Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Rate this post

Sốt thương hàn là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn gây ra. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và có các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Vậy sốt thương hàn có lây không, cùng Kenshin tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Bạn đang đọc: Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Sốt thương hàn có lây không?

Bệnh thương hàn rất dễ lây lan. Người mắc bệnh có thể truyền vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua phân hoặc trong nước tiểu của họ.

Nếu người khác ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm một lượng nhỏ phân hoặc nước tiểu bị nhiễm bệnh, họ có thể bị nhiễm vi khuẩn và mắc bệnh sốt thương hàn.

Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Khi chế biến trứng của gia cầm bị nhiễm bệnh, bạn có nguy cơ mắc bệnh sốt thương hàn

Con đường lây lan của sốt thương hàn

Đường lây truyền phân – miệng

Hầu hết mọi người nhiễm vi khuẩn thương hàn trong lúc đi du lịch. Người nhiễm bệnh có thể lây cho người khác qua đường phân – miệng.

Những người lành mang bệnh có thể thải ra trung bình 106 – 109 vi trùng thương hàn trong mỗi gram phân. Nếu họ không rửa tay cần thận sau khi đi vệ sinh và chuẩn bị thức ăn cho bạn, thức ăn có thể nhiễm khuẩn và bạn có nguy cơ nhiễm vi trùng.

Ở các nước có bệnh thương hàn, hầu hết mọi người bị nhiễm bệnh do uống nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.

Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Đường lây truyền từ người qua người

Ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh hoặc đã khỏi bệnh, một số ít người bệnh sốt thương hàn vẫn mang vi khuẩn và tiếp tục thải ra vi trùng trong hơn 1 năm sau đó. Những người này được gọi là người lành mang bệnh. Họ không có các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh nhưng vẫn có khả năng lây lan cho người khác.

Cách phòng ngừa bệnh sốt thương hàn

Tiêm phòng là cách phòng ngừa được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo. Có 2 loại vaccine:

  • Pill vaccine (loại viên uống gồm 4 viên). Được sử dụng cho người từ 6 tuổi trở lên. Uống 01 viên/ngày (uống cách ngày) ít nhất 1 tuần trước khi đi du lịch.
  • Shot vaccine (loại tiêm): Được dùng cho người từ 2 tuổi trở lên. Tiêm một mũi (hoặc một mũi tiêm nhắc) ít nhất 2 tuần trước khi đi du lịch.

Ngoài ra, bạn nên chọn thức ăn và đồ uống một cách thận trọng để ngăn ngừa bệnh sốt thương hàn:

  • Chỉ ăn thức ăn được nấu chín và nên dùng nóng.
  • Tránh thức ăn đã được bày sẵn trong tiệc tự chọn.
  • Chỉ ăn trái cây và rau sống khi bạn đã rửa cẩn thận qua nước sạch hoặc gọt vỏ.
  • Chỉ uống đồ uống từ thùng chứa niêm phong của nhà máy.
  • Tránh nước đá vì nó có thể được làm từ nước không sạch.
  • Chỉ uống sữa tiệt trùng.
  • Không sử dụng thịt, trứng khi không rõ nguồn gốc của gà, vịt, heo.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Bạn cũng có thể sử dụng các dung dịch rửa tay nhanh có chứa ít nhất 60% cồn. Tuyệt đối không đưa tay lên vùng mặt và miệng.

Tìm hiểu thêm: Ăn hạt hướng dương có tác dụng gì? 16 tác dụng và lưu ý khi ăn

Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Tiêm vaccine là biện pháp được khuyến cáo để phòng ngừa bệnh sốt thương hàn

Khi nào gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có các dấu hiệu nghi ngờ sốt thương hàn.

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của sốt thương hàn sau khi về nước như sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy/táo bón,…, bạn nên khám tại các bác sĩ chuyên về các bệnh truyền nhiễm để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.

Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Bệnh nhân sốt thương hàn được điều trị tại bệnh viện

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và các cận lâm sàng. Bác sĩ có thể hỏi về nơi bạn sống hoặc du lịch hay những người nghi ngờ mắc bệnh thương hàn mà bạn đã tiếp xúc.

Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng gợi ý mắc sốt thương hàn như: sốt cao liên tục trên 1 tuần chưa rõ nguyên nhân, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,… Bác sĩ có thể chỉ định các cận lâm sàng để xác định Salmonella typhi trong máu của bạn hoặc dịch cơ thể hoặc mô khác.

Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ máu, phân, nước tiểu, tủy xương hoặc phết hồng ban của bạn sau đó nuôi cây trong môi trường đặc biệt và soi dưới kính hiển vi để tìm sự hiện diện của vi khuẩn thương hàn. Cấy tủy xương là xét nghiệm có độ nhạy cao nhất đối với Salmonella typhi.

Mặc dù nuôi cấy là xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất, nhưng một số xét nghiệm khác vẫn được sử dụng để chẩn đoán, xác định nhiễm sốt thương hàn, chẳng hạn như Widal test (xét nghiệm phát hiện kháng thể đối với vi khuẩn thương hàn trong máu) hoặc xét nghiệm tìm DNA thương hàn trong máu của bạn.

Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt bệnh zona thần kinh và giời leo

Khuẩn lạc Salmonella điển hình trên thạch Salmonella-Shigella và thạch Xylose-Lysine-Deoxycholate

Các bệnh viện điều trị bệnh sốt thương hàn uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương,…

Trên đây là một số thông tin về bệnh sốt thương hàn. Mong rằng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến các bạn. Hãy chia sẻ thông tin đến người thân, gia đình, bạn bè nếu thấy bài viết hay các bạn nhé!

Nguồn tham khảo: CDC, Mayo Clinic, PubMed, Science Direct, NHS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *