Rutin là một sắc tố thực vật được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, giúp hỗ trợ lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch. Hãy cùng tìm hiểu về rutin và những cách dùng hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Rutin: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa rutin
Contents
Rutin là gì?
Rutin là một sắc tố thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong một số loại rau và trái cây như táo, kiều mạch, các loại cam quýt, trà đen và trà xanh,… Trước năm 1950, rutin còn được gọi là “vitamin P” mặc dù chúng không thực sự là một loại vitamin.
Ngoài chống oxy hóa, rutin được cho là có tác dụng dược lý khác như chống viêm, chống tiểu đường, bảo vệ thần kinh, hỗ trợ sản xuất collagen và giúp sử dụng vitamin C hiệu quả.
Cho đến nay đã có hơn 130 chế phẩm thuốc điều trị đã được đăng ký chứa rutin trong công thức, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.[1]
Rutin là một sắc tố thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ trong một số loại rau và trái cây
Các tác dụng của rutin đối với cơ thể
Tăng cường lưu thông máu
Rutin có thể giúp củng cố và tăng tính linh hoạt trong các mạch máu như động mạch và mao mạch, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe cơ thể, hỗ trợ giảm bớt các tình trạng bầm tím, tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch.[2]
Rutin có thể giúp củng cố độ bền thành mạch và hỗ trợ lưu thông tuần hoàn
Cải thiện tình trạng suy tĩnh mạch
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy hydroxyethylrutoside (chính xác hơn là trihydroxyethylrutoside) – một dẫn xuất của rutin có thể điều trị tình trạng bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính, cải thiện tình trạng chuột rút, nặng chân,…[3]
Ngoài ra, mang thai cũng được cho là yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch ở phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất rutoside của rutin có thể giúp làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch ở giai đoạn cuối của thai kỳ.[4]
Rutin có thể cải thiện và điều trị tình trạng bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính
Ngăn ngừa cục máu đông
Quercetin-3-rutinoside (rutin) trong một nghiên cứu được cho là chất ức chế mạnh nhất đối với protein disulfide isomerase (PDI) cũng như ngăn cản hợp chất này xâm nhập vào tế bào gây ra sự hình thành cục máu đông.[5]
Hơn nữa, rutin cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế cả sự tích tụ tiểu cầu và hình thành fibrin trong quá trình tạo huyết khối. Từ đó, rutin được sử dụng như một liệu pháp phòng ngừa và điều trị những tình trạng đe dọa tính mạng như đột quỵ, đau tim cũng như huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi.[6]
Rutin có tác dụng ức chế cả sự tích tụ tiểu cầu và hình thành huyết khối
Giảm cholesterol máu
Những người mắc bệnh tiểu đường có tiền sử tăng huyết áp được nghiên cứu khi sử dụng 500 mg rutin/ngày nhận thấy nồng độ cholesterol LDL trong máu có xu hướng giảm so với những người không dùng rutin nhờ đặc tính chống oxy hóa.[7]
Từ đó cho thấy rutin là một lựa chọn tốt giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL cho cơ thể con người.
Rutin giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL của cơ thể
Giúp giảm đau do viêm khớp
Một nghiên cứu năm 2001 cho rằng rutin nhờ vào đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh đã ức chế quá trình stress oxy hóa, từ đó cải thiện chức năng đầu gối và giảm đau ở những người bị viêm khớp.[8]
Rutin giúp cải thiện chức năng đầu gối và giảm đau ở những người bị viêm khớp
Cải thiện tình trạng viêm và chức năng trao đổi chất
Một nghiên cứu năm 2022 về tình trạng viêm mạn tính chỉ ra rằng, rutin thông qua đặc tính chống oxy hóa mạnh có thể cải thiện tình trạng viêm hiệu quả bằng cách giảm mức độ hoạt động của các yếu tố gây viêm. Từ đó cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.[9]
Tìm hiểu thêm: Ăn tôm có tác dụng gì? 11 tác dụng của tôm và tác hại khi ăn nhiều
Rutin có thể cải thiện tình trạng viêm và chức năng trao đổi chất của cơ thể hiệu quả
Rutin hỗ trợ trong điều trị vô sinh nam
Một nghiên cứu mới năm 2023 cho rằng rutin là một trong các hợp chất tự nhiên có hoạt tính chống lại quá trình chết tế bào (apoptosis), stress oxy hóa và chống viêm. Từ đó có thể điều trị rối loạn chức năng liên quan đến vô sinh ở nam bao gồm giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn sinh tinh và rối loạn cấu trúc trong tinh hoàn.[10]
Rutin có thể hỗ trợ điều trị các rối loạn chức năng gây vô sinh ở nam giới
Nên sử dụng rutin bao nhiêu một ngày?
Rutin thường được bổ sung vào cơ thể qua lượng trái cây và rau quả thực phẩm hàng ngày. Hơn nữa, bạn có thể bổ sung rutin thông qua các sản phẩm với liều tối đa 600mg mỗi ngày trong 12 tuần.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rutin dưới dạng kem bôi thoa nhưng không được dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có đủ bằng chứng khoa học đảm bảo tính an toàn của rutin khi sử dụng cho đối tượng này.[11]
Một lưu ý khác rằng, rutin có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Do đó, bạn nên ngừng sử dụng rutin ít nhất 2 tuần trước lịch phẫu thuật hoặc trao đổi với bác sĩ về việc dùng rutin khi được chỉ định phẫu thuật.
Rutin được bổ sung vào cơ thể qua lượng trái cây và rau quả thực phẩm hàng ngày
Sử dụng rutin quá nhiều có tốt không?
Rutin thường an toàn khi bổ sung từ thực phẩm như cam quýt, táo,… với lượng vừa đủ. Tuy nhiên, chất bổ sung rutin nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ cụ thể như:[12]
- Đau đầu, ù tai.
- Chóng mặt, hồi hộp.
- Mờ mắt.
- Phát ban, đỏ da hoặc ngứa.
- Căng cơ.
- Tích tụ chất lỏng ở đầu gối.
- Đau bụng.
- Cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Thay đổi trong nhịp tim (nhanh hay chậm).
- Số lượng bạch cầu tăng cao.
Đau đầu là tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng rutin quá nhiều
Thực phẩm chứa nhiều rutin
Rutin là một sắc tố thực vật bioflavonoid chứa nhiều trong một số loại thực phẩm như:[13]
- Táo (chưa gọt vỏ)
- Một số loại trà như trà xanh, trà đen.
- Hồng trà Nam Phi (trà Rooibos).
- Măng tây.
- Quả sung.
- Quả ôliu.
- Quả mâm xôi.
- Bạch hoa.
Ngoài ra, rutin còn được bổ sung vào cơ thể dưới dạng thực phẩm chức năng viên nén hoặc viên nang và dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng.
Táo là một trong những thực phẩm chứa nhiều rutin
Lưu ý khi sử dụng rutin
Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng
Rutin không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể nên không có chế độ ăn kiêng khuyến nghị (RDA) cho chúng. Do đó, để đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả tích cực, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt khi bạn đang trong các tình trạng như:[12]
- Có tiền sử bệnh tim mạch hoặc huyết khối.
- Đang dùng thuốc làm loãng máu.
- Bị tiểu đường và đang dùng thuốc hạ đường huyết.
- Có bất kỳ bệnh mạn tính nào.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Trẻ em.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng rutin
Rutin tương tác với thuốc trị tiểu đường
Rutin có thể làm giảm lượng đường trong máu. Khi sử dụng rutin cùng với thuốc trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Lúc này, những người mắc bệnh tiểu đường nên theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu, đặc biệt nếu bổ sung rutin vào chế độ điều trị..[14]
>>>>>Xem thêm: 7 tác dụng của thục địa đối với sức khỏe bạn nên biết
Rutin dùng chung với thuốc trị tiểu đường có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vai trò và cách sử dụng rutin. Do đó, hãy chú ý bổ sung đầy đủ và đúng cách khi sử dụng rutin để cơ thể khỏe mạnh, đạt được những lợi ích tuyệt vời. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!