Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, gây ra các nốt phồng rộp, phát ban trên da ở lòng bàn tay và bàn chân. Vậy tay chân miệng có để lại sẹo hay không sau khi trẻ khỏi bệnh, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tay chân miệng có để lại sẹo không? Cách chăm sóc đúng cho trẻ
Contents
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng thường xuất hiện các dấu hiệu như:
- Sốt và các triệu chứng giống cúm khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
- Vết loét đỏ hay vết rộp nhỏ trắng ở phần niêm mạc miệng, lợi, lưỡi khiến trẻ bị đau khi ăn uống, khát nước và chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
- Phát ban đỏ trên da ở lòng bàn tay và bàn chân.
- Các vết phồng rộp trên da bàn tay và bàn chân, nổi mụn nước có thể chứa mủ, máu, huyết thanh, virus gây bệnh.
Bệnh tay chân miệng thể nhẹ thường có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ nhỏ có các dấu hiệu nguy cơ diễn tiến nặng, người lớn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu đáng chú ý cần đến gặp bác sĩ bao gồm:
- Trẻ không thể ăn uống bình thường và có nguy cơ mất nước.
- Trẻ sốt kéo dài hơn 72 giờ.
- Các triệu chứng không thuyên giảm sau 10 ngày điều trị.
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm, trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi. [2]
Phát ban ở lòng bàn tay và bàn chân là dấu hiệu thường thấy khi bị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không?
Thông thường bệnh tay chân miệng sẽ không để lại sẹo. Các vết phát ban, phồng rộp thường tự lành sau 7 – 10 ngày. Sau quá trình tự hồi phục và làm lành các nốt nhiễm trùng nhẹ, da có thể bị thâm nhưng sẽ mờ dần đi. Một thời gian sau sắc tố da sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu phụ huynh không vệ sinh đúng cách cho trẻ, không tắm rửa hay sử dụng vật nhọn chọc vào vết phồng rộp, có thể dẫn đến bội nhiễm. Những trường hợp như vậy sẽ khiến da bị nhiễm trùng nặng và để lại sẹo. [3]
Bệnh tay chân miệng không để lại sẹo, các vết phồng rộp sẽ tự lành sau 7 – 10 ngày
Cách chăm sóc đúng cho trẻ bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng với các triệu chứng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên chăm sóc trẻ theo lời khuyên và sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ và trẻ cũng có thể nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Theo các bác sĩ tại bệnh viện nhi, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, có thể dùng dung dịch gel chấm vào các vết loét trong khoang miệng để giảm đau và giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
- Đi khám bác sĩ nếu trẻ có nhiều vết loét miệng để được chỉ định sử dụng kháng sinh và tránh nhiễm trùng.
- Cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau nếu trẻ đau hoặc có sốt.
- Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm, lau người và chườm khăn tại các vị trí có các mạch máu lớn đi qua như cổ, nách, bẹn, trán, ngực để giúp hạ sốt.
- Khuyến khích trẻ ăn các thức ăn thanh mát, dễ nuốt như cháo, súp.
- Tránh thức ăn cay, nóng, chua để không làm tổn thương các vết loét miệng.
- Không nên bôi thuốc xanh cho trẻ vì không có tác dụng trong điều trị tay chân miệng và có thể gây nhầm lẫn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán bệnh.
- Không cần kiêng tắm rửa cho trẻ, trẻ cần được vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Theo dõi triệu chứng của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu như sốt cao không giảm, co giật, nôn ói nhiều lần/ngày, lừ đừ hoặc run tay chân. [4]
Tìm hiểu thêm: Ăn gì để bổ sung collagen? 15 thực phẩm bổ sung collagen bạn cần biết
Trẻ bị tay chân miệng cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng một cách hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng để ngăn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
- Tránh tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh tay chân miệng.
- Khử trùng các bề mặt đồ vật thường xuyên như tay nắm cửa, bàn ghế, dụng cụ…
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, vì vậy việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng ngừa là rất quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. [5]
>>>>>Xem thêm: 11 thực phẩm giúp ngủ ngon bạn nên lưu ý ngay
Thường xuyên rửa tay với xà phòng có thể phòng tránh được bệnh tay chân miệng
Nhìn chung, bệnh tay chân miệng không để lại sẹo, các vết phồng rộp thường tự biến mất và lành sau vài tuần. Ngoại trừ trường hợp người bệnh không được chăm sóc đúng cách, sẽ gây ra bội nhiễm. Vì vậy, khi điều trị tay chân miệng, cha mẹ cần quan tâm điều trị triệu chứng và vệ sinh đúng cách nhé!