Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Rate this post

Hiện nay rất nhiều chị em, phụ nữ vẫn thường xuyên dễ nhầm lẫn chậm kinh đồng nghĩa với việc mang thai? Để hiểu rõ hơn hãy cùng Kenshin tìm hiểu ngay sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Đau ngực

Đau ngực khi trễ kinh, thường rất dễ khiến các chị em hiểu lầm là mình đang có triệu chứng mang thai. Hầu hết các giai đoạn đau ngực trước kỳ kinh nguyệt đều do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Biểu hiện thường thấy nhất khi bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt là ngực có thể sẽ hơi căng tức và đau.

Đối với trường hợp phụ nữ đang nuôi con nhỏ các triệu chứng trên sẽ nặng hơn. Cảm giác căng tức ngực có thể ở mức độ ít hoặc nhiều, thường đau vào những ngày trước của chu kỳ, cơn đau tăng trong và sau chu kỳ kinh nguyệt do lượng progesterone giảm đi.

Sự thay đổi nội tiết tố ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Lượng estrogen làm cho các ống dẫn sữa phình to ra, đồng thời progesterone cũng làm cho các tuyến sữa sưng lên.

Đau ngực khi mang thai thường đi kèm với cảm giác ngực nặng và đầy đặn hơn, kích thước to hơn mức bình thường. Trong giai đoạn này ngực sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ đau khi chạm vào và tình trạng này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày sau khi thụ thai.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Chảy máu

Các chị em sẽ không ra máu nếu như chưa tới ngày hành kinh. Đặc biệt khi bắt đầu hành kinh, lượng máu sẽ chảy nhiều hơn và ít dần cho tới ngày kết thúc hành kinh.

Dấu hiệu chảy màu này rất dễ nhầm lẫn với biểu hiện đầu khi phụ nữ mang thai. Đại đa số phụ nữ gặp hiện tượng xuất huyết khi mang thai là do trứng đã được thụ tinh thành công. Đây chính là dấu hiệu thông báo bạn đã mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ 2 đến 3 ngày rồi kết thúc.

Tuy nhiên, lượng máu rất ít thường có màu nâu đỏ hoặc thẫm và hết trong vài ngày ngắn ngủi. Trong vài tuần đầu, các chị em rất có thể lầm tưởng đó là thời gian mình hành kinh.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Buồn nôn

Hiện tượng buồn nôn, nôn sẽ không xảy ra trong những ngày đầu khi bạn trễ kinh. Nhưng đối với trường hợp phụ nữ thời gian đầu mang thai “ốm nghén” là dấu hiệu điển hình và rõ ràng nhất báo hiệu rằng bạn đang có thai.

Những cơn buồn nôn có thể bắt đầu vào tuần thứ chín của thai kỳ. Bạn rất dễ dàng nhận biết vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, các cơn buồn nôn đi kèm tình trạng ói mửa. Tuy nhiên, không nhất thiết là tất cả phụ nữ mang thai đều ốm nghén, nôn.

Hormone nội tiết beta hCG là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ốm nghén ở các mẹ bầu. Khi mang thai nồng độ beta hCG trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên gấp đôi chính vì điều này dẫn đến chứng buồn nôn hoặc thậm chí nôn ói trầm trọng.[1]

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Thèm ăn

Trong thời gian bạn bị chậm kinh rất có thể những thói quen ăn uống hàng ngày của bạn sẽ bị thay đổi. Bạn có thể cảm thấy đói bụng, cồn cào dù bình thường trước đó có thể bạn là người ít ăn. Những cơn đói hoặc thèm ăn đó chỉ kéo dài một vài ngày là hết.

Đối với tình trạng thèm ăn ở phụ nữ mang thai, thời gian sẽ kéo dài hơn (có thể suốt thai kỳ). Ngoài việc thèm ăn một số món, bạn cũng có thể hoàn toàn không thích một số thức ăn hoặc buồn nôn mỗi khi ngửi thấy một số mùi vị, đặc biệt với những món trước đây bạn từng thích.

Tìm hiểu thêm: Vitamin B2 có trong thực phẩm nào? Top 14 thực phẩm giàu vitamin B2

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Chuột rút

Trong những ngày đầu chậm kinh, bạn có thể sẽ cảm giác đau bụng, thắt lưng hoặc chuột rút. Dấu hiệu chuột rút thường xuất hiện từ 24 – 48 giờ trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, mức độ cơn rút giảm dần trong chu kỳ và cuối cùng sẽ kết thúc khi hết chu kỳ kinh. Ngược lại bạn có thể bị các cơn đau chuột rút ngay khi thai kỳ bắt đầu.

Lúc này, những lần chuột rút thường nhẹ giống như trong ngày kinh nguyệt, nhưng cảm giác thường tập trung ở phía lưng dưới hoặc phần bụng dưới. Đặc biệt hơn là trong suốt thời kỳ mang thai, bạn sẽ bị chuột rút trong thời gian dài từ vài tuần tới vài tháng nhất là vào thời gian buổi tối.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Triệu chứng chỉ có ở mang thai

Các dấu hiệu của những ngày đầu chậm kinh và mang thai rất dễ khiến các chị em nhầm lẫn. Bạn có thể nhận biết các triệu chứng chỉ có ở mang thai như:

  • Xuất huyết do phôi làm tổ, lượng máu rất ít, thời gian ra máu chỉ từ 2 – 3 ngày, màu nâu đỏ hoặc thẫm kèm theo dịch nhầy.
  • Tâm trạng, cảm xúc thay đổi đột ngột, người mệt mỏi, dễ buồn ngủ, thời gian ngủ trong ngày sẽ nhiều hơn bình thường.
  • Đi tiểu nhiều hơn trong ngày, có thể xuất hiện táo bón.
  • Buồn nôn, nôn khi ngửi thấy khó chịu nhất là vào lúc sáng sớm, mới ngủ dậy.
  • Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim. Thường từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
  • Nội tiết tố thay đổi dễ nhận biết nhất ở làn da như da ửng hồng, nổi mụn, bóng dầu,…
  • Âm đạo, đầu vú sẽ có hiện tượng màu sắc thay đổi sậm hơn.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Hiện nay không ít bạn gái nhầm lẫn mình đang mang thai dù thực tế kinh nguyệt đang tới chỉ là chậm hơn so với những tháng trước. Do đó, các hội chị em nên quan sát thật kỹ sự thay đổi bất thường của của cơ thể mình để phân biệt và đến gặp các bác sĩ thăm khám:

  • Ra máu bất thường kèm dịch âm đạo.
  • Chu kỳ kéo dài, chậm kinh.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau bụng dưới.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh

Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn gái có thể dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và làm các chẩn đoán xét nghiệm để có thể đưa ra kết quả chính xác:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm bụng.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai bạn nữ cần biết để phân biệt

>>>>>Xem thêm: Quế: 12 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ khi sử dụng

Tham khảo một số bệnh viện có chuyên khoa sản:

  • TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Nhân dân Gia Định,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội,…

Hy vọng bài viết trên đã một phần giải đáp thêm những thắc mắc về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai mà các chị em cần biết. Hãy chia sẻ nhiều hơn để mọi người xung quanh cùng đọc nhé.

Nguồn: Oviahealth, Msdmanuals.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *