Canxi cần thiết cho chức năng bình thường của các cơ quan, tế bào, cơ và dây thần kinh. Nó cũng quan trọng trong quá trình đông máu và sức khỏe của xương. Vậy nếu nồng độ canxi máu cao có ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Tăng canxi huyết: nguyên nhân, triệu chứng, các biến chứng, điều trị
Tăng canxi huyết là tình trạng nồng độ canxi trong máu quá cao. Điều này có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe vì tăng canxi huyết khiến cơ thể khó thực hiện các chức năng bình thường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân tăng canxi huyết là gì, nó có dấu hiệu và triệu chứng như thế nào hãy cùng theo dõi qua bài viết sau để biết cách phòng và điều trị tăng canxi huyết kịp thời nhé.
Contents
Nguyên nhân tăng canxi máu
Tăng canxi huyết là tình trạng nồng độ canxi trong máu quá cao và cơ thể không thể điều chỉnh mức canxi một cách bình thường. Khoảng nồng độ bình thường cho xét nghiệm tổng lượng canxi trong máu ở người lớn là từ 8,6 đến 10,2 miligam trên mỗi decilit (mg/dL), tăng canxi huyết xảy ra khi nồng độ canxi trong máu cao hơn khoảng này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tăng canxi huyết:
Cường cận giáp
Cơ thể của chúng ta sử dụng sự tương tác giữa canxi, vitamin D và hormone tuyến cận giáp (PTH) để điều chỉnh mức canxi. PTH giúp cơ thể kiểm soát lượng canxi đi vào máu từ ruột, thận và xương. Thông thường, PTH tăng khi mức canxi trong máu của bạn giảm và giảm khi mức canxi của bạn tăng lên.
Các tuyến cận giáp là bốn tuyến nhỏ nằm phía sau tuyến giáp ở cổ. Chúng kiểm soát việc sản xuất hormone tuyến cận giáp (PTH), từ đó điều chỉnh lượng canxi trong máu.
Cường cận giáp xảy ra khi một hoặc nhiều tuyến cận giáp hoạt động quá mức và tiết ra quá nhiều PTH. Điều này tạo ra sự mất cân bằng canxi mà cơ thể không thể tự điều chỉnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tăng calci huyết, đặc biệt ở phụ nữ trên 50 tuổi.
Bệnh phổi và ung thư phổi
Các bệnh u hạt, chẳng hạn như bệnh lao và bệnh sarcoidosis là những bệnh phổi có thể làm cho nồng độ vitamin D tăng lên. Điều này gây ra sự hấp thụ canxi nhiều hơn, làm tăng nồng độ canxi trong máu.
Một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư vú và ung thư máu, có thể làm tăng nguy cơ tăng calci huyết.
Tác dụng phụ của thuốc và các chất bổ sung
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng calci huyết bằng cách gây ra bài niệu chất lỏng nghiêm trọng, làm mất nước trong cơ thể và đào thải canxi. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa nồng độ canxi trong máu.
Uống quá nhiều vitamin D hoặc canxi dưới dạng thực phẩm bổ sung có thể làm tăng nồng độ canxi. Sử dụng quá nhiều canxi cacbonat, được tìm thấy trong các loại thuốc kháng axit thông thường như Tums và Rolaids, cũng có thể dẫn đến mức canxi cao.
Theo nghiên cứu tăng canxi huyết liên quan đến việc sử dụng chất bổ sung canxi cho thấy liều cao của các sản phẩm bổ sung canxi không kê đơn là nguyên nhân gây phổ biến thứ ba tăng calci huyết ở Hoa Kỳ.
Mất nước
Tìm hiểu thêm: 10 cách bảo vệ da khi đi bơi hiệu quả giúp tránh da khô, kích ứng
Mất nước thường dẫn đến các trường hợp tăng calci huyết nhẹ. Mất nước làm cho nồng độ canxi tăng lên do lượng chất lỏng có trong máu thấp. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng phụ thuộc rất nhiều vào chức năng thận.
Ở những người bị bệnh thận mãn tính, ảnh hưởng của tình trạng mất nước càng lớn.
Triệu chứng tăng canxi máu
Nồng độ canxi tăng nhẹ thường không có triệu chứng và thường được phát hiện khi xét nghiệm chẩn đoán thông thường trong phòng thí nghiệm (thường lên đến 11,5 mg/dL).
Khi mức canxi tăng lên sẽ gây ra các triệu chứng làm cho người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như: buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau bụng, táo bón, hôn mê, phiền muộn, yếu và đau nhức cơ/khớp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, khát, đau đầu.
Các biến chứng do tăng canxi máu gây ra
Khi canxi máu tăng cao và không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
– Có thể dẫn đến tổn thương và sỏi thận theo thời gian.
– Gây ra một số biến chứng trên hệ tiêu hóa như: buồn nôn, đau bụng, táo bón, ói mửa, giảm thèm ăn.
– Có thể gây ra nhịp tim bất thường.
– Ảnh hưởng đến cơ gây co giật, chuột rút và suy nhược.
– Gây đau xương, loãng xương, gãy xương do bệnh tật,…
– Gây ra các ảnh hưởng đến thần kinh, chẳng hạn như trầm cảm, mất trí nhớ và cáu kỉnh. Trường hợp nặng có thể gây lú lẫn và hôn mê.
Cách điều trị tăng canxi máu
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo: Bé sốc phản vệ do uống sữa
Các lựa chọn điều trị tăng calci huyết phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân cơ bản.
Trường hợp tăng canxi huyết nhẹ
Người bệnh có thể không cần điều trị ngay nếu gặp trường hợp tăng calci huyết nhẹ, tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, họ sẽ cần phải theo dõi tiến trình của nó và tìm ra nguyên nhân cơ bản để có hướng điều trị.
Ảnh hưởng của nồng độ canxi tăng cao đối với cơ thể của bệnh nhân không chỉ liên quan đến mức độ canxi hiện có, mà còn là mức độ tăng nhanh như thế nào. Do đó, điều quan trọng là phải tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ để theo dõi.
Các trường hợp trung bình đến nghiêm trọng
Bệnh nhân có thể sẽ cần được điều trị tại bệnh viện nếu họ mắc phải một trường hợp trung bình đến nặng. Mục tiêu của điều trị là đưa nồng độ canxi trở lại bình thường, đồng thời ngăn ngừa tổn thương cho xương và thận.
Các lựa chọn điều trị phổ biến bao gồm:
– Calcitonin là một loại hormone được sản xuất trong tuyến giáp. Nó làm chậm quá trình mất xương.
– Dịch truyền tĩnh mạch giúp cung cấp nước và làm giảm nồng độ canxi trong máu.
– Corticosteroid là thuốc chống viêm. Chúng rất hữu ích trong việc điều trị khi cơ thể hấp thu quá nhiều vitamin D.
– Thuốc lợi tiểu quai có thể giúp thận lưu thông chất lỏng và loại bỏ canxi thừa, đặc biệt nếu bạn bị suy tim.
– Bisphosphonat tiêm tĩnh mạch làm giảm nồng độ canxi trong máu bằng cách điều chỉnh canxi của xương.
– Lọc máu có thể được thực hiện để loại bỏ canxi và chất thải thừa trong máu khi bạn bị tổn thương thận. Điều này thường được thực hiện nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Trường hợp bệnh nhân cường cận giáp nguyên phát và tăng canxi huyết
Tùy thuộc vào độ tuổi, chức năng thận và ảnh hưởng của xương, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ các tuyến cận giáp bất thường. Thủ thuật này giúpchữa khỏi hầu hết các trường hợp tăng calci huyết do cường cận giáp.
Nếu không phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị một loại thuốc có tên là cinacalcet (Sensipar). Thuốc này làm giảm nồng độ canxi bằng cách giảm sản xuất PTH. Nếu bạn bị loãng xương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng bisphosphonates để giảm nguy cơ gãy xương.
Trường hợp bệnh nhân mắc ung thư và tăng canxi huyết
Đối với bệnh nhân ung thư, bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị với bệnh nhân để giúp họ xác định những cách tốt nhất để điều trị chứng tăng canxi huyết.
Có thể giảm bớt các triệu chứng thông qua truyền dịch tĩnh mạch và các loại thuốc như bisphosphonates. Điều này có thể giúp bệnh nhân đối phó với các phương pháp điều trị ung thư dễ dàng hơn.
Thuốc cinacalcet cũng có thể được sử dụng để điều trị lượng canxi cao do ung thư tuyến cận giáp. Nghiên cứu tăng canxi huyết của bệnh lý ác tính và lựa chọn điều trị mới cho thấy nó cũng có thể có vai trò trong điều trị tăng calci huyết do các bệnh ung thư khác.
Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tăng canxi huyết. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta khi nồng độ nằm trong khoảng phù hợp, vì vậy khi muốn bổ sung canxi cho cơ thể, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi sử dụng.
Nguồn: healthline, medscape
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Bổ sung canxi đúng cách, an toàn, hiệu quả
>>>>> Canxi là gì? Công dụng, cách dùng, thực phẩm chứa canxi