Có lẽ ít người biết thủy ngân ở dạng lỏng ít độc nhưng ở dạng khí, hợp chất hữu cơ, muối vô cơ lại cực độc cho sức khỏe con người. Để biết thủy ngân hấp thụ vào cơ thể gây độc cỡ nào, mời bạn tham khảo bài sau.
Bạn đang đọc: Tác hại khi bị nhiễm độc thuỷ ngân với cơ thể
Nhiều năm qua dù ít hay nhiều khi xem báo chí, bạn có thể đã nghe đến các trường hợp nhiễm độc thủy ngân nhưng để nắm được mức độ độc hại của nó với cơ thể con người như thế nào, không phải ai cũng biết. Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Hợp chất thủy ngân độc nhất là Dimetyl, hợp chất này có mức độ độc đến chỉ cần vài microlit tiếp xúc với da người cũng đã có thể gây tử vong.
Phơi nhiễm với methyl thủy ngân ở mức độ cao là Minamata, chứng này khi “phát động” sẽ tấn công vào hệ nội tiết cùng hệ thần kinh trung ương cùng lúc đó sẽ gây ảnh hưởng tới vùng miệng, cơ hàm mặt, răng. Thời gian phơi nhiễm càng lâu càng dễ gây nhiều tổn thương cho não và tăng nguy cơ tử vong.
Với phụ nữ đang có thai bị phơi nhiễm methyl thủy ngân dễ bị sảy thai, thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách sử dụng vitamin E chăm sóc da mặt hiệu quả, an toàn
>>>>>Xem thêm: 9 thực phẩm giúp tinh thần, đầu óc tỉnh táo, tập trung cả ngày
Khi hít nhầm phải thủy ngân, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng xuất hiện các triệu chứng khó thở, ho, tức ngực, đau rát, có thể bị sốt. Các triệu chứng này thường dịu đi sau 7 ngày. Nhưng vẫn có một số trường hợp, diễn biến từ bệnh phổi nặng cấp tính sang phù phổi cấp, co giật, suy hô hấp và thậm chí là tử vong.
Khi bạn ăn các loại cá biển có chứa thuỷ ngân trong một thời gian dài sẽ gây nhiễm độc mạn tính. Dấu hiệu sẽ xuất hiện sau nhiều ngày hoặc tới nhiều tuần tùy vào lượng thủy ngân cơ thể đã hấp thu. Khi bị ngộ độc thủy ngân mạn, bệnh nhân có các triệu chứng là dị cảm, thất điều, loạn vận ngôn, suy nhược thần kinh, thính giác suy giảm, run cơ, rối loạn tâm thần, cử động, nặng hơn có thể bị tử vong.
Trường hợp ngộ độc mạn do hít mà không phải do ăn thì bạn có thể bị viêm lợi, chảy nước miệng, rối loạn thần kinh, run giật tay, ở trẻ em gặp các triệu chứng mất trí nhớ, mất ngủ, tâm lý bất ổn, dễ buồn bã, kém ăn.
Khi nuốt thủy ngân vô cơ, cơ thể bạn (dễ gặp ở trẻ nhỏ khi chúng nuốt nhầm pin đồng hồ) sẽ có các dấu hiệu là đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu, phỏng niêm mạc miệng. Cần điều trị sớm, bởi kéo dài đến vài ngày sau, bện có thể chuyển thành hoại tử ống thận cấp, suy thận, rối loạn điện giải, nước, tăng khả năng bị tử vong.
Để hạn chế nhiễm độc thủy ngân, bạn cần giảm tác hại khi phơi nhiễm bằng cách tẩy bớt độc khi vừa mới nhiễm, bằng cách rửa chỗ tiếp xúc với xà phòng và nước sạch (khi phơi nhiễm qua đường da), đến thẳng bệnh viện kiểm tra khi phát hiện có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân để được điều trị kịp thời.
Không chủ quan với nhiễm độc thủy ngân, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng lúc sẽ giúp giảm tối đa các hậu quả do bệnh gây ra với cơ thể. Đặc biệt, lưu ý với con trẻ của bạn, bởi chúng thường tiếp xúc, chơi đùa vô ý với các vật chứa thủy ngân như nhiệt kế, pin đồng hồ,…