Cúm là một bệnh lý phổ biến có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tỷ lệ mắc bệnh cúm cao đặc biệt là vào thời điểm giao mùa với khí hậu nồm ẩm. Hãy cùng tìm hiểu về tác nhân gây bệnh cúm ở người để có biện pháp phòng tránh phù hợp nhé!
Bạn đang đọc: Tác nhân gây bệnh cúm ở người, có lây không, lây qua đường nào?
Contents
Bệnh cúm có lây không? Lây qua đường nào?
Bệnh cúm có khả năng lây lan rất cao và gây ra các đợt dịch trong cộng đồng. Cúm được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi bùng phát thành đại dịch và cướp đi mạng sống của rất nhiều người.
Cúm chủ yếu lây lan qua 2 con đường: lây qua hô hấp và lây lan qua tiếp xúc bề mặt.
Lây lan trực tiếp qua dịch tiết đường hô hấp:
- Ho và hắt hơi là triệu chứng phổ biến của người mắc bệnh cúm. Khi ho, virus cúm trong dịch tiết hô hấp có thể đi ra ngoài theo giọt bắn và phát tán rộng trong không khí trong phạm vi khoảng 2 mét.
- Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu đứng gần, trò chuyện với người đang bị bệnh cúm.
Giọt bắn chứa virus là tác nhân lây lan dịch cúm nhanh và mạnh
Lây lan qua bề mặt tiếp xúc:
- Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, các giọt dịch tiết chứa virus bắn ra ngoài bám trên bề mặt các đồ vật. Nếu bạn vô tình chạm tay lên các bề mặt chứa virus, sau đó đưa tay lên miệng, mắt, mũi mà không vệ sinh tay kỹ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cúm rất cao.
- Ngoài ra, việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt như ly, cốc, khăn,… với người bệnh cũng dẫn đến khả năng cao mắc bệnh cúm.
- Người bệnh nên được cách ly khỏi cộng đồng để tránh lây lan cho người xung quanh. Bên cạnh đó, bạn nên có các biện pháp phòng tránh để tự bảo vệ mình và người thân khỏi virus cúm.[2]
Virus cúm có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng gây nguy cơ mắc bệnh cho người tiếp xúc
Tác nhân gây bệnh
Virus cúm gây bệnh ở người được chia làm 3 type chính là A, B và C.
Virus cúm A
Trên vỏ virus có 2 kháng nguyên: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (gồm 15 loại) và kháng nguyên trung hoà N (gồm 9 loại). Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các loại kháng nguyên H với N tạo nên các chủng khác nhau của virus cúm A.
Virus cúm A là loại virus có thể truyền từ động vật sang người và biến đổi liên tục gây ra nhiều đợt dịch lớn hằng năm. Hầu hết các đợt bùng phát dịch cúm theo mùa do H3N2 (một loại vi rút cúm A) gây ra.
Người mắc cúm do virus cúm A có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não hoặc hội chứng Reye.
Viêm phổi là một biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh cúm A
Virus cúm B
Virus cúm B gây bệnh với triệu chứng nhẹ hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều đợt dịch như cúm A. Khác với virus cúm A, virus cúm B chỉ có thể lây từ người sang người.
Virus cúm B gây ra các triệu chứng nhẹ hơn so với cúm A
Virus cúm C
Virus cúm C thường ít được quan tâm vì tỉ lệ gây dịch rất thấp. Người mắc thường có triệu chứng nhẹ và ít biến chứng.
Người mắc cúm C thường có triệu chứng nhẹ và ít biến chứng
Nguồn truyền nhiễm
Bản chất virus là lipoprotein, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và các chất hòa tan lipid như cồn, ether,… Ngoài ra, virus cúm còn dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời và tia tử ngoại.
Tuy nhiên, thời tiết lạnh cùng độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho virus tồn tại và phát triển. Ở nhiệt độ từ 0 – 40 độ, virus có thể sống được vài tuần ở ngoại cảnh. Ở âm 200 độ và đông khô, virus có thể tồn tại trong nhiều năm.
Virus cúm A có khả năng gây nhiễm trên lợn, ngựa, các loài chim, gia cầm và trên cả người. Khác với virus A, virus B và C chỉ gây bệnh ở người.
Các chủng virus gây cúm trên động vật hiếm khi có khả năng gây được bệnh cúm trên người. Tuy nhiên, khi nó đã tái tổ hợp với virus cúm người thì nó có khả năng thích ứng được với người và gây bệnh cúm với mức độ nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới nhiều biến chứng.
Riêng bản thân người nhiễm bệnh cúm cũng là một nguồn truyền nhiễm cần đặc biệt lưu ý chú trọng để có các biện pháp phòng tránh để hạn chế dịch lây lan trong cộng đồng.[3]
Tìm hiểu thêm: Amidan có nguy hiểm không? Các biến chứng viêm Amidan thường gặp
Virus cúm có thể bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời
Phương thức lây truyền
Bệnh lây lan thông qua dịch tiết đường hô hấp hoặc tiếp xúc với bề mặt vật dụng chứa virus. Việc tiếp xúc gần và trò chuyện trực tiếp với người bệnh làm tỷ lệ lây lan càng mạnh. Virus dễ dàng lây lan trong cộng đồng đặc biệt ở những nơi như trường học, cơ sở y tế, lễ hội,…
Đường hô hấp của người dễ bị tổn thương trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm tạo điều kiện cho virus tấn công và phát triển.
Cúm có thể lây lan qua đường hô hấp
Đối tượng nào dễ mắc cúm?
Mọi đối tượng đều có thể mắc cúm, bệnh dễ gặp nhất ở những đối tượng có sức đề kháng yếu hoặc hệ miễn dịch kém, chưa được hoàn thiện. Cần lưu ý đặc biệt trên những đối tượng sau:
- Trẻ sơ sinh: Đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa được tiêm ngừa vaccin cúm và trẻ sinh non có sức đề kháng rất kém, nguy cơ nhiễm cúm rất cao và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
- Trẻ em: Tuy nguy cơ giảm bớt so với trẻ sơ sinh, nhưng hệ miễn dịch của trẻ em vẫn chưa hoàn thiện. Đặc biệt trẻ em có các bệnh lý kèm theo như hen suyễn, bệnh tim bẩm sinh,… là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh cúm.
- Người lớn tuổi: Ở những đối tượng này, hệ miễn dịch bắt đầu suy giảm cùng với những yếu tố nguy cơ bệnh nền như đái tháo đường, tim mạch,… việc mắc bệnh cúm là vô cùng dễ dàng.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Thời kỳ mang thai cơ thể và hormone thay đổi dẫn đến sức đề kháng cũng kém đi hay sau khi sinh nở, cơ thể người phụ nữ kiệt sức, hệ miễn dịch yếu đi khiến các tác nhân virus dễ dàng tấn công, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả con và mẹ.
- Người béo phì: thể trạng suy yếu nên dễ mắc bệnh cúm.
Phụ nữ có thai là đối tượng dễ mắc bệnh cúm do sức đề kháng suy yếu
Người bệnh cần làm gì khi phát hiện mình bị nhiễm cúm?
Vì bệnh cúm lây lan rất nhanh từ người sang người nên việc đầu tiên cần làm ngay khi biết mình bị nhiễm cúm là tự giác cách ly với mọi người xung quanh.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt trên 38,5 độ C. Lưu ý tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt vì nguy cơ gây hội chứng Reye đặc biệt ở đối tượng trẻ em.
Có thể dùng các thuốc chống viêm không steroid để giảm nhức đầu và đau cơ liên quan đến cúm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Người bệnh cần chú ý vệ sinh mũi, họng thật kỹ bằng nước muối sinh lý hay dung dịch rửa mũi chuyên dụng. Mũi và họng sạch sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và hồi phục tốt hơn.
Lưu ý cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi sờ hay chạm vào vật dụng gì để tránh lây lan bệnh cho người xung quanh.
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh. Người mắc bệnh cúm cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc có thể sử dụng nước điện giải để bổ sung ion. Thức ăn mềm là lựa chọn ưu tiên giúp dễ dàng tiêu hóa tránh gây khó tiêu, buồn nôn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng khi mắc bệnh cúm thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Nhóm người có nguy cơ cao gây biến chứng gồm:
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người lớn trên 65 tuổi.
- Cư dân của viện dưỡng lão hoặc người sống tại một cơ sở công cộng khác.
- Người đang mang thai hoặc dự định có thai trong mùa cúm.
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Những người mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và đái tháo đường.
Ngoài ra, bạn cần khẩn cấp đến cơ sở y tế ngay nếu xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây:
- Đau ngực, khó thở hoặc thở dốc.
- Chóng mặt liên tục.
- Co giật.
- Tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, không có cải thiện khi điều trị tại nhà.
- Cơ thể yếu ớt và đau nhức cơ.
- Da, môi nhợt nhạt, móng tay tím tái. [4]
Gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có các triệu chứng bất thường hay thuộc nhóm nguy cơ cao
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Mặc dù bệnh cúm vẫn có các triệu chứng điển hình nhưng rất khó để có thể phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng đã nêu ở trên kết hợp với các xét nghiệm cần thiết khác như nuôi cấy virus, kĩ thuật PCR hoặc Real Time-PCR, huyết thanh chẩn đoán,…
Một số trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương ở phổi, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để theo dõi biến chứng.
Kỹ thuật PCR dùng trong chẩn đoán bệnh cúm
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Đồng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương,…
>>>>>Xem thêm: Lách to kiêng ăn gì? 5 thực phẩm nên tránh khi bị lá lách to
Tham khảo một số bệnh viện mà bạn có thể cần thăm khám
Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về tác nhân gây bệnh cúm và cách điều trị. Nếu bạn thấy hay và hữu ích hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!