Selen là một khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của selen trong phòng ngừa ung thư vú. Cùng tìm hiểu liệu selen có thực sự hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú không qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Selen có hiệu quả trong việc phòng chống ung thư vú không?
Contents
Selen là gì?
Selen là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp và tổng hợp ADN. Ngoài ra, selen có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm tác động của quá trình oxy hóa và hỗ trợ chống nhiễm trùng.
Hầu hết người lớn cần khoảng 55 microgam (mcg) mỗi ngày. Nguồn thực phẩm bao gồm các loại hạt, trứng và một số loại cá.
Selen là một khoáng chất vi lượng được lưu trữ tại cơ xương. Cơ thể có thể hấp thu selen từ các loại thực phẩm như thịt, hải sản và một số loại hạt Brazil. Hàm lượng selen trong thực phẩm thay đổi tùy theo nguồn đất trồng và vùng địa lý.
Bạn cũng có thể bổ sung thêm khoáng chất này vào bằng thực phẩm hoặc sử dụng nó dưới dạng bổ sung.
Một số lợi ích sức khỏe của selen bao gồm:
- Chống viêm.
- Chống oxy hóa.
- Chống kết tập tiểu cầu, từ đó hạn chế hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh lý nhồi máu như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,…
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
- Ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức do tuổi già hoặc bệnh lý thần kinh như bệnh Alzheimer,…
- Duy trì sức khỏe tuyến giáp, ngăn ngừa tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư.[1]
Selen tham gia vào quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp
Nghiên cứu khoa học về tác dụng của selen trong phòng chống ung thư vú
Selen được báo cáo có liên quan trong sự phát triển ung thư, cơ chế hoạt động chống ung thư chính xác vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Nhiều quan điểm cho rằng khả năng này có thể liên quan đặc tính chống oxy hóa, giúp làm giảm tổn thương DNA. Dưới đây là một số nghiên cứu về mối liên quan giữa selen và ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vú:
Một nghiên cứu năm 2017 được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mối liên quan giữa ntrên 546 phụ nữ mắc ung thư vú. Nghiên cứu cho thấy những người tham gia sử dụng trên 64,4 µg/L selen có tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên tới 82,5%.[2].
Phân tích tổng hợp năm 2016 về mối liên hệ giữa selen và nguy cơ mắc ung thư cho thấy việc bổ sung selen không liên quan đến nguy cơ mắc ung thư mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên bổ sung selen dưới các loại chế phẩm khác nhau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung selen đạt hiệu quả.[3]
Julian Spallholz, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Công nghệ Texas, đã thực hiện một nghiên cứu năm 2014 để chỉ ra rằng selen khi gắn vào một kháng thể đơn dòng có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn ở những phụ nữ kháng lại hóa trị liệu trong điều trị ung thư vú.[4]
Mặc dù được đánh giá có tiềm năng trong điều trị ung thư vú, tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu còn nhiều hạn chế và hiệu quả lâm sàng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Do đó, vẫn cần nhiều bằng chứng hơn để chứng minh công dụng của selen trong phòng chống ung thư vú.
Selen có hiệu quả trong điều trị ung thư nhờ tính chống oxy hóa, làm giảm tổn thương DNA
Liều lượng và cách dùng selen điều trị bệnh liên quan đến ung thư vú
Người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên) được khuyến cáo bổ sung 55 mcg selen hàng ngày. Phụ nữ mang thai cần lượng selen nhiều hơn với lượng tiêu thụ thông thường là 60 mcg và khi cho con bú thì lượng tiêu thụ khuyến cáo là khoảng 70 mcg mỗi ngày. Ở trẻ em, nồng độ khuyến cáo thay đổi theo tuổi.[5]
Selen có trongcác loại thực phẩm như đồ ăn biển, thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa, bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc khác. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dưới dạng các loại thực phẩm chức năng như vitamin tổng hợp có chứa selenomethionine và natri selenat.
Hiện chưa có liều lượng dùng selen được khuyến cáo cụ thể trong điều trị ung thư vú. Người bệnh ung thư vú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi dùng selen hoặc bất kỳ chất bổ sung hay chế độ ăn uống nào khác.
Bạn nên bổ sung selen đơn giản và hiệu quả nhất bằng các loại thực phẩm hàng ngày
Các thực phẩm giàu selen
Một số thực phẩm giàu selen bao gồm:
- Hàu: 85g hàu cung cấp 238% nhu cầu khuyến cáo hàng ngày (DV).
- Cá bơn: 159g cá bơn cung cấp 171% nhu cầu hàng ngày.
- Cá ngừ vây vàng: 85g cá ngừ vây vàng cung cấp 167% DV.
- Cá mòi: 48g cá mòi cung cấp 46% DV.
- Trứng: 100g trứng cung cấp 56% DV.
- Nấm hương: 97g nấm hương cung cấp 10% DV.
- Ức gà: 84g ức gà cung cấp 12% DV.
- Một số loại hạt: 544mcg quả hạch Brazil cung cấp 989% DV, hạt hướng dương,…
Tìm hiểu thêm: Sở Y Tế cảnh báo việc kinh doanh thuốc giả, không đảm bảo chất lượng
Selen có nhiều trong hải sản, trứng và một số loại hạt
Lưu ý khi sử dụng selen hỗ trợ điều trị ung thư vú
Selen không có tác dụng phụ nào xảy ra khi bạn bổ sung nó với liều lượng được khuyến nghị. Đồng thời, độc tính có nhiều khả năng xảy ra khi dùng thuốc dưới dạng bổ sung hơn là ăn thực phẩm có chứa selen.
Tuy nhiên, nếu cơ thể nhận quá nhiều selen trên 400mcg/ngày, bạn sẽ có các tác dụng phụ dưới đây:
- Miệng có vị kim loại hoặc hơi thở có mùi tỏi.
- Móng tay dễ gãy.
- Răng lốm đốm hoặc sâu.
- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Tổn thương thần kinh.
- Tổn thương da và phát ban.
- Rụng tóc.
- Chóng mặt, đỏ bừng mặt.
- Đau nhức cơ.
Trong trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc selen có thể dẫn đến tình trạng suy thận, suy tim và thậm chí đe dọa tử vong.
Một số thuốc gây tương tác với selen bao gồm:
- Thuốc hóa trị (Cisplatin): Có thể gây giảm lượng selen trong cơ thể.
- Thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu (Warfarin): Dùng cùng nhau có thể làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu do selen có thể làm chậm quá trình đông máu.
- t: Selen có thể làm chậm tốc độ cơ thể phân hủy thuốc an thần.
- Niacin và simvastatin: Khi dùng selen cùng với niacin và simvastatin có thể làm giảm tác dụng của 2 loại thuốc trên đối với cholesterol tốt.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng selen cùng với các loại thuốc được sử dụng sau khi cấy ghép có thể làm giảm tác dụng của những loại thuốc này do selen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Thuốc tránh thai: Thận trọng khi dùng chung do thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng nồng độ selen trong máu.
- Kẽm: Kẽm có thể làm giảm sự hấp thụ selen từ thức ăn.
- Vitamin C: Uống vitamin C có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ selen từ một số chất bổ sung.
- Đồng: Selen có thể làm tăng tốc độ cơ thể loại bỏ đồng. Uống selen có thể làm giảm nồng độ đồng trong cơ thể.
- Xương rồng: Dùng các sản phẩm làm từ những loại cây này cùng với chất bổ sung selen có thể gây ngộ độc selen vì một số loại xương rồng có chứa hàm lượng selen cao.
Nếu bạn quyết định dùng thực phẩm chức năng để bổ sung selen, hãy nhớ tìm một nguồn đáng tin cậy. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng selen.
Selen là một dạng vi chất thường được cung cấp từ thức ăn. Theo chế độ ăn kiêng khoa học, một chế độ ăn giàu chất béo và ít carbohydrate, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất, bao gồm thiếu hụt selen.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung selen
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về việc sử dụng selen trong điều trị ung thư vú. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về tình trạng của bạn trước khi muốn bổ sung selen để đem lại hiệu quả tối đa và tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Hãy chia sẻ bài viết trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Serum selenium levels predict survival after breast cancer
https://link.springer.com/article/10.1007/s10549-017-4525-9
Selenium Exposure and Cancer Risk: an Updated Meta-analysis and Meta-regression
https://www.nature.com/articles/srep19213
Selenium effective treatment against breast cancer, study suggests
https://www.sciencedaily.com/releases/2014/10/141020121408.htm
Selenium
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 13 triệu chứng hậu covid và cách khắc phục hiệu quả bạn cần biết