Từ lâu, tinh dầu tràm được biết đến là có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Thậm chí, người ta còn sử dụng tinh dầu tràm trong việc hỗ trợ điều trị covid 19. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Tinh dầu tràm có tác dụng gì đối với covid-19?
Trong những năm gần đây, thế giới đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19. Ngoài vaccine thì những sản phẩm đến từ thiên nhiên như tinh dầu tràm cũng được các giới chuyên gia thử nghiệm, tìm thêm các biện pháp có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của loại virus này.
Tinh dầu tràm là gì?
Tinh dầu tràm có tên khoa học là Oleum Cajuputi là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá, cành và thân của cây tràm đã được chưng cất bằng phương pháp hơi nước.
Đối với tinh dầu tràm đạt tiêu chuẩn hoàn toàn được chiết xuất từ tự nhiên, trong thành phần luôn chứa hai hoạt chất:
– 1,8‐Cineol: là thành phần có tác dụng làm ấm cơ thể, làm sạch mũi, phế quản, đào thải các dị nguyên như bụi bẩn, làm cho đường thở thông thoáng và giúp giảm tình trạng viêm mũi, viêm xoang,…
– α‐Terpineol: được biết đến như là một thành phần có tính sát khuẩn mạnh, tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm mốc và virus cúm,…
Tinh dầu tràm và tác dụng đối với covid 19
Cuối năm 2019, một loại virus mới xuất hiện với tốc độ lây lan chóng mặt đã gây chấn động toàn cầu, được gọi tên là virus SARS-CoV-2 hay covid 19. Số người tử vong ở trên thế giới được ví như là con số hủy diệt. Vì thế các nhà khoa học đã phải tức tốc tìm ra các loại vaccine để nhằm ngăn chặn tình trạng này. Ngoài việc tìm vaccine phù hợp, các chuyên gia còn tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ tự nhiên khác. Từ đó, tinh dầu được biết đến như một loại thần dược giúp cải thiện tình trạng dịch bệnh này.
Nghiên cứu lần này đã lấy tinh dầu tràm có nguồn gốc từ Thừa Thiên Huế- một tỉnh thuộc miền Trung của nước ta. Các nhà khoa học thử nghiệm để xem xét thực tế việc sử dụng tinh dầu tràm có tác dụng ngăn chặn được tình trạng covid 19 hay không?
Tìm hiểu thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 5 thực phẩm cần tránh và lưu ý khi bị thủy đậu
Nhiều nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng các thành phần chính của tinh dầu tràm là 1,8 ‐ cineol và α ‐ terpineol có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống ký sinh trùng. Hơn nữa, cũng có các báo cáo về đặc tính kháng virus của tinh dầu từ các loài tràm rằng các monoterpen chính và các dẫn xuất của chúng từ tinh dầu cây chè ( Melaleuca alternifolia ) bao gồm α ‐ terpinene, γ ‐ terpinene, α ‐ pinen, p ‐ cymene, 1,4 ‐ terpineol, α ‐ terpineol, thymol, citral và 1,8 ‐ cineol có hoạt tính kháng virus. Các kết quả khác cho thấy dầu cây tràm và một số hợp chất của nó (ví dụ: 1,4 ‐ terpinenol, terpinolene và α ‐ terpineol) có tác dụng ức chế sự sao chép của virus cúm A, H1N1 ở nồng độ không gây độc tế bào. Điều đó chứng tỏ dầu tràm có thể là một loại thuốc đầy hứa hẹn trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm của SARS‐CoV-2.
Theo dân gian, tinh dầu tràm là một thảo dược có khả năng tăng cường miễn dịch, do đó, ý tưởng nghiên cứu là sử dụng mô phỏng docking để dự đoán khả năng của cấu trúc phân tử trong dầu tràm trong việc ức chế protein Angiotensin ‐ enzym 2 (ACE2) trong cơ thể người – thụ thể chủ đối với SARS ‐ CoV ‐ 2. Nếu protein ACE2 bị ức chế, SARS‐CoV‐2 có thể được ngăn ngừa và điều trị.
Tinh dầu tràm là một nguồn dược phẩm tự nhiên quý giá có thể ức chế protein ACE2 – thụ thể chủ của protein PDB6LU7 trong SARS‐CoV‐2. Kết quả mô phỏng gắn kết chỉ ra các vị trí liên kết hoạt động của 10 hợp chất ( TA1 ‐ TA5 , TA7 , TA10 , TA17 – TA19 ) trong số 24 hợp chất của tinh dầu tràm có khả năng ức chế ACE2 và kháng lại protein PDB6LU7 trong SARS‐CoV-2. Ba chất Terpineol ( TA2 ), Guaiol ( TA5 ), và Linalool ( TA19) có tác dụng ức chế mạnh nhất đối với các protein ACE2 và PDB6LU7. Không chỉ vậy, mô phỏng còn cho thấy sự tương tác hiệp đồng của 10 chất trong tinh dầu tràm thể hiện sự ức chế đáng kể đối với các protein ACE2 và PDB6LU7. Điều này ngăn cản sự trưởng thành protein của virus và sự lây lan của bệnh nhiễm trùng. Nghiên cứu này đưa ra khuyến nghị sử dụng tinh dầu tràm trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế sự lây lan của SARS‐CoV‐2.
Mặc dù, nghiên cứu đã cho rằng tinh dầu tràm có khả năng ức chế mạnh với covid 19. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta vẫn phải tuân thủ quy tắc 5K của Bộ Y tế để giảm thiểu tối đa sự lây nhiễm, bảo vệ an toàn cho bạn và cho những người xung quanh.
Nhằm đảm bảo có tác dụng tốt nhất, đúng đối tượng, cách sử dụng cũng như hạn chế phản ứng dị ứng cho cơ thể. Hãy tham khảo ý kiế chuyên gia y tế trước khi sử dụng tinh dầu tràm nhé.
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc biết thêm thông tin về tác dụng của tinh dầu tràm trong việc hỗ trợ điều trị covid 19. Hãy luôn tuân thủ quy tắc 5k và gữ gìn sức khỏe thật tốt để phòng ngừa dịch bệnh nhé.
Nguồn: Healthline, NIH
Có thể bạn quan tâm:
>>>> Những lợi ích sức khỏe của tinh dầu tràm
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ nhỏ mắc COVID-19 tại nhà, cha mẹ cần lưu ý gì?