Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Rate this post

Tam thất là một loại thảo dược thuộc họ nhân sâm. Được sử dụng phổ biến để điều trị những chứng bệnh khác nhau từ nhẹ tới nặng. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu xem tam thất có tác dụng gì đối với sức khỏe của mình trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Công dụng của tam thất

Ngăn ngừa tổn thương não do xuất huyết nội sọ

Panax notoginseng chứa các hợp chất gọi là saponin, có tác dụng chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, giảm cholesterol và cân bằng hệ miễn dịch. Ngoài ra còn có tác dụng trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của tụ máu não hoặc sưng (phù nề) ở những người bị chảy máu não.

Chất noto ginsenosid trong tam thất ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Cầm máu, bổ máu

Tam thất được xem là vị thuốc được dùng để bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Tác dụng chủ yếu vào phần âm huyết nên rất tốt trong việc bồi bổ khí huyết và cầm máu. Nhờ có tác dụng cầm máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương, làm tan máu,…

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Điều trị rối loạn sinh sản

Không có căn cứ nào cho rằng dùng tam thất có thể gây suy giảm khả năng tình dục và sinh sản ở nam giới. Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy tam thất có công năng tương tự như nội tiết tố sinh dục. Tuy nhiên, vì là vị thuốc chữa bệnh phần huyết nên được dùng cho phụ nữ nhiều hơn.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Giảm huyết áp

Tam thất chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho hệ tim mạch và khả năng điều hòa huyết áp cũng rất hiệu quả nên thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh như tăng huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại dược liệu này và việc sử dụng tam thất để điều trị bệnh vẫn cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị và an toàn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ huyết áp để giúp quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Tăng cường khả năng bảo vệ tim

Tam thất giúp cải thiện khả năng tuần hoàn, kể cả các mạch máu nhỏ. Giúp chống viêm mạch máu, tiêu trừ máu đông, phân hủy chất béo xấu, giảm tổn thương cơ tim, phục hồi lưu lượng máu và giãn mạch.

Ngoài ra, tam thất còn giúp làm giảm tần suất các cơn đau thắt ngực, giảm xơ vữa mạch vành, ngăn ngừa biến chứng cục máu đông. Song song việc sử dụng tam thất, bạn có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ tim để giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm tai ngoài giúp bạn nhận biết bệnh chính xác

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ

Rễ cây tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, từ đó giúp kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng và giảm stress.

Bên cạnh việc sử dụng tam tất, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ bổ não để tăng cường hiệu quả cải thiện hệ thần kinh và trí nhớ.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Điều hòa kinh nguyệt

Một số trường hợp phụ nữ mắc tình trạng huyết ứ dẫn đến kinh nguyệt không đều thì tam thất có thể là giải pháp phù hợp đề điều hòa lại.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi tới thời kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ sau khi sinh con dùng tam thất để bổ máu, giúp bù đắp lại tình trạng hao hụt do mất máu. Ưu tiên dùng cho phụ nữ sau sinh để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Phòng ngừa và điều trị ung thư

Trong tam thất có panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của các tế bào ung thư. Gần đây tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư như máu, phổi, vòm họng, vú, tử cung, tuyến tiền liệt và thu được kết quả rất đáng kể.

Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng tam thất như biện pháp bổ sung, không được phép bỏ thuốc điều trị.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

Chống lão hóa

Trong tam thất có chứa panax notoginseng saponin giúp hoạt huyết, lưu thông máu, làm trắng và loại bỏ tàn nhang,… Ngoài ra, trong tam thất còn có thêm các chất chống oxy hóa như acid oleanolic giúp chống lão hóa, loại bỏ các gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch.

Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, cách dùng, lưu ý của củ tam thất

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Á Âu của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Cách dùng tam thất

  • Dùng 4 – 6 g/ngày, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
  • Hoa tam thất có thể sắc nước uống hoặc hãm như trà. Lá và thân cây cũng được dùng để hãm trà hoặc nấu cao uống.
  • Thời gian uống tốt nhất là vào buổi sáng để tăng cường miễn dịch và chống lão hóa, hạn chế uống buổi tối để tránh bị khó ngủ. Nên uống khi bụng đói để dược chất được phát huy tốt nhất, nếu dạ dày kém thì uống 30 phút sau ăn.

Lưu ý khi sử dụng tam thất

  • Tam thất không dùng cho phụ nữ có thai vì dễ gây động thai, sảy thai vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt vì tam thất làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em chảy máu quá nhiều.
  • Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo: sẽ gây nóng thêm cho bệnh nhân.
  • Không dùng cho những đối tượng dị ứng với tam thất.

Như bạn thấy đấy, tam thất thực sự là thảo dược quý vì những lợi ích sức khỏe mà nó đem lại cho con người. Tuy nhiên vì tính an toàn nên khi sử dụng tam thất lâu dài và thường xuyên nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức tuyệt thú vị và những tác dụng tuyệt vời của tam thất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *