Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không là thắc mắc chung của rất nhiều bố mẹ vì sợ khi tắm sẽ làm vỡ các nốt bọng nước của con. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này và tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng nhé!
Bạn đang đọc: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không? Cách chăm sóc đúng cách
Contents
Có nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng không?
Việc kiêng tắm cho trẻ bị tay chân miệng là hoàn toàn không đúng. Trẻ vẫn cần được tắm hằng ngày, ngày 1 lần để đảm bảo cơ thể được sạch sẽ và tránh bội nhiễm thêm vi khuẩn trên vùng da bị nổi ban và bọng nước.
Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Tắm bằng xà phòng và nước sạch.
- Tắm cho trẻ nhẹ nhàng, tránh kì cọ mạnh vào người trẻ.
- Tuyệt đối không được chọc vỡ và đắp lá lên các bọng nước.
- Sau khi tắm xong, có thể bôi dung dịch sát khuẩn (Betadin 10% hoặc Millian) lên những bóng nước lở loét.. có nguy cơ bội nhiễm cao. [2]
Bố mẹ nên tắm cho trẻ bị tay chân miệng hằng ngày
Các loại lá có thể tắm cho trẻ bị tay chân miệng
Ngoài cách tắm cho trẻ bằng xà phòng, bố mẹ còn có thể lựa chọn các loại nước lá dưới đây để tắm cho trẻ bị tay chân miệng:
Lá trà xanh
Nước lá trà xanh có thể được sử dụng để tắm cho trẻ bị tay chân miệng nhờ trà xanh có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, thanh nhiệt, giải độc và làm lành các vết thương. Ngoài ra, súc miệng với nước trà xanh cũng giúp trẻ giảm lở loét miệng.
Cách dùng: Lấy khoảng 300g lá trà xanh đã rửa sạch bỏ vào nước, sau đó đun sôi khoảng 5 phút và để nguội đến nhiệt độ thích hợp thì có thể lấy ra tắm cho trẻ.[3]
Trà xanh có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và nhanh lành vết thương
Lá diếp cá
Với công dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng, lá diếp cá rất phù hợp để hỗ trợ cho quá trình hồi phục của các nốt bọng nước của bệnh tay chân miệng.
Cách dùng: lấy khoảng 1 nắm lá diếp cá đã rửa sạch rồi đun sôi với nước, sau đó pha loãng ra ở nhiệt độ thích hợp rồi tắm cho trẻ.
Lá diếp cá có tính kháng khuẩn và chống viêm, phù hợp để tắm cho trẻ bị tay chân miệng
Lá kinh giới
Lá kinh giới chứa chất alkaloid có tác dụng kháng viêm mạnh, kháng khuẩn, giảm sưng, giảm ngứa và điều trị nhiễm độc ngoài da rất hiệu quả nên rất phù hợp để tắm cho trẻ bị tay chân miệng.
Cách dùng: Lấy 100g lá kinh giới rửa sạch rồi đun với khoảng 5 – 7 lít nước, để nguội ở nhiệt độ thích hợp và tắm cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Virus corona là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị
Lá kinh giới giúp kháng khuẩn, giảm viêm và điều trị nhiễm độc da rất hiệu quả
Cách chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường chỉ ở mức độ nhẹ và tự khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày, tuy nhiên nếu chăm sóc trẻ không đúng cách thì bệnh có thể nặng lên. Bố mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Chấm dung dịch hoặc gel vào các vết loét trong miệng của trẻ.
- Có thể sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu trẻ sốt trên 38 độ C. Mặc áo quần thông thoáng.
- Nếu trẻ sốt cao 40 độ C, có thể kết hợp thêm lau mát (sử dụng nước ấm, hai khăn lau ở hai nách, hai khăn lau ở hai bẹn và một khăn lau khắp người)
- Cho trẻ bú nhiều hơn, với trẻ lớn thì ưu tiên các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu, nguội.
- Chỉ bôi thuốc lên vùng da đối với những bóng nước có nguy cơ bội nhiễm (sưng đỏ nhiều, lở loét, mưng mủ..)
- Đưa trẻ nhập viện ngay khi có các dấu hiệu: sốt cao khó hạ, giật mình chới với, run tay run chân, đi lại loạng choạng, lừ đừ, ói nhiều, thở mệt..
Bố mẹ có thể lau mát cho trẻ nếu trẻ bị sốt
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát như hiện nay. Bố mẹ cần lưu ý một số cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng sau đây:
- Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây hoặc sử dụng nước hoặc gel rửa tay để sát khuẩn tay nhanh.
- Tránh để trẻ chơi chung với trẻ khác bị tay chân miệng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh như sốt, nổi ban lòng bàn tay, chân…
- Không cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi hoặc miệng.
- Vệ sinh nhà cửa, khử trùng vật dụng dùng chung đặc biệt là tay nắm cửa và đồ chơi của trẻ.[4]
>>>>>Xem thêm: U tuyến giáp lành tính nên kiêng ăn gì? Lưu ý 9 loại thực phẩm sau
Vệ sinh tay sạch sẽ là cách đơn giản, hiệu quả để phòng chống bệnh tay chân miệng
Khi trẻ bị tay chân miệng thì việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là rất quan trọng vì vậy bố mẹ cần cho trẻ tắm hằng ngày. Tuy nhiên, cần tắm cho trẻ một cách nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các bọng nước trên da của trẻ nhé!