Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Rate this post

Có rất nhiều thông tin về vaccine Covid-19 và việc phân biệt đâu là thông tin đúng là điều rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cùng tìm hiểu các sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19 qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Vaccine Covid-19 là gì?

Vacxin Covid-19 là một loại vacxin được phát triển để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Sau khi tiêm vào, vacxin kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 – tác nhân gây bệnh. Hiện nay, có nhiều loại vacxin được phê duyệt trong tiêm chủng bao gồm Pfizer-BioNTech, Moderna, AstraZeneca, Sinovac,…

Việc phát triển vacxin Covid-19 giúp bảo vệ sức khỏe cũng như góp phần đẩy lùi đại dịch. Ngoài ra, tiêm đủ liều vacxin còn giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và giảm sự lây lan của virus trong cộng đồng.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Vaccine là chế phẩm sinh học giúp cung cấp khả năng miễn dịch chủ động

Những lầm tưởng về vaccine Covid-19

Vaccine không an toàn do được phát triển nhanh chóng

Đây là một trong những lầm tưởng phổ biến nhất về vaccine Covid-19. Sự thật là vaccine Covid-19 được sản xuất nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Bởi vì:

  • Các nhà khoa học đã trải qua thời gian dài nghiên cứu các chủng khác của virus Corona như SARS hay MERS trước đây. Họ cũng đã nghiên cứu thành công các vaccine mRNA, vaccine vector virus hay vaccine tiểu đơn vị protein.
  • Quá trình phát triển vaccine luôn nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn lực dồi dào của chính phủ, giúp các nhà khoa học trên thế giới có nhiều cơ hội hợp tác và phối hợp trong nghiên cứu.
  • Các cuộc thử nghiệm vaccine được tiến hành trên các hệ thống sẵn có với nhiều tình nguyện viên mong muốn được tham gia giúp quá trình thử nghiệm diễn ra nhanh chóng.
  • Việc thẩm định và cấp phép sử dụng các loại vaccine Covid-19 là ưu tiên hàng đầu của Cục Quản lý Thực phẩm, Dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC).
  • Quá trình phát triển và sản xuất vaccine đã được tối ưu giúp thực hiện cả 2 cùng lúc thay vì thực hiện lần lượt. Điển hình như khâu sản xuất đã bắt đầu trong khi các thử nghiệm lâm sàng vẫn đang được thực hiện.
  • Đến nay, đã có rất nhiều người thực hiện tiêm ngừa vaccine Covid-19 và có rất hiếm các trường hợp xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm. Việc tiêm vaccine mang lại lợi ích lớn hơn nhiều so với những rủi ro có thể gặp phải.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Các loại vaccine đã trải qua thời gian dài nghiên cứu trước khi đưa vào sử dụng

Vắc-xin Covid-19 có khả năng gây ra các phản ứng phụ lâu dài không?

Trên cơ sở nghiên cứu từ các loại vaccine trước đây, những phản ứng phụ sau tiêm xuất hiện trong vòng 6 tuần. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã yêu cầu các công ty sản xuất vaccine Covid-19 theo dõi người tham gia thử nghiệm trong tối thiểu 8 tuần.

Sự hiểu biết khoa học về cách thức hoạt động của vaccine cho chúng ta biết rằng các loại vaccine Covid-19 khó có khả năng gây ra bất kỳ phản ứng phụ lâu dài nào.

CDC vẫn đang tiếp tục giám sát chặt chẽ các loại vaccine Covid-19 sau khi chúng được phê duyệt và đưa vào sử dụng phổ biến hơn. Đã có rất nhiều liều vaccine được tiêm và không có ảnh hưởng kéo dài nào được ghi nhận.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Vaccine vẫn luôn được giám sát và chưa có bằng chứng về phản ứng phụ lâu dài

Người tiêm ngừa vaccine Covid-19 có khả năng phát tán virus không?

Không có bất kỳ loại vaccine nào đưa virus sống vào cơ thể người. Do đó, vaccine không khiến người tiêm nhiễm bệnh mà vaccine dạy cho hệ miễn dịch nhận biết và chiến đấu với virus gây bệnh. Cơ chế này có thể gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, sưng tấy ở vị trí tiêm,… đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tạo miễn dịch.

Việc tiêm ngừa vaccine không khiến bạn phát tán virus. Ngược lại, khi được tiêm phòng đủ liều vaccine sẽ giúp cơ thể tạo ra được lượng kháng thể đủ để chống lại virus gây bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm và phát tán virus.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Tiêm ngừa có thể khiến bạn bị sốt

Vaccine có ảnh hưởng đến gen của cơ thể không?

Các loại vaccine mRNA như Pfizer, Moderna và J&J sử dụng vật liệu di truyền để tập luyện cho hệ miễn dịch cơ thể cách kháng lại virus. Tuy nhiên, vật liệu di truyền này không làm thay đổi gen của người tiêm.

Các ADN hay ARN trong vaccine sao chép một phần của protein gai có trên virus Corona, giúp cơ thể hình thành đáp ứng miễn dịch. Sau đó, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh các kháng thể chống lại virus khi phơi nhiễm với virus.

Vaccine chứa vật liệu di truyền của Pfizer và Moderna (có chứa mRNA – ARN thông tin). mRNA hoàn toàn không xâm nhập vào nhân tế bào, nơi lưu trữ ADN nên không thể ảnh hưởng đến gen của chúng ta.

DNA trong vaccine cũng hoàn toàn không thể kết hợp với DNA (hoặc nhiễm sắc thể) người vì trong vaccine không chứa enzyme Integrase – một loại enzyme giúp kết nối các DNA với nhau.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Vaccine mRNA không thể ảnh hưởng đến gen

Vaccine có chứa một con chip siêu nhỏ để theo dõi chuyển động

Các loại vaccine Covid-19 hoàn toàn không có chứa con chip siêu nhỏ hay bất kỳ thiết bị theo dõi nào. Loại kim tiêm dùng để tiêm vaccine nhỏ hơn rất nhiều so với con chíp nhỏ nhất.

Đây là một thông tin sai lệch và ảnh hưởng đến tâm lý người chích vaccine. Việc theo dõi con người bằng cách cấy chíp siêu nhỏ thông qua vaccine là sai sự thật. Giống như nhiều lời đồn đoán về vaccine khác, đây là thông tin vô lý và dễ gây hoang mang cho cộng đồng.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Kim tiêm vaccine Covid-19 nhỏ hơn rất nhiều so với chip siêu nhỏ

Có cần mang khẩu trang và giữ khoảng cách sau khi tiêm vaccine không?

Một điều quan trọng cần lưu ý rằng bạn vẫn luôn phải tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như mang khẩu trang và giữ khoảng cách nơi công cộng. Vaccine không bảo vệ tuyệt đối 100%, chúng ta vẫn có khả năng nhiễm bệnh và trở thành người mang virus lây bệnh cho người khác.

Ngoài ra, vaccine không bảo vệ tức thì, phải ít nhất 14 ngày sau khi tiêm mũi 1 thì khả năng bảo vệ chỉ đạt ở mức rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60 – 90% tùy theo loại vaccine.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Hãy luôn mang khẩu trang và giữ khoảng cách nơi công cộng

Có an toàn khi tiêm vaccine COVID-19 cho người có ý định mang thai?

Nếu đang cố gắng có con hoặc kế hoạch có con trong tương lai, bạn vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine gây ra bất kỳ vấn đề nào đối với việc mang thai, kể cả sự phát triển của nhau thai.

Ngoài ra cũng không có báo cáo hoặc bằng chứng nào chỉ ra tác dụng phụ của một loại vaccine nào kể cả vaccine Covid-19 tác động và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Chưa có bằng chứng tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng tới việc mang thai

Sau khi tiêm vaccine, liệu có xét nghiệm dương tính với Covid-19?

Các loại vaccine Covid-19 được cấp phép và đang được sử dụng đều không có khả năng cho kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 (xét nghiệm xác định liệu có đang nhiễm virus hay không). ​

Sau khi tiêm vaccine, cơ thể có đáp ứng miễn dịch nên xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, sưng chỗ tiêm,… Điều này cho thấy cơ thể đang sản sinh kháng thể. Khi cơ thể đang tạo đáp ứng miễn dịch thì có khả năng một số xét nghiệm kháng thể sẽ cho kết quả dương tính. Điều này cho thấy trong cơ thể bạn đã có kháng thể Covid-19.

Tìm hiểu thêm: Quả vải có tác dụng gì với bệnh tim mạch? Lưu ý khi ăn quả vải

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Tiêm vaccine Covid-19 giúp bảo vệ bạn trước virus gây bệnh Covid-19

Bị dị ứng thực phẩm hoặc suy giảm miễn dịch thì có được tiêm vaccine không?

Đối với những người bị dị ứng thực phẩm thì khả năng tiêm vaccine còn phụ thuộc vào mức độ dị ứng. Nếu dị ứng nhẹ, chỉ có phản ứng ở da như nổi mẩn, ngứa, mề đay thì bạn thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm vaccine. Nhóm đối tượng này cần được khám sàng lọc trước tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế để cấp cứu ban đầu.

Giống như các loại vaccine khác, vaccine Covid-19 hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus phòng ngừa bệnh tật trong tương lai. Theo khuyến cáo cập nhật ngày 30/3/2023 của WHO thì phụ nữ có thai và người có bệnh lý miễn dịch nằm trong nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Phụ nữ mang thai trong nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine

Vaccine Covid-19 có làm thay đổi DNA của cơ thể?

Vaccine Covid-19 không làm thay đổi ADN người. Cho dù là các loại vaccine sử dụng vật liệu di truyền cũng không thể can thiệp và làm thay đổi trình tự ADN trong cơ thể.

Vaccine ARN thông tin (vaccine mRNA) là loại vaccine sử dụng vật liệu di truyền giúp tế bào tạo ra một loại protein để kích hoạt đáp ứng miễn dịch. mRNA trong vaccine COVID-19 sẽ không vào được nhân tế bào, nơi lưu trữ ADN. Do đó, cho dù là vaccine sử dụng vật liệu di truyền thì vẫn không làm thay đổi ADN của người tiêm.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Vaccine mRNA sử dụng vật liệu di truyền nhưng không làm thay đổi ADN của bạn

Vaccine có bảo vệ cơ thể khỏi mắc Covid-19?

Tiêm đủ liều Vaccine Covid-19 giúp cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh và tình tràn bệnh diễn tiến nặng. Ngoài ra, tiêm ngừa còn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Một số người nhiễm Covid-19 có biểu hiện nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Tiêm phòng vaccine giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng, giảm nguy cơ nhập viện cũng như tử vong vì Covid-19.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Tiêm vaccine Covid-19 giúp đẩy lùi dịch bệnh

Vaccine có thể làm tôi mắc Covid-19 không?

Sau khi tiêm, vaccine kích hoạt hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể cũng như dạy cho hệ miễn dịch cách nhận diện và chống lại virus. Quá trình này có thể làm xuất hiện các triệu chứng giống bệnh Covid-19 như: sốt, mệt mỏi, sưng vị trí tiêm,… khiến bạn lầm tưởng mình nhiễm bệnh. Thực tế, không loại vaccine nào có thể khiến người tiêm mắc Covid-19.

Thông thường sẽ mất khoảng 14 ngày để cơ thể tạo được miễn dịch sau khi tiêm vaccine. Điều đó có nghĩa là một người vẫn có khả năng nhiễm bệnh trước hoặc ngay sau khi tiêm vaccine. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này, cơ thể chưa đủ thời gian để tạo ra sự bảo vệ.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Tiêm vaccine Covid-19 dạy hệ miễn dịch nhận diện và chống lại virus

Đã bị Covid-19 thì có cần tiêm vaccine nữa không?

Vẫn chưa có bằng chứng nào xác định được sau khi khỏi bệnh thì cơ thể sẽ được bảo vệ trong bao lâu. Bạn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu virus xâm nhập vào cơ thể. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, hãy tiêm vaccine Covid-19 bất kể bạn đã từng mắc bệnh hay chưa.

Đối với trường hợp được điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh, bạn có thể tiêm phòng sau 90 ngày. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề tiêm chủng.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Hãy tiêm vaccine Covid-19 bất kể bạn đã từng mắc bệnh hay chưa

Kim tiêm bị để lại trong cánh tay sau khi được chích vaccine

Kim tiêm không bị bỏ lại trong cánh tay của người tiêm. Có thể bạn không nhìn thấy kim tiêm sau khi tiêm, bởi vì đối với những loại kim tiêm đặc biệt, sau khi tiêm kim sẽ được rút vào bên trong xi-lanh hoặc khoang an toàn. Những ống tiêm đặc biệt này được sử dụng nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ nhân viên y tế bị thương do mũi kim tiêm đâm trúng.

Kim tiêm được sử dụng để tiêm vaccine Covid-19 rất mỏng và liều lượng vaccine tiêm vào cũng rất ít. Do đó, có thể bạn không cảm nhận được kim tiêm hoặc vaccine đang đi vào cánh tay của mình. Để đảm bảo yên tâm, bạn có thể yêu cầu nhân viên y tế cho bạn quan sát kim tiêm cũng như thuốc trước và sau khi tiêm.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

Quá trình tiêm vaccine công khai và bạn có thể giám sát

Sự thật về vaccine phòng Covid-19

  • Tiêm vaccine Covid-19 giúp sinh ra miễn dịch hiệu quả hơn miễn dịch khi mắc bệnh, giúp giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, biến chứng, hoặc tử vong.
  • Vaccine không hiệu quả 100%, nhưng có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm, bệnh chuyển nặng và tử vong khi mắc Covid-19.
  • Hiệu lực bảo vệ tối ưu đạt được sau khi tiêm đủ liều: Miễn dịch đạt được hiệu quả bảo vệ tốt nhất sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai sau 2 – 3 tuần.
  • Tiêm chủng vaccine Covid-19 là cách an toàn và hiệu quả nhất giúp cơ thể chống lại virus.
  • Tiêm chủng giúp tạo miễn dịch cộng đồng, bảo vệ bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là những người có nguy cơ cao, bệnh lý nền, hoặc không thể tiêm vaccine.
  • Tất cả thành phần trong vaccine đều an toàn qua các nghiên cứu.
  • Đa số người tiêm vaccine đều các phản ứng thông thường (nhẹ) và thường hết trong vài ngày hoặc không có phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19. Các phản ứng này là một dấu hiệu tốt cho thấy vaccine và hệ thống miễn dịch trong cơ thể đang hoạt động.
  • Dù đã tiêm đủ mũi vaccine nhưng hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình.

Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Laboratories Mayoly Spindler của nước nào? Có tốt không?

Hãy luôn mang khẩu trang nơi công cộng để phòng bệnh

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm các thông tin cần thiết để bạn có thể chọn lọc thông tin chính xác về tiêm vaccine Covid-19. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nguồn: Public health, Yhoccongdong, Bệnh viện Quân y 175

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *