Bệnh bàng quang thần kinh thường gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu về những triệu chứng của bệnh bàng quang thần kinh để kịp thời nhận biết bệnh qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Triệu chứng bàng quang thần kinh bạn không nên bỏ qua
Contents
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bàng quang thần kinh. Tình trạng nhiễm trùng này có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không sốt hoặc thậm chí là nhiễm trùng niệu và sốc nhiễm trùng.
Bệnh bàng quang thần kinh có thể khiến nước tiểu ứ lại trong bàng quang và không được đào thải ra ngoài. Điều này sẽ dẫn đến việc trào ngược bàng quang niệu quản, từ đó gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là triệu chứng đầu tiên của bàng quang thần kinh
Rò rỉ nước tiểu
Rò rỉ nước tiểu có thể xảy ra vì cơ bàng quang đang hoạt động quá mức, khiến các cơ này co lại thường xuyên hơn bình thường. Đôi khi, việc các cơ bàng quang co lại quá mức sẽ làm cho nước tiểu bị rò rỉ trước khi bạn đi tiểu.
Bạn sẽ gặp phải tình trạng són tiểu và có thể bị rỉ nước tiểu nếu bạn không đi tiểu ngay lập tức. Việc rò rỉ nước tiểu đôi khi xảy ra ngay cả khi bạn đang ngủ, điều này được gọi là tiểu không tự chủ.
Rò rỉ nước tiểu xảy ra khi cơ bàng quang hoạt động quá mức
Đi tiểu thường xuyên
Biểu hiện rõ ràng của việc đi tiểu thường xuyên là đi tiểu nhiều hơn 8 lần trong 24 giờ. Tình trạng này xảy ra khi bàng quang tăng hoạt, đây là tình trạng mà bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu.
Các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải là thức dậy nhiều hơn 2 lần trong đêm để đi tiểu, buồn tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Bạn sẽ cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ thải ra một lượng nước tiểu rất ít.
Bàng quang tăng hoạt gây cảm giác buồn tiểu và đi tiểu liên tục
Dòng nước tiểu yếu hoặc nhỏ giọt
Khi bàng quang kém hoạt động sẽ gây ra tinh trạng khó tiểu, dòng nước tiểu yếu hoặc nhỏ giọt. Lúc này, cơ bàng quang có thể không siết chặt khi cần hay do các cơ vòng niệu đạo trong đôi khi đang không hoạt động đúng cách.
Tình trạng dòng tiểu yếu và nhỏ giọt này có thể xảy ra với những người có bệnh nền như bệnh đái tháo đường, bệnh xơ cứng rải rác, bệnh bại liệt hoặc những người đã phẫu thuật vùng chậu hông.
Bàng quang thần kinh có thể gây khó tiểu, tiểu nhỏ giọt
Một số triệu chứng khác
Một số triệu chứng khác có thể gặp trong bệnh bàng quang thần kinh như:
- Khó xác định được khi nào bàng quang đã đầy nước tiểu.
- Cảm thấy căng thẳng trong khi đi tiểu.
- Cảm thấy đau khi tiểu tiện.
Tìm hiểu thêm: 5 triệu chứng Alzheimer phổ biến bạn không thể bỏ qua
Mất cảm giác bàng quang đầy nước tiểu cũng là triệu chứng của bàng quang thần kinh
Phòng ngừa bàng quang thần kinh
Bạn có thể phòng ngừa bệnh bàng quang thần kinh bằng cách thay đổi lối sống như tránh một số loại thực phẩm hoặc đồ uống có thể gây kích ứng bàng quang như rượu, đồ uống chứa cafein như cà phê và soda.
Các tổn thương tủy sống cũng có thể gây ra bệnh bàng quang thần kinh. Vì thế, hạn chế các hoạt động có nguy cơ gây ra chấn thương tủy sống sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh bàng quang thần kinh.
Đối với những người bị đái tháo đường, lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tổn thương dây thần kinh, từ đó dẫn đến tình trạng bàng quang thần kinh. Vì vậy, có thể phòng ngừa bàng quang thần kinh bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường.
Kiểm soát đường huyết là cách phòng ngừa bàng quang thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có bất kỳ loại rối loạn thần kinh nào, hãy tìm đến các bác sĩ có chuyên môn để nhận được sự tư vấn phù hợp. Việc phát hiện sớm bệnh bàng quang thần kinh là vô cùng quan trọng nhằm tránh các triệu chứng và biến chứng xấu hơn.
Triệu chứng dễ phát hiện nhất của bàng quang thần kinh là bạn mất kiểm soát trong việc tiểu tiện. Điều này nghĩa là, bạn có thể đi tiểu quá nhiều hoặc tiểu quá ít, khó tiểu. Nếu bạn gặp tình trạng trên, hãy sớm tìm đến các bác sĩ hay các chuyên gia y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng són tiểu, bí tiểu
Chẩn đoán
Khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định các thăm dò cận lâm sàng để làm rõ hơn tình trạng bệnh. Các xét nghiệm và thăm dò chẩn đoán hình ảnh, chức năng thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh bàng quang thần kinh bao gồm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Xét nghiệm chức năng bàng quang.
- Siêu âm thận, niệu quản, bàng quang.
- Nội soi niệu quản.
- Chụp cộng hưởng từ.
>>>>>Xem thêm: Nóng trong người nên uống gì để nhanh giải nhiệt, thanh lọc cơ thể?
Xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bàng quang thần kinh
Các bệnh viện uy tín
Nếu gặp phải tình trạng bàng quang thần kinh hoặc cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến Khoa Tiết niệu của một số bệnh viện uy tín sau:
- Tại TP.HCM: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về các triệu chứng của bệnh bàng quang thần kinh mà bạn không nên bỏ qua. Hãy chú ý đến các triệu chứng bạn gặp phải và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán kịp thời nhé!
Nguồn: Urologyhealth, Healthline, Clevelandclinic, Uvahealth