Từ lâu, tinh dầu sả chanh với hương thơm đặc trưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tự nhiên. Vậy tinh dầu sả chanh có tác dụng gì, cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Bạn đang đọc: Tinh dầu sả chanh có tác dụng gì? 12 công dụng của tinh dầu sả chanh
Contents
Tác dụng của tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh là sản phẩm chiết xuất từ cây sả chanh (Cymbopogon citratus) thông qua quá trình chưng cất hoặc phương pháp khác để lấy tinh dầu có hương thơm đặc trưng của sả chanh.
Đồng thời, tinh dầu sả chanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, với một số tác dụng có thể kể đến là:
Kháng khuẩn
Tinh dầu sả chanh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển và tăng sinh của vi khuẩn cũng như các tác nhân gây bệnh khác. Đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh là nhờ vào thành phần có chứa các hoạt chất như citral, geraniol và limonene.[1]
Tinh dầu sả chanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn
Kháng viêm
Tinh dầu sả chanh đặc biệt có lợi trong giảm viêm, giảm sưng đỏ và làm dịu da, nhất là ở những người bị mụn trứng cá, viêm da cơ địa, kích ứng da. Ngoài ra, tinh dầu sả chanh còn có tác dụng làm giảm triệu chứng khi mắc các bệnh như viêm họng, viêm xoang,…
Tinh dầu sả chanh có tác dụng làm giảm triệu chứng khi viêm họng
Kháng nấm
Trong thành phần chính của vi khuẩn chứa thành phần chính là citral và geraniol có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại nấm, giúp bảo vệ làn da khỏi tình trạng nhiễm nấm. Cụ thể là:
- Ngăn chặn sự phát triển nấm da: tinh dầu sả chanh có thể được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm gây nhiễm trên da, bao gồm cả nấm gây mụn trứng cá và các vấn đề nấm da khác.
- Hỗ trợ điều trị nhiễm nấm chân và móng tay: tinh dầu sả chanh có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề nhiễm nấm chân và móng tay, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và làm dịu tình trạng nhiễm nấm.
- Làm sạch da và ngăn ngừa nhiễm nấm: tinh dầu sả chanh có khả năng làm sạch da và ngăn ngừa tình trạng nhiễm nấm, đặc biệt là ở các vùng dễ bị nhiễm như da bàn chân.
- Hỗ trợ điều trị nấm vùng kín: Xông hơi tinh dầu sả là một cách chữa nấm Candida albicans ở phụ nữ, mang lại hiệu quả cao và an toàn.
Tinh dầu sả chanh chứa các hợp chất có tính kháng nấm
Chống oxy hoá
Tinh dầu sả chanh có khả năng giảm thiểu sự tổn thương và lão hóa da do tác động của tia UV và ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tác dụng chống oxy hóa của tinh dầu sả chanh còn giúp duy trì sự mịn màng và độ đàn hồi cho làn da.[2]
Tinh dầu sả chanh có thể làm chậm quá trình lão hóa da
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Nhờ có đặc tính kháng viêm mà tinh dầu sả chanh thường được ứng dụng nhằm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, cũng như sự tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu sả chanh có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), được biết đến là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Tinh dầu sả chanh có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp
giảm nhẹ cơn đau. Bên cạnh đó, tinh dầu sả chanh còn giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tuần hoàn máu của cơ thể và tăng cường quá trình phục hồi cho các khớp bị viêm, sưng đau.
Tinh dầu sả chanh giúp giảm đau, sưng đỏ các khớp tổn thương trong thấp khớp
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Tinh dầu sả chanh có tác dụng kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và giảm kích ứng niêm mạc ruột cho người bệnh bị tiêu chảy. Do đó, sử dụng tinh dầu sả chanh có thể làm giảm biểu hiện đau bụng và số lần đi ngoài phân lỏng ở người bệnh.
Giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch
Tinh dầu sả có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL) và triglyceride. Do đó, sử dụng tinh dầu sả chanh có thể giúp giảm nguy cơ bị rối loạn mỡ máu và bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, nhất là ở người lớn tuổi hay người đang mắc các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Brauer của nước nào? Có tốt không?
Tinh dầu sả có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu
Giúp kiểm soát đường huyết
Một số nghiên cứu đã cho thấy tinh dầu sả chanh có khả năng hỗ trợ tăng cường tiết insulin, hormone quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, qua đó làm giảm nồng độ đường trong máu.
Đặc tính này giúp cho người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 có thể quản lý đường huyết trong mức an toàn tốt hơn. Ngoài ra, tinh dầu sả chanh còn có thể áp dụng nhằm kiểm soát cân nặng do có khả năng giảm cảm giác đói, từ đó giảm lượng calo nạp vào cơ thể.
Giảm căng thẳng
Tinh dầu sả chanh tạo ra mùi thơm dịu nhẹ và có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo lắng. Sử dụng tinh dầu sả chanh sẽ làm dịu cơ và thần kinh, giúp cơ thể thư giãn và đi vào giấc ngủ tốt hơn.
Tinh dầu sả chanh giúp giãn cơ và giảm căng thẳng
Giảm đau đầu
Tinh dầu sả chanh chứa hợp chất eugenol giúp cơ thể tăng chế tiết serotonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh giúp cân bằng cảm xúc, thư giãn. Qua đó, tinh dầu sả chanh có thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và tình trạng đau đầu.
Tinh dầu sả chanh hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và tình trạng đau đầu
Tốt cho da và tóc
Tinh dầu sả chanh mang lại nhiều lợi ích cho da và tóc. Một số tác dụng có thể kể đến là:
- Tính kháng khuẩn và kháng nấm: giúp làm sạch và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm trên da đầu.
- Kích thích mọc tóc: tinh dầu sả chanh có khả năng tăng cường tuần hoàn máu ở da đầu, qua đó cung cấp dưỡng chất cho tóc và thúc đẩy quá trình mọc tóc.
- Làm dịu da đầu: tinh dầu sả chanh có đặc tính kháng viêm, giúp làm dịu da, giúp giảm ngứa và kích ứng.
- Tăng độ bóng và mềm mượt cho tóc: tóc được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhờ tăng lưu thông máu lên da đầu giúp cho tóc bóng mượt và chắc khỏe khi dùng tinh dầu sả chanh.
- Giảm gàu: tinh dầu sả chanh giúp tăng tuần hoàn máu ở da đầu, đồng thời làm giảm số lượng tế bào chết trên da đầu và giảm gàu.
Tác dụng dụng phụ có thể gặp phải
Thông thường, tinh dầu sả chanh tương đối lành tính ở dạng dung dịch, thực phẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng ở nồng độ cao, những người dùng có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải một số tác dụng phụ như da bị kích ứng nổi mẩn đỏ và ngứa, chóng mặt, buồn ngủ,…
Để an toàn, người dùng nên sử dụng tinh dầu sả chanh pha loãng ở nồng độ phù hợp hoặc điều chỉnh nồng độ, cách dùng theo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ, đặc biệt là đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Dùng tinh dầu sả chanh nồng độ cao có thể gây kích ứng da và nổi mẩn ngứa
Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Việc sử dụng tinh dầu sả chanh cần thận trọng đối với một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Những đối tượng có cơ địa nhạy cảm có thể kể đến như:
- Người có cơ địa dị ứng: người bệnh hen suyễn, viêm da dị ứng hoặc từng được chẩn đoán dị ứng với thức ăn, mỹ phẩm, thuốc,… dùng tinh dầu sả chanh có thể gây khởi phát một đợt dị ứng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: sự thay đổi nội tiết làm cho cơ địa người mẹ trở nên nhạy cảm hơn, mặt khác dùng tinh dầu sả chanh đậm đặc trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị dạng thai và tăng co thắt tử cung.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: trẻ dưới 6 tháng tuổi không được khuyến cáo sử dụng các loại tinh dầu sả chanh vì có thể gây kích ứng da và hệ hô hấp của trẻ.
- Người đang dùng thuốc hoặc mắc các bệnh lý khác như hạ đường huyết, người bệnh đang hóa trị,…
Người bị hen suyễn nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu sả chanh
Cách dùng tinh dầu sả chanh
Một số cách dùng giúp cho bạn sử dụng tinh dầu sả chanh để trị liệu an toàn và hiệu quả như:
- Phương pháp xông hít bằng máy khuếch tán tinh dầu.
- Sử dụng một bát nước ấm và thêm một vài giọt tinh dầu sả chanh để xông, hít hơi nước.
- Rắc một vài giọt tinh dầu lên khăn tay hoặc bông gòn và hít vào.
- Dùng tinh dầu sả chanh để bôi trực tiếp lên da, chỉ nên cho tối đa 12 giọt trong một lần dùng và không nên áp dụng cho da mặt.
Phương pháp xông hít bằng máy khuếch tán tinh dầu khá phổ biến và dễ áp dụng
Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn thêm kiến thức về những công dụng tuyệt vời, cách dùng hiệu quả và một số lưu ý khi sử dụng của tinh dầu sả chanh. Tuy nhiên, tinh dầu sả chanh có thể gây kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm, do đó để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!
Why using lemongrass essential oil benefits you
https://www.healthline.com/health/lemongrass-essential-oil
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì? 7 nguyên nhân gây chảy máu chân răng