Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Rate this post

Hạ canxi máu xảy ra khi nồng độ canxi trong máu giảm thấp. Tình trạng này có thể xảy ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc vào nguyên nhân. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân hạ canxi máu nhé qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Suy tuyến cận giáp

Suy tuyến cận giáp là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi cơ thể sản xuất ra lượng hormone tuyến cận giáp thấp bất thường. Hormone này được ví như chìa khóa giúp điều chỉnh, cũng như duy trì sự cân bằng của hai khoáng chất trong cơ thể là canxi và phốt pho.

Việc giảm sản xuất nồng độ hormone tuyến cận giáp dẫn đến nồng độ canxi trong máu thấp bất thường và tăng phốt pho trong máu.

Thông thường, bạn bị suy tuyến cận giáp do rối loạn di truyền hoặc do cắt tuyến giáp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tuyến cận giáp mà bạn có thể phải dùng thuốc bổ sung suốt đời để đảm bảo các chức năng của tuyến này. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Suy tuyến cận giáp có thể gây hạ canxi máu cho giảm các hormone tuyến cận giáp

Thiếu vitamin D

Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể bạn hấp thụ canxi đúng cách. Do đó, việc thiếu vitamin D trong cơ thể có thể gây ra hạ canxi máu.

Các nguyên nhân gây thiếu vitamin D có thể do rối loạn di truyền, không nhận đủ ánh sáng mặt trời hoặc không cung cấp đủ vitamin D qua chế độ dinh dưỡng. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể để hạn chế nguy cơ hạ canxi máu

Suy thận

Suy thận là một trong những nguyên nhân gây hạ canxi máu. Cơ chế gây hạ canxi máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính là do lượng phốt pho trong máu tăng lên và giảm sản xuất vitamin D ở thận. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Suy thận mạn làm giảm sản xuất vitamin D, gây hạ canxi huyết

Do một số loại thuốc

Các loại thuốc kháng sinh (rifampicin) và thuốc chống động kinh (phenytoin và phenobarbital) có thể gây ra tình trạng này hạ canxi máu.

Ngoài ra, các loại thuốc khác có liên quan đến chứng hạ canxi máu như: alendronate, ibandronate, risedronate và axit zoledronic. Nếu bạn cần sử dụng các loại thuốc trên và có tiền sử hạ canxi máu, bạn nên báo với bác sĩ điều trị để có thể tìm được giải pháp tối ưu cho tình trạng này. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Một số thuốc có tác dụng phụ gây hạ canxi máu

Bệnh giả suy tuyến cận giáp

Giả suy tuyến cận giáp (Pseudohypoparathyroidism) là một rối loạn di truyền trong đó cơ thể không đáp ứng với hormone tuyến cận giáp. Hormone tuyến cận giáp giúp kiểm soát lượng canxi, phốt pho và vitamin D trong máu cũng như có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Giả suy tuyến cận giáp xảy ra khi cơ thể vẫn sản xuất ra đủ hormone tuyến cận giáp nhưng “kháng” tác dụng của chúng. Kết quả là gây ra giảm nồng độ canxi, tăng nồng độ phốt pho trong máu. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Các bệnh tuyến giáp có liên quan đến hạ canxi máu

Viêm tụy

Cơ chế chính xác của hạ canxi máu trong viêm tụy cấp vẫn chưa được tìm hiểu rõ.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng tình trạng hạ canxi máu trong giai đoạn đầu của viêm tuỵ là quá trình tự tiêu hóa mỡ mạc treo bởi các enzym tuyến tụy và giải phóng axit béo tự do, tạo thành muối canxi, suy tuyến cận giáp thoáng qua và hạ magie máu. [2].

Trong giai đoạn muộn của viêm tuỵ, nhiễm trùng huyết trở thành yếu tố quan trọng góp phần gây ra tình trạng hạ canxi máu. Sự tăng catecholamine trong nhiễm trùng huyết gây ra sự dịch chuyển canxi vào khoang nội bào dẫn đến hạ canxi máu tương đối. [3].

Hạ canxi máu là một dấu hiệu tiên lượng xấu ở bệnh nhân viêm tụy. Tỷ lệ hạ canxi máu nằm trong khoảng từ 15% đến 88% ở những bệnh nhân bị bệnh nặng [4].

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Tỷ lệ hạ canxi máu được ghi nhận cao hơn ở bệnh nhân viêm tuyến tuỵ

Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường

Một trong những nguyên nhân gây hạ canxi máu là do di truyền tính trạng trội trên nhiễm sắc thể thường. Những người bị tình trạng này có thể bị mất cân bằng các phân tử khác trong máu, bao gồm tăng phốt pho máu hay hạ magie máu.

Một số người bị hạ canxi do di truyền cũng có nồng độ hormone tuyến cận giáp thấp. Các triệu chứng phổ biến của hạ canxi máu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường bao gồm co thắt cơ ở bàn tay, bàn chân, chuột rút cơ, cảm giác kim châm hoặc ngứa ran, co giật,…

Tìm hiểu thêm: Mẹo giảm trào ngược dạ dày hiệu quả

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Hạ canxi máu có thể liên quan đến bệnh lý di truyền trên nhiễm sắc thể

Sinh ra không có tuyến cận giáp

Một số người được sinh ra đơn giản là không có tuyến cận giáp, dẫn đến tình trạng không sản xuất được các hormone tuyến cận giáp và gây hạ canxi máu. [1]

Hội chứng DiGeorge – thiếu một phần nhiễm sắc thể số 22 – cũng có thể khiến bạn có tuyến cận giáp nhưng nhỏ hơn bình thường. Khi đó, các hormone tuyến cận giáp sản xuất không đủ và cũng gây hạ canxi máu. [5]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Người không có tuyến giáp bẩm sinh dễ bị hạ canxi huyết

Hạ magie máu

Magie máu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của các chất điện giải khác, bao gồm natri, canxi và kali. Hạ magie máu thường xảy ra cùng với hạ canxi máu.

Magie cần thiết cho việc sản xuất và giải phóng hormone tuyến cận giáp, vì vậy khi lượng magie quá thấp, hormone tuyến cận giáp không được sản xuất đủ, kéo theo lượng canxi trong máu cũng giảm. Lúc này, hạ canxi máu được mô tả là “thứ cấp” xảy ra do hậu quả của hạ magie máu. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Hạ magie máu thường đi kèm với hạ canxi máu

Thiếu canxi

Khi bạn không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết có thể dẫn đến việc thiếu canxi của cơ thể, đồng thời việc hấp thụ canxi cũng bị hạn chế và dẫn đến tình trạng hạ canxi máu. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi hoặc thông qua sử dụng thực phẩm chức năng.

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể để tránh hạ canxi máu

Khi nào gặp bác sĩ?

Nếu bạn chỉ đơn giản là bị hạ canxi máu do không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, bạn có thể bổ sung vitamin C hoặc vitamin D để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, bạn cần đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân hạ canxi máu để điều trị chính xác, triệt để.

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

  • Co giật ở tay, mặt và chân.
  • Tê.
  • Ngứa, cảm giác châm chích.
  • Trầm cảm.
  • Giảm trí nhớ.
  • Rụng tóc.
  • Chuột rút.
  • Co giật.
  • Nhịp tim bất thường. [1]

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

Rụng tóc có thể là dấu hiệu của hạ canxi huyết

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nồng độ canxi trong máu của bạn để chẩn đoán hạ canxi máu. Đôi khi bạn cần làm một số các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu như:

  • Xét nghiệm nồng độ các chất điện giải như: magie, phốt pho, canxi. Bạn sẽ được lấy khoảng 3 – 5ml máu và kiểm tra các chỉ số magie, phốt pho, hormone tuyến cận giáp hoặc vitamin D.
  • Điện tâm đồ: là một quy trình sử dụng các điện cực gắn vào ngực để đo nhịp tim của bạn. Hạ canxi máu có thể gây ra nhịp tim bất thường.
  • Xét nghiệm mật độ xương: sử dụng tia X để đo hàm lượng canxi và các khoáng chất khác có trong xương. Mật độ xương càng cao thì xương càng chắc khỏe và nguy cơ gãy xương càng thấp.

Tìm hiểu 10 nguyên nhân hạ canxi máu phổ biến không thể chủ quan

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách

Xét nghiệm đo nồng độ canxi máu giúp chẩn đoán bệnh

Các bệnh viện đa khoa uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM, Bệnh viện nhân dân 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…

Trên đây là một số nguyên nhân gây hạ canxi máu. Để điều trị đúng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng giải quyết triệt để. Mong rằng bài viết cung cấp cho cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Hãy chia sẻ bài viết đến gia đình và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *