Bệnh lậu là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gram âm neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn gây ra). Bệnh lậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu
Cần chọn lựa loại thuốc kháng sinh có độ nhạy cảm cao, không bị đề kháng bởi lậu cầu khuẩn, đáp ứng hiệu quả điều trị. Sau đây là các thuốc kháng sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn lựa trong phác đồ điều trị bệnh lậu:
– Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất.
– Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất.
– Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất.
– Ciprofloxacin 500mg uống liều duy nhất.
– Cefixim 400mg uống liều duy nhất.
– Doxycyclin 10mg, uống 2 viên/ngày, uống 7 ngày.
– Tetraxyclin 500mg, uống 4 viên/ngày, uống 7 ngày.
– Erythromycin 500mg, uống 4 viên/ngày, uống 7 ngày.
– Azithromycin 500mg, uống 2 viên liều duy nhất.
Hiện nay lậu cầu khuẩn đã đề kháng với nhiều loại thuốc kháng sinh. Để xác định loại thuốc kháng sinh không bị đề kháng, có độ nhảy cảm cao nhất với lậu cầu khuẩn nên tiến hành làm kháng sinh đồ.
Một số lưu ý:
– Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lậu để tránh gây ra các biến chứng.
– Việc điều trị nên thực hiện đồng thời với người nhiễm bệnh và bạn tình (hoặc vợ/chồng người nhiễm bệnh).
– Các thuốc ciprofloxacin, doxycycline, tetracycline không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú (gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi).
Tìm hiểu thêm: Sự thật và lầm tưởng về vaccine Covid-19
>>>>>Xem thêm: Người bị huyết áp thấp nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh lậu với bệnh AIDS có khoảng cách rất gần, đều lây truyền bệnh qua đường tình dục. Vì vậy nên có cuộc sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh bệnh lậu và bệnh AIDS.
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn