Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Rate this post

Việc chăm sóc sức khỏe não bộ và thần kinh đang ngày càng được quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của 12 loại vitamin bổ não phổ biến nhất và các thực phẩm giàu vitamin thông qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Vitamin B1

Vitamin B1 (còn gọi là thiamin) là một trong tám loại vitamin nhóm B. Loại vitamin này được hấp thu vào hệ tuần hoàn máu thông qua đường tiêu hóa và đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng trao đổi chất khác nhau.

Việc thiếu hụt vitamin B làm giảm chuyển hóa glucose trong não, dẫn đến nhiều bệnh lý về thần kinh như mệt mỏi, thiếu tập trung, trầm cảm, mất định hướng. Trong một số trường hợp còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng hơn như sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức, các bệnh Beriberi hay Hội chứng Wernicke-Korsakoff. [1] [2]

Một số loại thực phẩm giàu vitamin B1 bạn có thể thêm vào bữa ăn như cá hồi, thịt lợn, các loại hạt, bánh mì, đậu xanh, bí, măng tây (nấu chín), đậu nành rang khô, cám gạo, ngũ cốc.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin B1

Vitamin B3

Vitamin B3 (hay còn gọi là niacin) là thành phần quan trọng trong quá trình đường phân, chuyển hóa pyruvate, protein, acid amin, sinh tổng hợp pentose, chuyển hóa glycerol để tạo ra năng lượng cho cơ thể.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng từ việc thiếu vitamin B3 là dẫn đến bệnh Pellagra biểu hiện qua một số triệu chứng sau:

  • Các triệu chứng trên da: gây tổn thương ở những bộ phận trên cơ thể mà thường xuyên bị tì đè hoặc vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, mu của tay và chân.
  • Các triệu chứng màng nhầy: tập trung chủ yếu ở miệng (lưỡi và niêm mạc miệng trở nên đỏ, sau đó là đau miệng, tăng tiết nước bọt và phù nề lưỡi), đôi khi ảnh hưởng đến cả âm đạo và niệu đạo.
  • Các triệu chứng tiêu hóa: cảm giác nóng rát ở hầu và thực quản gây khó chịu và chướng bụng.
  • Các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương: rối loạn tâm thần, suy giảm ý thức, suy giảm nhận thức.

Có hai dạng hóa học chính của vitamin B3 là axit nicotinicniacinamide. Cả hai dạng này đều được tìm thấy trong thực phẩm cũng như các chất bổ sung. Niacinamide có trong các sản phẩm từ động vật như thịt, gia cầm, trứng, còn acid nicotinic được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại hạt, rau xanh, ngũ cốc.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin B3

Vitamin B5

Vitamin B5 là chất nền để tổng hợp coenzym A (CoA) – thành phần quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc và chức năng của tế bào não. Bên cạnh đó, vitamin này cũng tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và hormone steroid.

Việc thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến những biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Một số thực phẩm giàu vitamin B5 bạn có thể tham khảo như trứng, thịt, cá, pho mát, ngũ cốc, các loại đậu, các loại rau như bắp cải, bông cải xanh.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin B5

Vitamin B6

Vitamin B6 (pyridoxine) là loại vitamin cần thiết cho chức năng chuyển hóa protein, đường, chất béo để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh và các tế bào hồng cầu. Quá trình này đặc biệt nhạy cảm với vitamin B6 nên chỉ cần thiếu loại vitamin này ở mức độ nhẹ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Trong một vài trường hợp thiếu hụt vitamin B6 nặng có thể gây viêm dây thần kinh ngoại, mất trí nhớ, suy giảm nhận thức.

Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin B6 nên phải đảm bảo luôn cung cấp đủ lượng vitamin này từ bên ngoài cho cơ thể. Một vài thực phẩm giàu vitamin B6 có thể kể đến như thịt, gan, trứng, ngũ cốc, rau, đậu, men bia.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin B6

Vitamin B7

Vitamin B7 (hay còn gọi là biotin) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose ở não bộ, hỗ trợ các hoạt động dẫn truyền của dây thần kinh, giúp tín hiệu được truyền đến thần kinh tốt hơn.

Bên cạnh đó, loại vitamin này còn tạo thành lớp bảo vệ chống lại rối loạn thần kinh và các vấn đề về nhận thức, hỗ trợ bộ não có thể tập trung hiệu quả hơn.

Một vài thực phẩm giàu vitamin B7 bạn có thể tham khảo như quả đậu phộng, ngũ cốc, sữa, lòng đỏ trứng, cá hồi, thịt lợn, cá mòi, nấm và những loại trái cây như bơ, chuối, quả mâm xôi.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin B7

Vitamin B9

Vitamin B9 (acid folic) hay còn được gọi là folate có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, góp phần vào sự phát triển và hình thành của các mô thần kinh. Khi nồng độ folate trong máu thấp, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể như chức năng não kém, tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung folate đầy đủ có thể cải thiện chức năng não ở những người bị suy giảm trí tuệ và điều trị bệnh Alzheimer. [3]

Tìm hiểu thêm: Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà bằng các loại lá đơn giản, dễ tìm

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin B9

Vitamin B12

Vitamin B12 (cobalamin) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào hồng cầu và giúp chức năng não bộ hoạt động bình thường. Việc thiếu hụt vitamin B12 có thể làm mất các tế bào thần kinh trong não dẫn đến những hậu quả như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Cơ thể có khả năng lưu trữ vitamin B12 ở gan nên ít gặp trường hợp thiếu hụt vitamin B12, chỉ trừ một vài trường hợp như người ăn chay trường hoặc bị các bệnh liên quan đến việc khó hấp thụ vitamin B12. Một số thực phẩm chứa vitamin B12 như thịt, cá và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin C

Vitamin C (acid ascorbic) là chất chống oxy hóa mạnh, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp chất dẫn truyền dopamine và bảo vệ não chống lại tình trạng stress oxy hóa. Nồng độ vitamin C trong cơ thể thấp có thể dẫn đến một số nguy cơ như suy giảm trí nhớ, đặc biệt là người cao tuổi.

Vitamin C là loại dưỡng chất cơ thể con người không tự sản xuất được nên chúng ta cần cung cấp vitamin này thông qua việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, củ và rau xanh.

Vitamin E

Vitamin E là một nhóm gồm 8 chất chống oxy hóa có khả năng tan trong dầu, gọi chung là tocopherol và tocotrienol. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào và các cấu trúc tế bào khác khỏi sự tổn thương do các phản ứng oxy hóa gây ra.

Trong cơ thể, vitamin E bảo vệ các chất béo khỏi việc bị oxy hóangăn chặn quá trình tổn thương tế bào. Điều này rất quan trọng đối với não bộ vì não cần một lượng lớn chất béo để hoạt động tốt nhất. Sự bảo vệ này của vitamin E chính là bảo vệ sức khỏe của tế bào não.

Vitamin E được chia làm 2 nhóm chính là vitamin E tự nhiênvitamin E tổng hợp. Cơ thể chúng ta đều có khả năng hấp thu cả hai dạng này. Thực phẩm giàu vitamin E tự nhiên như các loại hạt (đậu phộng, hạnh nhân, hướng dương), dầu thực vật (đậu tương, ô liu, ngô) và các loại rau xanh (củ cải, rau cải xanh).

Vitamin A

Vitamin A là tên của một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo, bao gồm retinol, retinal và retinyl este. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với các tế bào thần kinh nhờ vào khả năng thúc đẩy việc sản xuất các enzyme giúp dẫn truyền thần kinh như dopamine, cải thiện tâm trạng và tăng cường trí nhớ.

Vitamin A tồn tại dưới dạng retinol và retinyl este ở các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng. Đồng thời tồn tại dưới dạng caroten trong các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xanh, rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng hoặc đỏ như cà rốt, bí đỏ, đu đủ.

Vitamin D

Vitamin D không chỉ nổi tiếng với chức năng bảo vệ xương khớp mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thần kinh. Việc thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần, mất trí nhớ hoặc bệnh Parkinson.

Nguồn cung cấp chính của vitamin D là ánh sáng mặt trời, trong khi thực phẩm cũng đóng góp một phần nhỏ. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm các loại cá béo (như cá thu, cá hồi, cá mòi), bơ, sữa và ngũ cốc.

Vitamin K

Vitamin K là một loại vitamin quan trọng có vai trò trong quá trình đông máu và duy trì sức khỏe xương. Trong số các dạng của vitamin K, vitamin K2 được tổng hợp bởi vi khuẩn trong ruột.

Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ mới sinh, hệ vi khuẩn đường ruột chưa phát triển đủ để sản xuất đủ lượng vitamin K2. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin K, gây nguy cơ xuất huyết nội khoa. Để ngăn ngừa tình trạng này, thường sẽ thực hiện việc tiêm phòng vitamin K cho trẻ sau khi sinh.

Tình trạng thiếu hụt Vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như xuất huyết não, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ trong tương lai. Việc thực hiện tiêm phòng vitamin K cho trẻ sơ sinh được xem là một biện pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Trong một số trường hợp, việc tăng nồng độ vitamin K trong máu có thể có lợi cho việc cải thiện trí nhớ ở người lớn tuổi theo từng giai đoạn.

Một số thực phẩm giúp bổ sung vitamin K như các loại rau xanh, các loại đậu, một số loại quả mọng và các thực phẩm từ động vật như trứng, thịt bò, gan.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Thực phẩm bổ sung vitamin K

Một số hoạt chất khác có tác dụng tăng cường trí nhớ

Phosphatidylserine

Phosphatidylserine là một chất cần thiết cho sự khỏe mạnh của màng tế bào thần kinh. Quá trình lão hóa của bộ não con người thường kèm theo các thay đổi sinh học và suy giảm trong cấu trúc của tế bào thần kinh. Chất này có khả năng hấp thụ vào cơ thể, vượt qua hàng rào máu não một cách an toàn và giúp làm chậm quá trình suy giảm này để từ đó hỗ trợ duy trì khả năng dẫn truyền thần kinh.

Nhờ đó, chất này hỗ trợ chức năng nhận thức của con người bao gồm trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, khả năng suy luận và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ các chức năng vận động, đặc biệt là các phản ứng và phản xạ nhanh. [4]

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Phosphatidylserine hỗ trợ chức năng nhận thức của con người

Acid béo Omega-3

Acid béo Omega 3 tham gia vào các hoạt động liên quan đến sự hình thành và dẫn truyền thần kinh. Do đó, chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, hoạt động và lão hóa của não bộ.

Việc thiếu hụt acid béo omega 3 trong chế độ ăn có thể làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ và chứng tự kỷ. [5]

Magie glycinate

Magie có vai trò cần thiết đối với não bộ, hỗ trợ trí nhớ tốt, tăng cường khả năng học tập và cải thiện các vấn đề liên quan đến tinh thần như căng thẳng do stress, trầm cảm và lo lắng quá mức.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Magie có vai trò cần thiết đối với não bộ

Curcumin

Curumin là một polyphenol có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa quan trọng có khả năng bảo vệ các tế bào não dưới sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ đó, điều trị được các bệnh về não như bệnh Parkinsonbệnh Alzheimer. [7]

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

Curumin có khả năng bảo vệ các tế bào não

Dầu dừa

Dầu dừa hỗ trợ cải thiện chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung bằng cách thúc đẩy các tế bào thần kinh khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa mạnh trong dầu dừa như vitamin E, Omega 3,… có khả năng giúp giảm lo âu, trầm cảm, làm chậm lại quá trình lão hóa của não và cải thiện được bệnh Parkinson.

Top 12 Vitamin bổ não cần thiết cho sự phát triển não bộ

>>>>>Xem thêm: Cây nhân trần có tác dụng gì? 12 công dụng và các lưu ý khi uống

Dầu dừa tốt cho não bộ

Coenzyme Q10

Coenzyme Q10 có tác dụng chống oxy hóa nên có khả năng bảo vệ tế bào não khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Nhờ đó, dưỡng chất này có vai trò tiềm năng đối với các rối loạn thần kinh liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimerbệnh Parkinson. [8]

Chiết xuất Ginkgo biloba

Ginkgo biloba thường được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu, sa sút trí tuệ do mạch máu, đau cách hồi ngoại biên và ù tai do mạch máu, cải thiện triệu chứng mất trí nhớ.

Qua những thông tin mà bài viết cung cấp, hi vọng các bạn sẽ hiểu rõ về tầm quan trọng của các loại vitamin đối với não bộ. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch bổ sung các vitamin để giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *