc này trong 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. [2] [3]
Rau dền luộc giúp nhuận tràng, chống táo bón
Tác hại của rau dền
Có thể gây dị ứng
Tình trạng dị ứng khi ăn rau dền là do phản ứng miễn dịch với các protein có trong cây. Khi một người bị dị ứng, cơ thể họ sẽ tạo ra kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này liên kết với các protein trong cây, điều này kích hoạt giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học gây viêm khác.
Tình trạng dị ứng khi ăn rau dền là do phản ứng miễn dịch với các protein có trong cây
Tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh gout
Rau dền rất giàu nhân purin. Tuy nhiên, chất này lại có thể gây hại cho thận nếu tiêu thụ một lượng lớn, vượt quá nhu cầu của cơ thể.
Purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric, có thể làm tăng nguy cơ kết tủa canxi trong thận, do đó tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Hơn nữa, nếu lượng axit uric trong máu cao, nó sẽ lắng đọng và tích tụ tại các ổ khớp bàn chân và bàn tay gây ra bệnh gout. Nếu bạn đang bị viêm, sưng khớp do gout thì nên hạn chế ăn rau dền quá nhiều để tránh khiến tình trạng bệnh tệ thêm.
Ăn nhiều rau dền có nguy cơ hình thành sỏi thận
Rối loạn dạ dày
Lượng chất xơ dồi dào trong rau dền giúp nhuận tràng tốt và chống táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều rau dền thì sẽ gây phản tác dụng do chất xơ trong rau cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn, đặc biệt đối với những người bị đau dạ dày thì càng không nên ăn nhiều.
Ăn nhiều rau dền có thể gây rối loạn dạ dày
Khiến răng thô ráp
Rau dền dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau kết hợp với canxi trên răng. Vì vậy, những người men răng yếu hoặc vừa mới lấy cao răng không nên ăn loại rau này trong 1 – 2 tuần đầu.
Rau dền dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau kết hợp với canxi trên răng
Ai không nên ăn rau dền?
Mặc dù rau dền có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, loại rau này không phù hợp với một số đối tượng dưới đây, đặc biệt là khi ăn với lượng lớn:
- Người có thân thể thuộc tính hàn.
- Người đang bị viêm khớp, bệnh gout hoặc sỏi thận.
- Người đang bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược.
- Người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản.
Người đang bị lạnh bụng, tiêu chảy không nên ăn rau dền
Lưu ý khi ăn rau dền
- Nên phối hợp rau dền cùng với các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để giảm bớt tính hàn của vị thuốc.
- Các món ăn từ rau dền nên ăn hết trong ngày. Trước mỗi bữa ăn nên hâm nóng lại để giảm tính hàn. Tránh để qua đêm gây biến chất, ngộ độc.
- Không nên ăn thịt ba ba cùng với rau dền vì theo Y học cổ truyền, việc kết hợp 2 loại thực phẩm này dễ sinh độc tính và có thể gây ngộ độc thực phẩm.
- Không nên ăn rau dền cùng với quả lê do có nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.
>>>>>Xem thêm: Dịch Covid-19 lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?
Tránh để qua đêm các món ăn từ rau dền gây biến chất dẫn tới ngộ độc
Trên đây là bài viết về tác dụng của rau dền cũng như các lưu ý khi ăn. Nếu bạn thấy hữu ích, đừng quên chia sẻ thêm cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!