Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rate this post

Trẻ con thường bị rôm sảy vào mùa hè, người lớn cũng thỉnh thoảng bị bệnh này. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chúng và cách điều trị hữu hiệu ra sao?

Bạn đang đọc: Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rôm sảy là một trong những chứng bệnh ngoài da quen thuộc với mọi người, nhất là trẻ nhỏ. Hầu như bé nào cũng bị rôm sảy, để biết rôm sảy là loại bệnh gì và các thông tin có liên quan đến rôm sảy thì bạn hãy tham khảo kỹ nội dung sau:

Rôm sảy là bệnh gì?

Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

– Rôm sảy hay rôm, sảy, phát ban nhiệt là chứng bệnh ngoài da thường gặp vào thời tiết ẩm, nóng. Bệnh không gây đau đớn nhưng có thể tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn lớn có thể gây đau nhức, nhất là khi quần áo của trẻ cọ vào vết rôm sảy hay chạm tay vào vết mụn.

– Rôm sảy là chứng bệnh lành tính, đa số các trường hợp bị rôm sảy không cần đến bệnh viện điều trị nhưng nếu bị biến chứng, nhiễm trùng nặng, hãy đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy

– Bệnh rôm sảy xuất hiện khi ống bài tiết trên da bị bít, tắc nghẽn, mồ hôi nhiều không thoát hết, ứ đọng bên trong ống bài tiết kết hợp với bụi bẩn tạo ra các vết mụn, nổi mẩn, rôm sảy.

– Những trường hợp dễ bị rôm sảy là những đối tượng có ống bài tiết mồ hôi chưa trường thành như ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đặc biệt rôm sảy thường xuất hiện trong tuần đầu tiên khi trẻ vừa sinh, khi trẻ được ủ trong lồng ấp, mặc quần áo quá dày, trẻ bị sốt.

Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

– Các trường hợp khác cũng dễ gây rôm sảy là vào thời tiết ẩm ướt, nóng nực, vận động nhiều, xuất mồ hôi quá nhiều, cơ thể quá nóng, nằm yên một chỗ trong thời gian dài, cho trẻ mặt tã quá chật, quá thường xuyên làm bít ống thoát mồ hôi.

Triệu chứng bệnh rôm sảy

– Triệu chứng thường gặp nhất khi mắc rôm sảy là da nổi mụn nhỏ, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy ở các vùng da là trán, đầu, cổ, lưng, ngực, vai, vị trí có nếp gấp trên da. Trẻ nhỏ bị rôm sảy ngứa ngáy nhiều sẽ quấy khóc, khó chịu, không ngủ yên.

Tìm hiểu thêm: DHA là gì? Vai trò và cách bổ sung DHA cho mẹ bầu và trẻ nhỏ

Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

– Tùy theo mức độ bị tắc của ống bài tiết mồ hôi mà bệnh rôm sảy được chia làm các loại:

+ Rôm sảy nhẹ là phần bị tắc của ống dẫn mồ hôi chỉ ở lớp da trên cùng, vết mẩn dạng tinh thể, rất nhỏ, biểu hiện thường là mụn nước, bóng nước dễ làm vỡ.

+ Rôm sảy gai/đỏ, ống dẫn mồ hôi bị tắc vào sâu hơn lớp da trên cùng, biểu hiện là mụn đỏ, cảm giác ngứa nhẹ như kiến cắn.

+ Rôm sảy mủ, mức độ tắc của ống dẫn mô hôi sâu đã tạo thành chứng viêm nang mồ hôi cho da.

+ Rôm sảy sâu, ống dẫn mồ hôi đã tắc đến hạ dì, lớp sâu của da, biểu hiện trên da là có vết màu đỏ như da gà.

Cách điều trị rôm sảy

Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

– Đa số các trường hợp bị rôm sảy, bệnh sẽ tự hết sau vài ngày nếu bạn chăm sóc da cẩn thận, ăn ở sạch sẽ, làm mát da, hạn chế mồ hôi đổ tối đa.

– Nhưng với các trường hợp bị rôm sảy nặng thì bạn cần dùng thuốc mỡ thoa lên da để giảm ngứa, khó chịu. Thuốc sử dụng có thể là corticoid nhưng chỉ sử dụng ở người lớn, không được tự ý sử dụng ở bé trừ khi có bác sĩ chỉ định. Đối với bé bạn có thể sử dụng các loại kem bôi như: Bepanthen, Yosun rau má,…những kem bôi có chiết xuất tự nhiên, an toàn với làn da mỏng manh của bé

Cách phòng ngừa rôm sảy

Rôm sảy là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Ích mẫu: Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, tắm nước mát, sử dụng xà phòng không gây khô, xà phòng kháng khuẩn để giảm vi khuẩn trên da.

– Thường xuyên chọn các trang phục rộng rãi, vải có độ thấm hút mồ hôi tốt, không tích ẩm, nhất là vào thời tiết nóng, ẩm.

– Không cho trẻ mặc tã quá thường xuyên, chọn tã đúng kích cỡ của trẻ.

– Hạn chế cho trẻ ra nắng, tiếp xúc với ánh sáng gắt, không cho trẻ ra ngoài nắng từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Chọn chỗ ngủ mát mẻ, thoáng khí cho trẻ, không ủ trẻ quá kín.

Không đưa trẻ đến những nơi quá đông người, chật chội, trẻ dễ bị nóng, xuất mồ hôi.

Hạn chế dùng kem, thuốc mỡ có thành phần dầu, dầu khoáng vì chúng dễ làm bít ống bài tiết mồ hôi.

– Khi bị ngứa, có dấu hiệu bị rôm sảy nên dùng các miếng gạc lạnh để làm mát da, giảm ngứa da, không cho trẻ nhỏ gãi ngứa để tránh bị trầy xước da.

Giữ cho da mát mẻ là cách ngăn rôm sảy “tiếp cận” bé yêu và gia đình bạn tốt nhất nhé. Nếu có câu hỏi liên quan đến bệnh rôm sảy, gửi câu hỏi cho Dược Kenshin ngay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *