Tinh dầu hoa anh thảo được xem là một loại dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm da, giảm đau trong kì kinh nguyệt và các tác dụng khác. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về loại dược liệu này nhé!
Bạn đang đọc: Tinh dầu hoa anh thảo là gì? Tác dụng, cách uống tinh dầu hoa anh thảo
Contents
Tổng quan về tinh dầu hoa anh thảo
Tinh dầu hoa anh thảo có nguồn gốc từ hạt của cây anh thảo (Oenothera biennis) – loài thực vật có nguồn gốc từ châu Mỹ, mọc nhiều ở châu Âu và các vùng thuộc châu Á.
Loài cây này, có hoa màu vàng, nở vào lúc hoàng hôn và khép lại khi mặt trời lên, từ tháng 6 đến tháng 9.
Tinh dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-6 thiết yếu, bao gồm axit linoleic (LA) và axit gamma-linolenic (GLA). Chúng là những chất béo không no mà con người không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ thực phẩm khác, trong đó có tinh dầu hoa anh thảo.
Lợi ích sức khỏe của tinh dầu hoa anh thảo
Điều trị viêm da
GLA là chất cần thiết cho hình thành cấu trúc và chức năng lý tưởng của da. Bởi vì da không thể tự sản xuất GLA, nên tinh dầu hoa anh thảo giàu GLA sẽ giúp giữ cho làn da khỏe mạnh về độ đàn hồi, độ ẩm, độ săn chắc. GLA cũng giúp trị mụn bằng cách giảm viêm da và số lượng tế bào da gây ra tổn thương.
Ngoài ra, một số quốc gia đã chấp thuận sử dụng tinh dầu hoa anh thảo đề điều trị bệnh chàm, một tình trạng viêm da, nhờ vào công dụng của GLA trong cải thiện lớp biểu bì của da. [1]
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Các nhà nghiên cứu tin rằng một số phụ nữ trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt (như phiền muộn, cáu gắt, đầy hơi,…) vì họ nhạy cảm với mức prolactin bình thường trong cơ thể.
Trong cơ thể, GLA được chuyển đổi thành prostaglandin E1, giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt các triệu chứng tiền kinh nguyệt. [2]
Điều trị đau vú
GLA trong tinh dầu hoa anh thảo được cho là có tác dụng giảm viêm và giúp ức chế các prostaglandin gây đau vú trong kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu cho thấy rằng dùng sử dụng liều hàng ngày của tinh dầu hoa anh thảo hoặc tinh dầu hoa anh thảo kết hợp vitamin E trong sáu tháng làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau vú theo chu kỳ. [3]
Điều trị các triệu chứng mãn kinh
Nghiên cứu về tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo đối với phụ nữ mãn kinh cho thấy, những phụ nữ dùng 500 mg tinh dầu hoa anh thảo mỗi ngày trong sáu tuần, sẽ giảm mức độ nghiêm trọng, tần suất, thời gian các cơn bốc hỏa. Đây là một trong những triệu chứng khó chịu trong giai đoạn mãn kinh. [4]
Giảm đau dây thần kinh
Bệnh đau thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ phổ biến của bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác.
Một nghiên cứu về tác dụng của LA đối với bệnh thần kinh ngoại biên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng dùng axit linolenic (LA) giúp giảm các triệu chứng bệnh thần kinh, chẳng hạn như:
- Nhạy cảm với nóng – lạnh.
- Tê tái.
- Ngứa ran.[5]
Tìm hiểu thêm: 10 cách làm đẹp với baking soda đơn giản, hiệu quả và lưu ý khi dùng
Giảm các cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Đau xương thường do viêm khớp dạng thấp là một một bệnh lý mạn tính.
Theo một đánh giá, GLA trong tinh dầu hoa anh thảo có khả năng làm giảm các cơn đau do viêm khớp dạng thấp mà không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. [6]
Cách dùng tinh dầu hoa anh thảo
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn cụ thể cho liều lượng tinh dầu cần sử dụng. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo
Liều lượng thường được dùng cho người lớn là từ 2 – 6 gam mỗi ngày trong 3 – 12 tháng.
Xem thêm: Uống tinh dầu hoa anh thảo đúng cách, hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo
Tác dụng phụ:
Các tác dụng phụ ghi nhận được khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo ở mức độ hiếm gặp và nhẹ, bao gồm buồn nôn, đau dạ dày và đau đầu. Đau dạ dày và đi ngoài ra phân lỏng có thể là do dùng liều quá cao.
Những đối tượng không nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo:
- Người bị rối loạn máu do tinh dầu hoa anh thảo có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt nếu bạn dùng thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin (Coumadin) và clopidogrel (Plavix).
- Người bị động kinh hoặc mắc chứng co giật vì đã có báo cáo sản phẩm bổ sung omega-6, bao gồm GLA và tinh dầu hoa anh thảo, làm tăng cơn co giật.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người đang sử dụng các loại thuốc: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh huyết áp, Phenothiazines, thuốc điều trị bệnh trầm cảm, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh dầu hoa anh thảo.
>>>>>Xem thêm: Phân biệt triệu chứng Covid-19 với cảm cúm, cảm lạnh như thế nào?