Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Rate this post

Thymomodulin là thuốc được biết đến có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các triệu chứng dị ứng, hen suyễn, rối loạn tự miễn. Hãy cùng tìm hiểu thymomodulin là gì và có vai trò gì đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin là gì?

Thymomodulin là một loại protein có hoạt tính sinh học cao được chiết xuất từ tuyến ức (Thymus extract) của bê non bằng các kỹ thuật sinh học hiện đại. Thymomodulin được sử dụng làm chất điều hòa miễn dịch trong các rối loạn tự miễn dịch, suy giảm miễn dịch và là thuốc bổ trợ trong điều trị bệnh ác tính.[1]

Một số dược phẩm có thể chỉ chứa thymomodulin dưới dạng nguyên chất hoặc kết hợp với các chất bổ sung khác và chỉ được bán theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin là chất được tinh chế từ chiết xuất tuyến ức của bê non

Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Chiết xuất tuyến ức có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như những tình trạng ảnh hưởng đến đường hô hấp như viêm phế quản, bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang.

​Theo một số nghiên cứu về tác dụng của thymomodulin đối với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (RRI) cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm bệnh giảm đáng kể ở nhóm trẻ được sử dụng thymomodulin.[2]

Tình trạng viêm da (bệnh chàm) có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, phát triển thành viêm mũi dị ứng và hen suyễn dị ứng. Khi sử dụng chiết xuất tuyến ức thymomodulin để giúp điều trị bệnh chàm có thể giảm nguy cơ phát triển 2 tình trạng dị ứng trên.[3]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin được sử dụng nhiều trong các bệnh do nhiễm trùng hô hấp

Hỗ trợ điều trị các bệnh tự miễn

Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, tiểu đường loại 1, bệnh đa xơ cứng,… phát triển khi cơ thể tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh. Một nghiên cứu đã khám phá ra, khả năng chiết xuất tuyến ức có thể giúp đảo ngược sự mất cân bằng thymosin – nguyên nhân gây ra những bệnh tự miễn.[4]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin có tác động tích cực vào hệ miễn dịch của bệnh tự miễn

Thymomodulin có thể giúp điều trị do dị ứng thực phẩm và hen suyễn

Bên cạnh việc làm tăng cường kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh thì thymomodulin còn làm giảm số lượng kháng thể IgE gây dị ứng, quá mẫn. Từ đó góp phần điều trị cũng như hạn chế tình trạng dị ứng thực phẩm.

Một nghiên cứu năm 2015 cũng cho thấy thymomodulin giúp ngăn chặn, làm dịu các phản ứng dị ứng và viêm một cách hiệu quả hơn là việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó có thể có tác dụng điều trị chứng viêm dị ứng, đặc biệt là ở phổi như hen suyễn.[5]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin có thể làm dịu lại các phản ứng dị ứng thực phẩm

Có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi rút và nấm

Khả năng tăng cường hệ miễn dịch của thymomodulin còn được ứng dụng trong điều trị và hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý do nhiễm virus. Một báo cáo trên ứng dụng lâm sàng cho rằng chiết xuất peptide từ tuyến ức như thymosin, thymomodulin và thymopentin có tác dụng kích thích miễn dịch, từ đó có ứng dụng tiềm năng trong điều trị nhiễm virus và nấm.[6]

Nghiên cứu trên bệnh nhân nhiễm HIV trong hơn 50 ngày cho thấy sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sưng hạch, ra mồ hôi trộm, phát ban,… sau khi điều trị bằng thymomodulin và kìm hãm sự phát triển của virus HIV trong những giai đoạn đầu.[7]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin được ứng dụng trong điều trị và hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý do nhiễm virus

Thymomodulin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Thymomodulin có khả năng làm tăng rõ rệt số lượng bạch cầu, đặc biệt là tế bào miễn dịch của cơ thể lympho T. Từ đó có tác dụng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy sự thành lập phức hợp miễn dịch và tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin tăng tế bào lympho T giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Thymomodulin làm giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị ở bệnh nhân ung thư

Ứng dụng chính của chiết xuất tuyến ức trong điều trị ung thư là chống lại tác dụng ức chế miễn dịch của xạ trị và hóa trị. Từ đó ngăn chặn sự suy giảm nghiêm trọng về mức độ và hoạt động của bạch cầu do hóa trị hoặc xạ trị.[8]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin có thể giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị ở bệnh nhân ung thư

Cải thiện tình trạng bệnh cơ tim giãn

Thymomodulin chiết xuất tuyến ức khi sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị thông thường thì có thể giúp cải thiện chức năng tim, giảm nhẹ một số triệu chứng và nâng cao khả năng tập luyện ở một số người mắc bệnh cơ tim giãn hay còn gọi là tim yếu và phì đại.[9]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thymomodulin có thể giúp cải thiện chức năng tim trong bệnh cơ tim giãn

Cách sử dụng Thymomodulin đúng cách an toàn, hiệu quả

Bạn cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng thymomodulin được bác sĩ yêu cầu (không dùng ít hay nhiều hơn liều lượng cho phép) trong quá trình điều trị để mang lại hiệu quả tối ưu. Đồng thời bạn cũng không nên tự ý ngưng hoặc đổi thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Liều lượng sử dụng được nghiên cứu như sau:[9]

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Uống thymomodulin 120mg mỗi ngày, 20 ngày mỗi tháng, trong 4 tháng đối với người lớn. Trẻ em sử dụng thymomodulin 3 mg/kg mỗi ngày trong 20 ngày mỗi tháng, liên tục 4 tháng.
  • Bệnh cơ tim giãn: Tiêm dưới da 10 mg thymomodulin 3 lần mỗi tuần trong 3 tháng.
  • Dị ứng thực phẩm: Uống thymomodulin 120mg mỗi ngày trong 3 tháng.

Tìm hiểu thêm: Nên dùng bao nhiêu natri (muối) mỗi ngày?

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Bạn cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng thymomodulin được bác sĩ yêu cầu

Tác dụng phụ khi sử dụng Thymomodulin

Thymomodulin khi sử dụng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Biểu hiện bên ngoài: phát ban, nổi mề đay, đỏ da, đổ mồ hôi rất nhiều hoặc lạnh người.
  • Biểu hiện toàn thân: hoa mắt, ù tai, mệt mỏi, tay chân run rẩy, thậm chí đôi khi mất kiểm soát.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: ho liên tục, cơ thể mất nước nhiều, mệt lả người, co giật, ngất xỉu.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng Thymomodulin

Lưu ý khi sử dụng Thymomodulin

Tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng

Thymomodulin là thuốc, không phải là thực phẩm bổ sung. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến và nhận được sự chỉ định từ bác sĩ.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Không sử dụng Thymomodulin cho phụ nữ có thai và cho con bú

Hiện tại chưa có thông tin liệu chiết xuất tuyến ức thymomodulin có an toàn hay không hoặc tác dụng phụ trên hai đối tượng đặc biệt trên. Do đó, không nên sử dụng Thymomodulin cho phụ nữ có thai và cho con bú để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.[9]

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Không nên sử dụng Thymomodulin cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thymomodulin tương tác với thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch

Việc sử dụng thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch như tacrolimus (FK506, Prograf), sirolimus (Rapamune), prednisone (Deltasone, Orasone), corticosteroid (glucocorticoid) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Chiết xuất tuyến ức, sản phẩm từ động vật, có thể mang theo rủi ro chứa các bệnh có hại và gây nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng cả hai có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, vì vậy hãy cân nhắc khi dùng chiết xuất tuyến ức trong trường hợp này.

Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ những thuốc đang dùng để được hướng dẫn cụ thể.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Thuốc suy giảm hệ thống miễn dịch dùng chung với thymomodulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Thymomodulin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống

Thymomodulin có thể tương tác với thực phẩm và đồ uống hàng ngày như thức ăn, rượu và thuốc lá. Tránh uống rượu và tham khảo ý kiến của bác sĩ về các thực phẩm có thể gây ra tương tác khi sử dụng loại thuốc này.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Rượu và thuốc lá có thể gây tương tác với thymomodulin

Cách bảo quản Thymomodulin

Thuốc thymomodulin nên được bảo quản trong nhiệt độ không được vượt quá 30 độ C, tránh ẩm và tránh ánh sáng mặt trời. Đồng thời, bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá tủ lạnh hoặc trong phòng tắm và để thuốc ở xa tầm tay trẻ em, vật nuôi.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Nên bảo quản thuốc thymomodulin xa tầm tay trẻ em

Bạn nên làm gì nếu quên một liều thuốc

Khi bạn quên một liều thuốc trong ngày, hãy cố gắng dùng bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian quên liều đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không nên dùng liều gấp đôi để bù đắp cho liều bạn đã quên.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

Không nên dùng liều gấp đôi để bù đắp cho liều bạn đã quên

Bạn nên làm gì trong trường hợp sử dụng quá liều

Khi sử dụng thymomodulin quá liều, nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như mệt mỏi, co giật, hoặc ngất xỉu, hãy ngay lập tức liên hệ với Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương để được điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn nên mang theo danh sách những loại thuốc, kể cả thuốc kê toa, không kê toa và thuốc hiện đang dùng để được chẩn đoán chính xác.

Thymomodulin là gì? Vai trò của Thymomodulin đối với sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Top 15 viên uống bổ não giảm đau đầu được nhiều người tin dùng

Hãy liên lạc ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 khi sử dụng quá liều

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về thymomodulin. Bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa hoạt chất này nếu không có nhận được sự chỉ định từ bác sĩ. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *