Tinh dầu quế là một sản phẩm thiên nhiên từ lâu đã được nhiều người ưa chuộng bởi hương thơm và những lợi ích nó mang lại. Hơn thế nữa, sản phẩm này rất an toàn khi sử dụng, ít tác dụng phụ. Hãy cùng tìm hiểu tinh dầu quế có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng nhé!
Bạn đang đọc: Tinh dầu quế có tác dụng gì? 14 tác dụng và lưu ý khi sử dụng
Contents
- 1 Tinh dầu quế là gì?
- 2 Cách làm tinh dầu quế
- 3 Các tác dụng của tinh dầu quế
- 3.1 Kháng khuẩn
- 3.2 Kháng ký sinh trùng
- 3.3 Kháng nấm
- 3.4 Làm lành vết loét
- 3.5 Giúp thư giãn tâm trạng
- 3.6 Tốt cho tóc
- 3.7 Giảm đau họng
- 3.8 Hỗ trợ giảm cân
- 3.9 Tăng cường sức khỏe tim mạch
- 3.10 Kích thích ham muốn
- 3.11 Cải thiện lượng đường trong máu
- 3.12 Hỗ trợ điều trị ung thư
- 3.13 Hương liệu trong thực phẩm và mỹ phẩm
- 3.14 Hương liệu khử mùi
- 4 Cách sử dụng tinh dầu quế hiệu quả
- 5 Lưu ý khi sử dụng tinh dầu quế tại nhà
Tinh dầu quế là gì?
Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia (L.) J. Presl và thuộc họ thực vật Lauraceae. Đây là loại cây được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau trên khắp châu Á như Việt Nam, Ấn Độ và được vận chuyển khắp thế giới dưới dạng tinh dầu quế hoặc gia vị quế.
Tinh dầu quế là sản phẩm được tạo ra bằng cách chưng cất và chiết xuất từ vỏ của cây quế. Tinh dầu quế có màu vàng, tính ấm và hương thơm đặc trưng. Ngày nay, tinh dầu quế được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.[1]
Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế
Cách làm tinh dầu quế
Các bước làm tinh dầu quế đơn giản tại nhà như sau:
- Bước 1: Trước hết, lấy quế và sắp xếp chúng đầy vào bình thủy tinh, bạn có thể bẻ nhỏ cây quế để vừa vặn với bình.
- Bước 2: Đổ dầu nền sao cho phủ đều phần quế trong bình. Sau đó, đậy nắp kín và lắc nhẹ để dầu lan tỏa đều khắp bình.
- Bước 3: Đặt bình thủy tinh ở môi trường khô ráo trong khoảng 3 tuần. Hằng ngày, cần phải lắc bình để giúp tinh dầu chảy ra nhiều hơn và ngăn chặn sự xuất hiện của lớp váng trên mặt dầu.
- Bước 4: Sử dụng một miếng khăn xô hoặc bộ lọc để lấy tinh dầu và đổ nó vào một bình thủy tinh. Bảo quản tinh dầu ở tủ lạnh hoặc nơi khô ráo để sử dụng theo nhu cầu.
Tinh dầu quế có thể tự làm tại nhà
Các tác dụng của tinh dầu quế
Tinh dầu quế không chỉ có hương thơm quyến rũ mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe, cụ thể là:
Kháng khuẩn
Các hợp chất có trong tinh dầu quế có khả năng kháng khuẩn và có thể chống lại vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Đây là một loại vi khuẩn kháng thuốc, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.[2]
Tinh dầu quế có khả năng chống lại vi khuẩn
Kháng ký sinh trùng
Sự kết hợp giữa tinh dầu gừng và quế có khả năng ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng giun (G. lamblia), gây ra nhiễm trùng đường ruột. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng tinh dầu quế gây rối loạn quá trình tổng hợp acid amin của ký sinh trùng.[1]
Tinh dầu quế gây rối loạn quá trình tổng hợp acid amin của ký sinh trùng
Kháng nấm
Tinh dầu quế có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị các trường hợp nhiễm nấm. Nó cũng có thể có lợi ích trong việc đối phó với nhiễm nấm Candida, thậm chí có thể kháng lại fluconazole, một loại thuốc chống nấm.[1]
Tinh dầu quế hỗ trợ điều trị các trường hợp nhiễm nấm
Làm lành vết loét
Tinh dầu từ vỏ quế được xem là có khả năng đối phó với vi khuẩn Helicobacter pylori. Sự gia tăng mật độ vi khuẩn này trong niêm mạc dạ dày có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dạ dày và tăng nguy cơ loét dạ dày và tá tràng.[1]
Tinh dầu quế giúp làm lành các vết loét, đặc biệt là vết loét ở dạ dày
Giúp thư giãn tâm trạng
Tinh dầu quế đã được chứng minh là có khả năng kiểm soát căng thẳng, stress và các triệu chứng trầm cảm. Massage sử dụng tinh dầu thơm được xem là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng liệu pháp hít dầu thơm.[2]
Tinh dầu quế có khả năng kiểm soát căng thẳng
Tốt cho tóc
Một số nghiên cứu thử nghiệm trên chuột cho thấy lông tóc dài và dày hơn sau khi sử dụng tinh dầu quế. Sử dụng mặt nạ làm từ tinh dầu quế, dầu oliu và mật ong giúp làm tóc trông dày hơn.[2]
Tinh dầu quế giúp tóc dài và dày hơn
Giảm đau họng
Tinh dầu quế được biết đến với khả năng chống nhiễm trùng. Tính chất kháng khuẩn và khả năng tạo nhiệt của nó có thể giúp giảm ngay cơn đau họng.[1]
Tinh dầu quế chống nhiễm trùng và giảm đau họng
Hỗ trợ giảm cân
Tinh dầu quế có chứa cinnamaldehyde. Hoạt chất này có khả năng kích hoạt các phản ứng sinh nhiệt và trao đổi chất, giúp các tế bào mỡ đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.[1]
Tìm hiểu thêm: Gừng giúp chữa cảm cúm như thế nào?
Tinh dầu quế có chứa cinnamaldehyde hỗ trợ giảm cân
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Dầu quế có khả năng giúp giảm mức cholesterol và chống oxy hóa. Tinh dầu quế có hoạt tính tương tự như enzyme superoxide dismutase (một loại enzyme giúp cơ thể đối phó với stress oxy hóa), với tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.[1]
Tinh dầu quế giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Kích thích ham muốn
Tinh dầu từ vỏ quế đã được phát hiện có khả năng cải thiện sức khỏe sinh sản và tăng số lượng tinh trùng. Việc sử dụng tinh dầu quế đã được chứng minh là có thể tăng đáng kể nồng độ tinh trùng ở chuột.[1]
Tinh dầu từ vỏ quế có khả năng cải thiện sức khỏe sinh sản
Cải thiện lượng đường trong máu
Trong một nghiên cứu trên chuột, tinh dầu quế có vai trò trong việc điều chỉnh mức đường trong máu, cải thiện chức năng của đảo tụy – một nhóm tế bào quan trọng trong tuyến tụy, sản xuất các hormone bao gồm cả insulin.[1]
Tinh dầu quế giúp hỗ trợ người bị bệnh đái tháo đường
Hỗ trợ điều trị ung thư
Tinh dầu quế cho thấy hoạt động kháng ung thư đáng kể, đặc biệt là đối với tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy ở đầu và cổ. Tác động này của dầu được thực hiện thông qua việc ức chế một loại protein cụ thể trong ung thư được gọi là EGFR-TK. [3]
Tinh dầu quế có khả năng kháng các tế bào ung thư
Hương liệu trong thực phẩm và mỹ phẩm
Tinh dầu quế được sử dụng như một nguyên liệu trong thực phẩm và mỹ phẩm. Nó thường được tìm thấy trong kẹo cao su, trà, xà phòng, kem đánh răng…[2]
Tinh dầu quế là nguyên liệu để làm trà
Hương liệu khử mùi
Thành phần chính của tinh dầu quế bao gồm các hợp chất như cinnamaldehyde, eugenol có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật, và nấm gây mùi kháng khuẩn.[2]
Tinh dầu quế, chanh giúp khử mùi nấm mốc
Cách sử dụng tinh dầu quế hiệu quả
Dưới đây là một số lưu ý để sử dụng tinh dầu quế hiệu quả:
- Chỉ sử dụng nhiều nhất 30 – 40ml tinh dầu quế trên da.
- Thêm vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán hoặc túi vải để tạo hương thơm cho ngôi nhà.
- Trộn tinh dầu quế với dầu thực vật để massage, dưỡng ẩm cho da.
- Đun vỏ quế để tạo mùi hương cho căn phòng.[2]
Chỉ sử dụng tối đa 30 – 40ml tinh dầu quế trên da để đảm bảo an toàn
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu quế tại nhà
Để đảm bảo việc sử dụng tinh dầu quế được an toàn và hiệu quả, dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
- Tránh sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi: Không nên sử dụng tinh dầu quế cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, vì chúng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ.
- Tránh tiếp xúc với vùng nhạy cảm: Khi sử dụng, hãy tránh tiếp xúc với các vùng nhạy cảm như mắt, tai, mũi, vì tinh dầu quế có thể gây kích ứng nếu tiếp xúc trực tiếp.
- Pha loãng trước khi sử dụng: Không nên áp dụng tinh dầu quế nguyên chất lên da, vì điều này có thể gây kích ứng da.
- Tránh sử dụng quá thường xuyên: Mùi của tinh dầu quế khá mạnh, do đó không nên sử dụng quá thường xuyên hoặc quá nhiều.[2]
Trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng tinh dầu quế
Trên đây là những thông tin về tác dụng của tinh dầu quế và những lưu ý khi sử dụng. Hãy sử dụng tinh dầu quế một cách vừa phải, hiệu quả và chia sẻ bài viết tới người thân, bạn bè nhé!
Cinnamon Oil Benefits and Uses
https://www.healthline.com/health/cinnamon-oil
8 Cinnamon Essential Oil Benefits, Uses, And Side Effects
https://www.stylecraze.com/articles/benefits-and-uses-of-cinnamon-essential-oil
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Phân biệt bệnh do virus Nipah với SARS-CoV-2 (COVID-19)