Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Rate this post

Tinh dầu bạc hà được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của tinh dầu bạc hà mang lại cũng như cách dùng và những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bạc hà là gì? Thành phần các chất có trong tinh dầu bạc hà

Bạc hà (Mentha x piperita) là loại thảo mộc lai tự nhiên giữa hai loại bạc hà nước và bạc hà lục có mùi nồng, vị cay ấm kết hợp với dư vị mát lạnh, sảng khoái. Bạc hà thường được tìm thấy ở khắp khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ.[1]

Cả lá và tinh dầu từ bạc hà đều được sử dụng rộng rãi cho mục đích sức khỏe. Ngoài ra, bạc hà cũng được dùng như một chất tạo hương vị phổ biến trong thực phẩm và đồ uống, làm hương liệu trong xà phòng và mỹ phẩm.

Thành phần hóa học và hàm lượng trong tinh dầu bạc hà có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào địa điểm cũng như cách thức sản xuất. Tuy vậy, thành phần hóa học chính thường có trong bạc hà gồm:[2]

  • Menthol: 38.45%.
  • Menthone: 21.8%.
  • 1,8-cineole: 5.62%.
  • Neo-menthol: 4.19%.

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Cả lá và tinh dầu từ bạc hà đều được sử dụng rộng rãi cho mục đích sức khỏe

Các tác dụng của tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe

Giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một hội chứng tiêu hóa chức năng, mạn tính, đặc trưng bởi đau bụng tái phát và thay đổi thói quen đại tiện như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,…

Một nghiên cứu năm 2019 trên 835 bệnh nhân mắc IBS điều trị bằng tinh dầu bạc hà nhận thấy kết quả cải thiện tình trạng đau bụng cùng các triệu chứng toàn thân của IBS. Từ đó tinh dầu bạc hà đã được chứng minh là một liệu pháp an toàn và hiệu quả để giảm các triệu chứng ở người mắc hội chứng ruột kích thích.[3]

Ngoài ra, lợi ích của tinh dầu bạc hà trong việc giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) cũng nhờ vào tác dụng chống co thắt cơ trơn, điều chỉnh độ nhạy nội tạng, kháng khuẩn và chống viêm với liều tối đa thông thường là 540mg/ngày.[4]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bệnh nhân mắc IBS điều trị bằng tinh dầu bạc hà có thể cải thiện tình trạng đau bụng

Giảm chứng khó tiêu

Một nghiên cứu năm 2019 nhận thấy chế phẩm tinh dầu bạc hà – dầu caraway đã được đánh giá có tác dụng cải thiện triệu chứng đau bụng và khó chịu, nâng cao chất lượng cuộc sống (QoL) khi dùng cho những bệnh nhân mắc chứng khó tiêu mạn tính.[5]

Tuy nhiên, tinh dầu bạc hà có thể gây ra tình trạng ợ nóng và trào ngược axit. Do đó, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định sử dụng tinh dầu bạc hà điều trị chứng khó tiêu dai dẳng.

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Sử dụng tinh dầu bạc hà có thể cải thiện triệu chứng đau bụng và khó tiêu

Giảm triệu chứng buồn nôn

Buồn nôn sau phẫu thuật là hiện tượng thường gặp, gây khó chịu cho bệnh nhân. Một nghiên cứu năm 2016 kết luận rằng sử dụng tinh dầu bạc hà để hít là phương pháp điều trị đầu tiên và khả thi cho chứng buồn nôn ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim.[6]

Một nghiên cứu khác năm 2020 ở những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tim cho thấy sử dụng liệu pháp xông tinh dầu bạc hà trước khi rút ống nội khí quản sau phẫu thuật làm giảm tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của cơn buồn nôn và nôn hậu phẫu.[7]

Tinh dầu bạc hà cũng được đánh giá làm giảm đáng kể tần suất buồn nôn, nôn và mức độ nghiêm trọng của buồn nôn khi bôi một giọt vào vị trí giữa môi trên và mũi, 3 lần/ngày trong 5 ngày ở bệnh nhân ung thư đang hóa trị. Từ đó, có thể khuyến cáo sử dụng tinh dầu bạc hà cùng với thuốc chống nôn sau hóa trị liệu với nguy cơ nôn vừa và thấp.[8]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Sử dụng tinh dầu bạc hà có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn buồn nôn

Giảm triệu chứng nhức đầu và đau nửa đầu

Một nghiên cứu về tinh dầu và liệu pháp mùi hương năm 2015 cho thấy rằng sử dụng tinh dầu bạc hà thoa nhẹ xung quanh đầu và thái dương có tác dụng trị đau đầu.[9]

Một thử nghiệm khác cũng cho thấy sự cải thiện đáng kể về cường độ và cơn đau đầu sau 2  giờ sử dụng gel tinh dầu bạc hà 6%.[10]

Trong một nghiên cứu năm 2019 trên bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu Migraine thấy rằng 42,1% bệnh nhân có thể giảm đáng kể cường độ và tần suất các cơn đau đầu khi nhỏ tinh dầu bạc hà 1,5% vào mũi.[11]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Thoa nhẹ tinh dầu bạc hà xung quanh đầu và thái dương có tác dụng trị đau đầu

Giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm

Thành phần hóa học chính trong bạc hà là menthol được sử dụng như một loại thuốc thông mũi hiệu quả, làm co màng sưng trong mũi và giúp dễ thở hơn. Ngoài ra, menthol cũng có tác dụng long đờm, làm lỏng và giúp tống chất nhầy ra khỏi phổi, hữu ích cho những người bị ho khi cảm lạnh và cảm cúm.

Do đó, bạn có thể nhỏ 3 – 4 giọt dầu vào nước nóng bằng đường hít để điều trị triệu chứng ho và cảm lạnh. Tuy nhiên, tinh dầu bạc hà chống chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi vì có thể gây ra phản xạ ngừng thở và co thắt thanh quản.[12]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bạc hà hữu ích cho những người bị ho khi cảm lạnh và cảm cúm

Chống lại vi khuẩn và nấm men

Tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn. Một thử nghiệm năm 2019 cho thấy tinh dầu bạc hà có hoạt tính diệt khuẩn trên các chủng Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii. Từ đó cho thấy tinh dầu bạc hà có thể là một lựa chọn điều trị trong tương lai với nhiều bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc (MDR).[13]

Một nghiên cứu năm 2017 đã kiểm tra hoạt động của các loại tinh dầu chống lại chủng nấm Candida khác nhau trong ống nghiệm. Mặc dù dầu bạc hà có hoạt động chống nấm, nhưng nó có hiệu quả thấp hơn so với các loại tinh dầu khác đã được thử nghiệm.[14]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Tinh dầu bạc hà là một lựa chọn điều trị với nhiều bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và nấm

Cải thiện tình trạng da và tóc

Một nghiên cứu năm 2014 nhận định rằng sử dụng tinh dầu bạc hà 3% tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tóc bằng cách làm tăng lưu lượng máu ở da, kích thích mọc tóc. Do đó có thể sử dụng tinh dầu bạc hà như một loại thuốc thay thế điều trị hoặc phòng ngừa chứng rụng tóc ở người.[15]

Ngoài ra, menthol trong tinh dầu bạc hà khi bôi tại chỗ có thể làm tăng lưu lượng máu trong hệ vi mạch ở da. Từ đó có thể giúp kích thích mọc tóc.[16]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Sử dụng tinh dầu bạc hà giúp điều trị hoặc phòng ngừa chứng rụng tóc

Làm dịu cơn ngứa mãn tính

Ngứa là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất. Một nghiên cứu năm 2016 xem xét hiệu quả của tinh dầu bạc hà 5% bôi tại chỗ nhận thấy cải thiện và giảm mức độ nghiêm trọng đối với tình trạng ngứa mãn tính.

Từ đó, phương pháp điều trị tại chỗ ngứa mãn tính bằng tinh dầu bạc hà dễ sử dụng, an toàn, rẻ tiền và có hiệu quả.[17]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bôi tinh dầu bạc hà nhận thấy cải thiện tình trạng ngứa mãn tính

Giảm nghẹt mũi

Tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, do đó có thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Nghiên cứu năm 2016 cho thấy tinh dầu bạc hà có hiệu quả kháng khuẩn khi hít ở dạng hơi nước, hữu ích trong việc giảm nghẹt mũi do cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.[18]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn nên hữu ích trong việc giảm nghẹt mũi

Hỗ trợ điều trị vết thương mãn tính

Màng sinh học vi khuẩn là các tập hợp vi khuẩn có khả năng phục hồi cao, khó bị tiêu diệt và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng dai dẳng.

Sự kết hợp giữa tinh dầu bạc hà và cinnamaldehyde trong viên nang đóng vai trò là chất kháng khuẩn mạnh có thể tiêu diệt màng sinh học của vi khuẩn.

Đồng thời viên nang tinh dầu bạc hà và cinnamaldehyde có tiềm năng như một chất khử trùng bề mặt, tái tạo mô bị tổn thương giúp ứng dụng chữa lành những vết thương mãn tính.[19]

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả ba mẹ nên biết

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Viên nang tinh dầu bạc hà và cinnamaldehyde có thể tái tạo mô tổn thương, chữa lành những vết thương mãn tính

Làm dịu cơn đau dạ dày

Một thử nghiệm năm 2017 cho thấy sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm thời gian, tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau dạ dày ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần thêm nhiều bằng chứng cho tác dụng này trước khi được các bác sĩ khuyên dùng.[20]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn đau dạ dày

Giảm tình trạng đau bụng kinh

Bạc hà có tác dụng làm giãn cơ trơn, giúp cơ thể giải phóng căng thẳng và giảm đau do các cơn co thắt. Đồng thời, sử dụng tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm cường độ và rút ngắn thời gian đau bụng cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau bụng kinh như buồn nôn, tiêu chảy,…[21]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bạc hà có tác dụng làm giãn cơ trơn, giảm tình trạng đau bụng kinh

Diệt vi khuẩn khoang miệng

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu bạc hà có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí như vi khuẩn gây bệnh nướu răng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, bạc hà có thể hoạt động như một giải pháp khử trùng chống lại mầm bệnh đường miệng.[22]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Tinh dầu bạc hà có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng

Cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo

Một nghiên cứu chỉ ra rằng mùi hương của bạc hà có thể kích thích sự tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, mùi bạc hà cũng có thể cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ đồng thời tăng cường sự tỉnh táo.[23][24]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Mùi bạc hà có thể cải thiện khả năng học tập và trí nhớ, làm tăng sự tỉnh táo

Tăng cường năng lượng cho cơ thể

Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng bạc hà có thể cải thiện hiệu suất tập thể dục bằng cách thư giãn cơ trơn phế quản, từ đó tăng cường lưu thông khí và nồng độ oxy trong não, giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.[25]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Bạc hà có thể giúp bạn tỉnh táo và cơ thể tràn đầy năng lượng hơn

Cải thiện hiệu suất tập luyện

Nghiên cứu năm 2014 trên 30 nam sinh cho thấy uống 50 µl tinh dầu bạc hà có thể cải thiện đáng kể đến các phép đo hô hấp, thời gian phản ứng hình ảnh, âm thanh, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim, nhịp thở, lực bám, bài kiểm tra nhảy thẳng đứng (7,0%) và bài kiểm tra nhảy xa (6,4%), nâng cao hiệu suất tập luyện.[26]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Uống tinh dầu bạc hà có thể cải thiện đáng kể hiệu suất tập luyện

Giảm cảm giác thèm ăn

Mùi hương bạc hà có thể hỗ trợ giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm lượng calo tiêu thụ, đồng thời đạt được hiệu quả giảm cân và cải thiện sức khỏe tổng thể.[27]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Mùi hương bạc hà như một chất hỗ trợ hiệu quả để giảm cảm giác thèm ăn

Cách dùng tinh dầu bạc hà đúng cách an toàn, hiệu quả

Bạn có thể sử dụng bạc hà dưới các hình thức như:

  • Dùng làm trà để uống.
  • Viên nang thực phẩm chức năng.
  • Tinh dầu bạc hà.

Khi sử dụng tinh dầu bạc hà thoa trực tiếp lên da với mục đích giảm đau, nhức đầu hoặc giảm ngứa, bạn nên pha loãng với một chất khác như dầu jojoba hoặc dầu dừa để ngăn ngừa kích ứng da.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vài giọt vào nước xông hơi hoặc pha loãng trước khi thêm vào bồn tắm để sử dụng như một liệu pháp hương thơm. Nếu sử dụng máy khuếch tán, hãy làm theo hướng dẫn của thiết bị để có được tỷ lệ dầu và nước phù hợp.

Tuy vậy, tinh dầu bạc hà nguyên chất có nồng độ cao và có thể gây độc. Vì vậy, không được uống trực tiếp và bôi dầu bạc hà lên da trẻ em dưới 30 tháng tuổi.

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Sử dụng tinh dầu bạc hà thoa trực tiếp lên da giúp giảm đau, nhức đầu hoặc giảm ngứa

Tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng như:

  • Ợ nóng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Kích ứng da.
  • Phát ban.

Ngoài ra, hợp chất pulegone có thể gây độc cho cơ thể nếu sử dụng quá nhiều. Do đó, thông thường tinh dầu bạc hà trong các công thức mỹ phẩm chỉ chứa 1% pulegone hoặc ít hơn để đảm bảo an toàn.[28]

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

Ợ nóng là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Ai không nên sử dụng tinh dầu bạc hà

Không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tinh dầu bạc hà. Những đối tượng sau không nên sử dụng gồm:

  • Người bị thiếu hụt G6PD: Tinh dầu bạc hà khi dùng cho người bị thiếu hụt G6PD có thể lần lượt gây ra hiện tượng tan máu, phù tim và thận nặng.[29]
  • Trào ngược dạ dày thực quản (Gerd): Tinh dầu bạc hà có thể làm giãn cơ thắt giữa dạ dày và thực quản khiến axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản càng nghiêm trọng hơn.[30]
  • Người bị nhịp tim không đều.
  • Người bị thiếu máu tán huyết (Thalassemia).
  • Người đang dùng một số loại thuốc: Tinh dầu bạc hà có thể ức chế enzyme CYP3A4, đồng thời tương tác với một số loại thuốc như cyclosporine (ngăn chặn sự đào thải của cơ quan cấy ghép), thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc điều trị huyết áp,…[31]
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: Tinh dầu bạc hà có thể gây co thắt – ức chế hô hấp và đe dọa tính mạng.

Tinh dầu bạc hà là gì? 17 Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Astalift của nước nào? Có tốt không?

Không sử dụng tinh dầu bạc hà cho người bị trào ngược dạ dày thực quản

Tinh dầu bạc hà có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên thường là một thành phần không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Hi vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ được những lợi ích, cách dùng và tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *