Tắm nước nóng được biết đến với rất nhiều lợi ích, không chỉ cho sức khỏe, sắc đẹp mà còn giúp tinh thần của bạn được thoải mái hơn. Hãy cùng tìm hiểu về việc tắm nước nóng có tác dụng gì cho cơ thể của bạn ở bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tắm nước nóng có tác dụng gì? Có nên tắm nước nóng mỗi ngày?
Contents
- 1 Tắm nước nóng có tác dụng gì?
- 2 Có nên tắm nước nóng mỗi ngày?
- 2.1 Tạo thời gian thư giãn cho cơ thể
- 2.2 Làm dịu đau cơ và khớp
- 2.3 Làm dịu tâm trạng
- 2.4
- 2.5 Giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm
- 2.6 Giảm các triệu chứng cảm lạnh và cải thiện hơi thở
- 2.7 Tăng cường hệ thống miễn dịch
- 2.8 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
- 2.9 Giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ
- 2.10 Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- 2.11 Đốt cháy calo và giảm lượng đường trong máu
- 3 Nhược điểm của việc tắm nước nóng
- 4 Cách tắm nước nóng tốt cho cơ thể
- 5 Lưu ý khi tắm nước nóng
Tắm nước nóng có tác dụng gì?
Tắm nước nóng là một hình thức trị liệu thủy sinh, một phương pháp điều trị sử dụng nước để hỗ trợ giải quyết các tình trạng về sức khỏe, bao gồm các phương pháp như xông hơi ướt và tắm nước nóng.
Các chuyên gia đã nhận định tắm nước nóng có thể mang lại lợi ích về sức khỏe tinh thần và cả sức khoẻ thể chất. Việc làm này giúp giảm căng thẳng,đau nhức, cũng như làm dịu cho làn da bị kích ứng. [1]
Ngoài ra, hơi ấm trên cơ thể từ việc tắm nước nóng cũng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đồng thời, tắm nước nóng cũng có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh và nghẹt mũi bằng cách làm ấm cơ thể, thông thoáng đường thở bị tắc nghẽn.
Tắm nước nóng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn
Có nên tắm nước nóng mỗi ngày?
Tạo thời gian thư giãn cho cơ thể
Tắm nước nóng giúp bạn tạo ra thời gian thư giãn cho cơ thể, thư giãn não bộ, hạn chế căng thẳng và lo âu sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Hơi ấm từ nước nóng với một ít tinh dầu phù hợp hoặc nến thơm sẽ là một cách tuyệt hảo giúp bạn đánh bay căng thẳng.
Tắm nước nóng giúp tạo thời gian thư giãn cho cơ thể
Làm dịu đau cơ và khớp
Nhiệt trị liệu là một cách hiệu quả để điều trị tình trạng đau cơ hiệu quả. Sức nóng sẽ làm giãn nở các mạch máu giúp lưu thông tốt hơn, từ đó giúp thư giãn các cơ và khớp bị căng cứng, cải thiện độ đàn hồi của các mô liên kết và làm dịu cơn đau.
Và tắm nước nóng là một hình thức trị liệu nhiệt toàn thân, hỗ trợ làm giảm đau cơ và khớp trong các tình trạng như viêm khớp và đau cơ xơ hóa.
Tắm nước nóng có thể giúp giảm mệt mỏi và đau nhức cơ bắp
Làm dịu tâm trạng
Tắm nước nóng có thể tạo ra một môi trường tuyệt vời để thư giãn và xoa dịu những căng thẳng hàng ngày.
Tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, làm dịu cơ bắp, khiến bạn thư giãn và từ đó, giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Bạn có thể thắp nến thơm hoặc thêm dầu tắm trị liệu để cải thiện tâm trạng, đưa cơ thể vào trạng thái thoải mái hơn.
Tắm nước nóng giúp làm dịu tâm trạng
Đối với những người có làn da nứt nẻ, nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng, nước ấm có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và đau đớn.
Mặc dù nước nóng có thể gây kích ứng nhiều hơn, nhưng dùng nước nóng ở nhiệt độ vừa phải kết hợp với một số loại dầu tắm trị liệu có thể giúp làn da cảm thấy dễ chịu. Bạn cũng có thể kết hợp thêm việc bôi kem dưỡng da ngay sau khi tắm xong để giúp da luôn mịn màng.
Nước nóng vừa phải giúp làm dịu da bị kích ứng
Giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm
Có một số bằng chứng cho thấy việc tăng nhiệt độ cơ thể, chẳng hạn như ngâm mình trong bồn nước nóng ấm, có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong não, làm tăng các hormone điều chỉnh tâm trạng như serotonin.
Thư giãn khi tắm giúp bạn rũ bỏ những lo lắng trong ngày và cải thiện tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy rằng tắm dưới vòi hoa sen có thể làm giảm căng thẳng, tức giận, lo lắng và trầm cảm.
Thư giãn khi tắm giúp bạn giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu
Giảm các triệu chứng cảm lạnh và cải thiện hơi thở
Tắm nước nóng có thể giúp cải thiện đường mũi khi bạn bị cúm hoặc cảm lạnh. Hơi nước từ bồn tắm sẽ giúp làm loãng bớt chất nhầy tắc nghẽn tích tụ do viêm trong đường mũi, từ đó loại bỏ các vật cản, giúp thông thoáng đường thở hơn.
Tắm nước nóng giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh và cải thiện hơi thở
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng nước nóng có thể có một số khả năng làm tăng tế bào lympho CD8 và do đó tác động tích cực đến sự phân bố tế bào miễn dịch, giúp tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn. Vì thế, tắm nước nóng còn đem lại tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể. [2]
Tắm nước nóng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Thư giãn trong bồn tắm nước nóng khiến các mạch máu giãn ra, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và giúp giảm huyết áp. Từ đó, nguy cơ mắc các bệnh tim nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ sẽ giảm xuống.
Một nghiên cứu kéo dài 20 năm với hơn 30.000 người ở Nhật Bản, nơi những lợi ích của việc tắm nước nóng đã được công nhận trong nhiều thế kỷ, cho thấy những người tắm nước nóng hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 28%. [3]
Tuy nhiên, tắm nước nóng không thay thế được cho tầm quan trọng của lối sống lành mạnh và các phương pháp điều trị y khoa đối với bệnh cao huyết áp hoặc các vấn đề sức khỏe tim mạch khác.
Tắm nước nóng hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ
Những người khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ nên thử tắm nước nóng trước khi ngủ để cải thiện các tình trạng này. Tập thói quen tắm nước nóng 1-2 giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp giãn cơ và làm dịu tâm trí, báo hiệu cho tâm trí và cơ thể bạn rằng đã đến giờ đi ngủ.
Tắm nước nóng trước khi ngủ giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Sau khi tắm nước nóng, cơ thể sẽ cảm thấy hoàn toàn thư thái, cơn buồn ngủ sẽ kéo đến nhanh hơn rất nhiều và những cơn đau nhức sẽ được xoa dịu. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng tắm nước nóng hàng đêm hoặc ngâm chân nước nóng sẽ thúc đẩy giấc ngủ đến sớm hơn.
Một phân tích của 13 nghiên cứu khác nhau, được công bố trên tạp chí Sleep Medicine Reviews, chứng minh rằng tắm nước ấm trước khi đi ngủ khiến mọi người ngủ lâu hơn và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. [3]
Tắm nước nóng giúp ngủ sâu và nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn
Đốt cháy calo và giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu cho thấy tắm nước nóng có thể đốt cháy một lượng ít calo và giúp giảm lượng đường trong máu của bạn. Tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, khiến bạn đổ mồ hôi.
Ngâm mình trong nước nóng khoảng 15 phút có thể đốt cháy nhiều calo như đi bộ trong cùng khoảng thời gian tương tự. [2] [4]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Swiss Energy của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm
Tắm nước nóng có thể giúp đốt cháy một lượng ít calo
Nhược điểm của việc tắm nước nóng
Làm hỏng lớp biểu bì tóc
Một số nghiên cứu cho thấy rằng nước nóng có thể có tác động tiêu cực đến lớp biểu bì tóc của bạn. Tóc của bạn bao gồm các tế bào được gọi là keratin có chức năng bảo vệ tóc khỏi bị yếu hoặc gãy rụng.
Tắm nước nóng lâu ngày có thể làm hư hỏng cấu trúc tóc, dẫn đến nguy cơ hói đầu. [5]
Tắm nước nóng quá lâu sẽ làm hỏng lớp biểu bì tóc
Làm khô da
Khi bạn tắm bằng nước nóng, lớp bảo vệ trên da cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù nước nóng có thể loại bỏ nhiều bụi bẩn, nhưng một số thành phần tốt giúp bảo vệ làn da cũng bị nước nóng vô tình làm mất đi. Vì thế, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm sau đó để giúp da không bị khô.
Những người mắc các bệnh về da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến nên cẩn thận tránh nhiệt độ nước cao.
Tắm nước nóng lâu dài có thể làm khô da
Ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản
Một số nghiên cứu cho thấy những người đàn ông tắm nước nóng hàng ngày có tỷ lệ thụ thai thấp hơn do tinh hoàn không sản xuất nhiều tinh trùng trong môi trường có nhiệt độ cao. [5]
Lời khuyên cho nam giới để bảo vệ và cải thiện chất lượng tinh trùng là nên tránh tắm bồn nước nóng, xông hơi khô, bể sục và tắm nước nóng.
Tắm nước nóng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
Gây ngứa da
Cùng với việc khiến da khô hơn, tắm nước nóng có thể gây nên tình trạng ngứa da. Vì nước nóng làm da bạn bị khô, từ đó sẽ kích thích ngứa. Khi da khô, mọi người sẽ có xu hướng gãi thường xuyên hơn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ nên dùng nước ấm ở nhiệt độ vừa phải. Bằng cách này, làn da của bạn sẽ giữ được độ ẩm và duy trì vẻ tươi sáng vốn có.
Tắm nước nóng có thể gây ngứa da
Làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá
Môi trường nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn lây lan. Vì vậy, nước nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá và gây bùng phát mụn mạnh mẽ.
Nếu bạn đang mắc các vấn đề về da như mụn trứng cá, viêm, mụn bọc,… thì tốt nhất không nên tắm nước nóng hoặc rửa mặt bằng nước nóng.
Tắm nước nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá
Giảm độ ẩm của mắt
Tắm nước nóng có thể làm giảm độ ẩm trong mắt của bạn. Điều này có thể gây ra các vấn đề ngứa ở mắt, đồng thời gây đỏ mắt. Vì thế, nếu bạn đang bị khô mắt thì nên tắm nước lạnh thay vì tắm nước nóng.
Người bị khô mắt không nên tắm nước nóng
Cách tắm nước nóng tốt cho cơ thể
Bạn có thể điều chỉnh một số thứ để phù hợp nhu cầu bản thân, giúp cho việc tắm nước nóng trở nên thư giãn và có tác dụng hơn như sau:
- Giảm bớt ánh sáng, thắp một vài ngọn nến thơm.
- Bật một vài bản nhạc yêu thích.
- Có thể đắp mặt nạ để giữ ẩm cho làn da, hoặc bổ sung thêm một số loại dầu tắm trị liệu và muối tắm.
- Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm phù hợp theo nguyên tắc nhiệt độ nước càng cao thì thời gian ngâm nên rút ngắn lại.
- Chuẩn bị sẵn một chiếc khăn khô và một chiếc áo choàng tắm để giữ ấm cơ thể sau khi tắm. [6]
Tắm nước nóng đúng cách giúp cơ thể thư giãn và khỏe mạnh hơn
Lưu ý khi tắm nước nóng
Nhiệt độ tắm tốt nhất là bao nhiêu?
Mỗi người có sở thích và khả năng chịu nhiệt riêng, tuy nhiên nhiệt độ trên 38 độ C sẽ bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn vì hầu hết mọi người không tắm quá 15 – 30 phút.
Nhiệt độ tối ưu để rửa sạch bụi bẩn và vi khuẩn là khoảng 44 độ C, nhưng nếu bạn không thể chịu được nhiệt độ này thì cũng không sao, vì như đã nói ở trên, mọi người đều có mức độ chịu nhiệt riêng và hãy ưu tiên việc tắm làm sao cho bạn thoải mái nhất. [6]
Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm để phù hợp với sự thoải mái của bạn là điều ưu tiên nhất
Khi nào nên tắm nước nóng?
Mục đích của việc tắm nước nóng là giúp thư giãn và giảm bớt căng thẳng, từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, bạn nên tắm nước nóng gần với thời gian chuẩn bị đi ngủ. Tốt nhất là tắm bồn hoặc tắm vòi hoa sen khoảng hai giờ trước khi đi ngủ.
Nên tắm nước nóng khoảng hai giờ trước khi đi ngủ
Nên tắm nước nóng trong bao lâu?
Thời gian tắm được khuyến khích trong khoảng 15 – 30 phút. Nếu tắm nước nóng kéo dài quá lâu sẽ khiến da khô, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến kích ứng và các vấn đề sức khỏe khác.
>>>>>Xem thêm: Cách làm tinh dầu sả đuổi muỗi tại nhà với những nguyên liệu đơn giản
Một lần tắm nước nóng không nên kéo dài quá 30 phút
Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua hết các tác dụng của việc tắm nước nóng. Tắm nước nóng đúng cách là một cách tuyệt vời để giữ cho bản thân và cơ thể luôn được vui vẻ, khỏe mạnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn nhé!